Các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ nào thường được sử dụng bởi những người thành công?
Hiểu thế nào về giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp phi ngôn ngữ là sự truyền đạt thông tin ra bên ngoài mà không sử dụng đến lời nói. Cụ thể, trong một buổi trò chuyện, giao tiếp phi ngôn ngữ được thể hiện bằng các thao tác từ những bộ phận trên cơ thể như nét mặt, ánh mắt, nụ cười, tư thế, cử chỉ,... Đây cũng là cách bạn có thể biểu hiện thái độ của mình trong quá trình giao tiếp.
Những hành động phi ngôn ngữ này có thể là cơ sở giúp đối phương cảm thấy thoải mái, tập trung sự chú ý vào bạn, nhưng cũng có thể khiến họ hiểu nhầm hoặc bóp méo thông tin bạn đang cố gắng truyền tải. Ngay cả trong lúc bạn im lặng vẫn có nghĩa bạn đang giao tiếp không lời. Đôi khi, những lời nói bạn đang thốt ra và những thông điệp bạn giao tiếp qua ngôn ngữ cơ thể lại không khớp nhau. Trong khi bạn đang nói một vấn đề nhưng ngôn ngữ cơ thể bạn lại nói khác thì đối phương có thể cảm nhận được điều đó.
Các nhà khoa học đã phân tích, trong quá trình giao tiếp, lời nói của con người sẽ bao gồm 3 yếu tố chính là ngôn ngữ, cường độ giọng nói, phi ngôn ngữ. Trong đó, chỉ có 7,01% lời nói tác động đến người nghe; Cường điệu giọng nói chiếm 37,98% còn phi ngôn ngữ tác động hơn 55%. Có thể hiểu rằng, phi ngôn ngữ có chức năng đưa thông điệp của bạn truyền tải một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn tới đối phương. Giúp những người tham gia giao tiếp hiểu rõ về cảm xúc của nhau và tiến nhanh tới mục đích giao tiếp.
Có lẽ, nhiều người sẽ quan tâm về mức độ quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ và hành động này sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong việc giao tiếp. Thực tế là, kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ đang đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong mỗi quá trình giao tiếp. Việc thực hiện kỹ năng này sẽ giúp con người trở nên tinh tế, tự chủ và tự tin hơn, cùng với đó có thể dễ dàng kiểm soát ngôn ngữ cơ thể bạn. Đồng thời, từ việc giao tiếp phi ngôn ngữ của đối phương, bạn cũng có thể tìm kiếm thêm nhiều thông tin thú vị hơn nữa.
Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ thể hiện rõ nhất vào những buổi gặp gỡ đầu tiên. Vì vậy, hãy chú ý hơn tới những cử chỉ, điệu bộ và nội dung của đối tác và học cách phân tích, khai thác được ý nghĩa của chúng. Qua đó, trong thời gian dài bạn sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và giúp bạn kiểm soát hành động, cử chỉ và biểu cảm của bản thân và hình thành một sự chuyên nghiệp nhất định trong khi giao tiếp.
10 mẹo áp dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ thường thấy
1. Quan sát các cử chỉ phi ngôn ngữ
Ở bất kỳ môi trường nào, con người cũng có thể giao tiếp với nhau bằng nhiều cách. Vì vậy, ngoài lời nói, bạn hãy chú ý đến cả giọng điệu, những cử chỉ, điệu bộ, tư thế, hành động cơ thể của bản thân và cả đối phương. Bởi, tất cả những dấu hiệu con người thể hiện ra bên ngoài đều mang đến một hàm ý nào đó. Và những thông tin quan trọng có thể được truyền tải qua các cử chỉ phi ngôn ngữ. Thông qua việc liên tục quan sát và hiểu ý nghĩa của thái độ người khác, bạn sẽ rèn luyện được khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ một cách hiệu quả hơn.
2. Lưu ý những hành vi không nhất quán
Trong khi giao tiếp, bạn nên lưu ý hơn khi những lời nói và cử chỉ, hành vi của đối phương không đồng nhất. Ví dụ, một người nói rằng họ đang vui vẻ, hạnh phúc nhưng lại thường xuyên nhíu mày hay không nhìn thẳng vào bạn thì có thể họ đang nói dối. Nhiều nghiên cứu cho rằng, lời nói không đi kèm với hành động, cử chỉ. Nhiều người sẽ không quan tâm tới nội dung đang nói mà họ lại chú ý vào các biểu hiện từ cơ thể, thái độ, suy nghĩ hay cảm xúc của đối phương.
3. Tập trung vào giọng nói
Giọng điệu của con người có thể biểu đạt được rất nhiều thông điệp và hình thái cảm xúc, từ sự vui vẻ, nhiệt tình, tới thờ ơ, giận dữ… Vì vậy, hãy chú ý thêm đến cách để giọng nói của bạn gây ảnh hưởng tới phản ứng những người xung quanh. Và thử dùng giọng nói để nhấn mạnh vào vấn đề quan trọng, đặc biệt mà bạn muốn người khác chú ý đến. Chẳng hạn, khi bạn muốn thể hiện một thông tin đặc biệt, quan trọng hãy thể hiện bằng một giọng nói to, sôi nổi.
4. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ sử dụng nhiều nhất: dùng ánh mắt
Ánh mắt cũng có thể biểu hiện được muôn hình vạn trạng và việc sử dụng ánh mắt rất quan trọng trong khi giao tiếp. Khi đối phương không nhìn thẳng vào bạn thì có thể họ đang cố tránh né hay che dấu thông tin nào đó. Hoặc họ nhìn quá chăm chú vào bạn thì dường như đang muốn tìm kiếm thêm thông tin hoặc muốn đe dọa bạn. Hãy luôn nhớ rằng, việc giao tiếp bằng mắt không phải liên tục nhìn chằm chặp vào đối phương. Như vậy, bạn phải hiểu cách để giao tiếp bằng mắt cho đúng, ví dụ bạn chỉ nên nhìn thẳng vào mắt người khác trong từng khoảng thời gian từ 4 - 5 giây hoặc trong những thông tin quan trọng cần sự tập trung cao.
5. Chủ động hỏi nếu bạn không hiểu ý nghĩa của các cử chỉ phi ngôn ngữ
Cả khi nói bằng lời cũng có thể khiến đối phương không hiểu rõ thông điệp, vì vậy nếu bạn không hiểu ý nghĩa từ cử chỉ của đối phương thì hãy mạnh dạn đặt câu hỏi cho họ. Một cách rất thông minh là bạn có thể nói ra suy diễn của mình về những gì đối phương thực hiện và hỏi cho rõ ràng hơn bằng câu nói “Vậy điều bạn muốn nói là …”
6. Kiểm soát cử chỉ để giao tiếp hiệu quả và có ý nghĩa hơn
Trong quá trình giao tiếp thì ngôn ngữ và phi ngôn ngữ luôn song hành để có thể truyền tải thông điệp một cách hiệu quả nhất. Bạn có thể sử dụng khả năng giao tiếp bằng lời thông qua cách dùng ngôn ngữ, cử chỉ để hỗ trợ những vấn đề bạn đang nói. Việc này sẽ rất hữu ích trong trường hợp bạn đang diễn thuyết hoặc nói trước đám đông. Vì vậy, hãy rèn luyện khả năng kiểm soát của bạn trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào.
7. Quan sát nhóm cử chỉ
Khi đối phương thể hiện riêng một cử chỉ đơn lẻ có thể sẽ mang ý nghĩa nhưng cũng có thể không mang ý nghĩa gì. Như vậy, để tìm hiểu chính xác về thông điệp của đối phương thì bạn hãy tập trung nhận biết nhiều nhóm cử chỉ củng cố cho một điểm chung. Chú ý đừng nên quá chú trọng đến một cử chỉ trong nhiều cử chỉ vì khi đó sẽ dẫn đến những kết luật sai.
8. Cân nhắc ngữ cảnh về những gì đối phương đang truyền đạt.
Trong quá trình giao tiếp, hãy luôn để ý đến tình huống và ngữ cảnh giao tiếp. Bởi, một vài trường hợp sẽ đòi hỏi những cử chỉ nhã nhặn, trang trọng hơn nhưng khi gắn những cử chỉ này vào một tình huống khác thì có thể sẽ bị hiểu sai. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ những cử chỉ phi ngôn ngữ có thật sự phù hợp với hoàn cảnh cuộc trò chuyện hay không. Nếu bạn đang cố gắng rèn luyện khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ thì hãy tập trung vào những mẹo giúp các hành động, cử chỉ của mình ăn khớp với mức độ trang trọng mà tình huống yêu cầu.
9. Cử chỉ có thể làm sai lệch thông điệp
Đối với một số người, một cái bắt tay thật chặt sẽ thể hiện cá tính mạnh mẽ và thái độ cầu tiến, trong khi bắt tay yếu ớt chỉ thể hiện thái độ hời hợt, thiếu can đảm. Có thể thấy, khả năng hiểu sai về một cử chỉ không lời của người khác hoàn toàn rất cao. Với ví dụ trước, một cái bắt tay lỏng lẻo có khi chỉ vì đối phương bị đau tay hoặc sức tay yếu. Qua đó, hãy luôn nhớ tới kỹ năng quan sát nhóm hành vi, bởi cử chỉ tổng quan của một người mới thể hiện hết những thông điệp của họ so với một cử chỉ đơn lẻ.
10. Rèn luyện và học hỏi mỗi ngày
Có nhiều cá nhân sở hữu khả năng sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ rất hiệu quả và hiểu được ý nghĩa chính các từ những cử chỉ của người khác. Nói một cách dân gian thì họ đã có khả năng “hiểu người”. Thực tế, đây là kỹ năng có thể rèn luyện bằng cách thường xuyên để tâm và chú ý đến hành vi không lời và luyện tập chúng với mọi người. Thông qua đó, khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ của bạn sẽ dần được cải thiện và tiến tới sự chuyên nghiệp trong những lần giao tiếp về sau.
Trong quá trình truyền đạt thông tin, ý nghĩa thông điệp cho người khác thì giao tiếp phi ngôn ngữ đã góp vai trò không nhỏ để mọi người có thể diễn giải hành động của nhau. Điều quan trọng khi thực hiện và hiểu những cử chỉ phi ngôn ngữ là bạn phải xem xét những hành động trong nhóm, những lời nói và biểu cảm, giọng điệu, ánh mắt của họ vào cùng một thời điểm thì mới có thể phân tích đúng ý nghĩa thông điệp của đối phương.
Qua những thông tin trên đây, hy vọng đã đã nắm rõ về ý nghĩa và vai trò của kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, cũng như những cách để có thể rèn luyện và thực hiện tốt kỹ năng này. Chúc bạn sẽ thành công khi vận dụng chúng vào công việc và cuộc sống hàng ngày!