Kỳ lạ ngôi làng giáp ranh "thiên đường" nhưng cuộc sống như địa ngục: Cả làng chỉ có 1 nhà vệ sinh, dân không thọ quá 40 tuổi
BÀI LIÊN QUAN
Bí ẩn ngôi làng “sét đánh”: Mỗi ngày bị sét đánh 10 tiếng, du khách kéo nhau tới xem vì lý do bất ngờBí ẩn ngôi làng 100 năm không có một bóng dáng con muỗi: Hóa ra là nhờ yếu tố tâm linh này?Kỳ lạ ngôi làng cheo leo bên vách đá, dân làng ngày ngày chỉ livestream "khoe" nghèo cũng kiếm 100 triệu/thángMỗi khi nhắc tới Tây Tạng ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới ngay một vùng đất rộng lớn với những vùng thảo nguyên xanh mát, trải dài tới vô tận. Không ít người cho rằng, Tây Tạng sở hữu khung cảnh nên thơ, là một nơi xa xôi, huyền bí. Họ cho rằng nơi này gần với thiên đường nhất và là mảnh đất thanh tịnh mà bất kỳ ai cũng nên đặt chân đến ít nhất một lần trong đời.
Nơi đây thu hút khách du lịch bởi những công trình nguy nga, tráng lệ như chùa Jokhang, Namtso, cung điện Potala và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác. Đặc biệt hơn cả, nơi đây có một ngôi làng khá bí ẩn, nằm cheo leo trên độ cao hơn 5000m. Đó chính là làng Thôi Ngõa. Ngôi làng này có cảnh đẹp tựa như thiên đường nhưng cuộc sống lại vô cùng khắc nghiệt. Chính vì thế, hầu hết người dân nơi đây đều thọ không quá 40 tuổi.
Ngôi làng giáp ranh với “thiên đường”
Hầu hết những người có dịp ghé thăm Tây Tạng sẽ tới hồ thánh Yamdrok, thưởng thức cảnh đẹp của hồ Yanghu, sau đó quay trở lại Lhasa. Tuy nhiên, cách hồ Yanghu chưa đầy 4 giờ lái xe chính là ngôi làng Thôi Ngõa - nơi được mệnh danh là thiên đường.
Ngôi làng này thuộc thành phố Lhasa và cách Lhasa hơn 300 km. Thôi Ngõa là ngôi làng cao nhất thế giới, sở hữu cảnh quan như chốn “bồng lai tiên cảnh” khi lưng thì dựa vào chân của dãy Himalaya còn phía trước thì hướng thẳng lên trời và hướng ra hồ Puma Yumco.
Tại làng Thôi Ngõa có những ngọn núi được phủ tuyết trắng xóa, bầu trời xanh ngắt, mây trắng trôi lững lờ. Chưa kể, nơi đây còn có đồng cỏ xanh bạt ngàn, hồ nước mánh lạnh và những đàn gia súc nối đuôi nhau, cảnh tượng không khác gì thiên đường. Nhiều người từng đặt chân tới đây đều khẳng định đây là ngôi làng đẹp nhất Trung Quốc bởi địa lý đặc thù của vùng Tây Tạng.
Có thể nói, ngôi làng Thôi Ngõa giống như một thiên đường của thế gian, không hề có tình trạng ô nhiễm hay khói bụi. Nơi đây chỉ có trời xanh mây trắng nắng vàng và những ngọn núi phủ tuyết trắng xóa. Ngôi làng chính là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và muốn hòa mình với thiên nhiên.
Tuy nhiên, do ở trên độ cao hơn 5000m, việc di chuyển khó khăn lại thêm thời tiết khắc nghiệt nên không phải ai cũng dám đặt chân tới đây. Với độ cao trung bình siêu khủng, nồng độ oxy ở làng Thôi Ngõa rất thấp. Nồng độ oxy nơi đây gần như đạt tới giới hạn của con người nên sẽ rất khó chịu. Đây cũng là lý do mà làng Thôi Ngõa không có nhiều dân cư sinh sống.
Tuổi thọ không quá 40
Được biết, ở làng Thôi Ngõa chỉ có vỏn vẹn chục hộ gia đình với hơn 100 nhân khẩu. Rất ít người dân có thể nói được tiếng phổ thông. Cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào việc chăn cừu và chăn nuôi gia súc.
Điều đáng nói, tuổi thọ trung bình ở đây rất ngắn. Trung bình người dân đều sống không quá 40 tuổi. Theo các chuyên gia, nguyên nhân bởi làng Thôi Ngõa ở trên độ cao hơn 500m, lượng oxy thấp kèm theo khí hậu khắc nghiệt đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, hàm lượng oxy ở làng Thôi Ngõa chỉ bằng một nửa so với các vùng đồng bằng. Trong khi đó, cả một ngôi làng rộng như thế nhưng lại chỉ có duy nhất một nhà vệ sinh. Nhiều người tò mò, thắc mắc không hiểu tại sao lại có tình trạng như thế.
Điều kiện sống nơi đây khắc nghiệt, khó khăn là thế nhưng người dân đều không muốn chuyển đi. Biết bao thế hệ gia đình vẫn quyết tâm gắn bó với mảnh đất này. Người dân sống hòa hợp với thiên nhiên, không ảnh hưởng đến hệ sinh thái và cũng không bắt cá dưới hồ. Ngôi làng với hơn 100 nhân khẩu luôn duy trì một điều kiện sống gần như nguyên thủy.
Thế nhưng, do độ cao lớn công thêm mùa hè ngắn, mùa đông dài nên đồng cỏ ở làng Thôi Ngõa không đủ để cung cấp thức ăn trong mùa đông cho đàn cừu với hơn 3000 con. Vào thời điểm lạnh nhất của cao nguyên mỗi năm, hồ Puma Yumco bị đóng băng hoàn toàn. Để đàn cừu không bị chết đói, những người chăn gia súc ở làng Thôi Ngõa sẽ lùa đàn cừu đến một nơi khác.
Chỉ khi nào mùa xuân đến, nước hồ băng tan thì những người chăn cừu lại lùa đàn gia súc trở về. Hàng nghìn năm qua, bao thế hệ người dân ở làng Thôi Ngõa vẫn duy trì kiểu chăn cừu trên băng độc nhất vô nhị như thế này. Điều đáng nói, quá trình di chuyển trên băng của người dân khá đặc biệt. Họ dùng tro từ lò phân bò, vẽ lên một con đường mòn ăn toàn ở trên hồ băng cho đàn cừu đi qua.
Tro từ phân bò vốn mềm và dính nên đàn cừu đi sẽ không bị trơn trượt. Con đường mòn này kéo dài khoảng 3km, từ bờ hồ cho đến điểm dừng chân, nằm men theo lớp băng dày nhất, được đích thân các bô lão trong làng lựa chọn sau nhiều năm kinh nghiệm kiểm tra bề mặt băng.
Sau đó, những người chăn cừu sẽ dẫn đàn cừu tới hồ nước, sau đó đi những bước đầu tiên về phía băng. Tiếp đến, đàn cừu sẽ từ từ đi theo ở phía sau. Những con cừu nối đuôi nhau dài đến nửa cây số rời ngôi làng tới những nơi có đồng cỏ xanh mướt, nước ngọt lành. Cảnh tượng này kết hợp với những ngọn núi phủ đầy tuyết trắng tạo nên khung cảnh tuyệt nhất nhân gian. Thế nhưng, đối với những người chăn cừu, mặt trời mọc chính là hồi chuông nhắc nhở họ phải nhanh chân để vượt qua mặt hồ băng giá.