meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kinh tế nông nghiệp là gì và cơ hội việc làm của ngành này

Thứ ba, 02/08/2022-15:08
Kinh tế nông nghiệp là một trong những ngành được chú trọng phát triển tại nước ta. Để phát triển nông thôn, nông nghiệp bền vững các chính sách, phương pháp xây dựng, biện pháp về xã hội kinh tế càng trở nên quan trọng. Đó chính là lý do ngành kinh tế nông nghiệp luôn yêu cầu nguồn nhân lực chuyên nghiệp, then chốt. 

Kinh tế nông nghiệp là gì?

Kinh tế nông nghiệp hoạt động như một nhánh của kinh tế học, bao gồm các hoạt động liên quan đến sử dụng đất, nâng cao năng suất cây trồng và phát triển hệ sinh thái. 

Sinh viên theo học ngành Kinh tế nông nghiệp sẽ được tiếp cận các kiến thức chuyên sâu về kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn, cộng đồng, các vấn đề về tài chính, chính sách, Marketing, quản lý tài nguyên và nguồn nhân lực nông nghiệp.

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng trong quá trình học tập, làm việc như kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ năng phân tích và truyền đạt thông tin, kỹ năng thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh.


Kinh tế nông nghiệp là gì
Kinh tế nông nghiệp là gì

Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam

Ngành nông nghiệp đã và đang là mũi nhọn, thế mạnh của kinh tế Việt Nam với các lợi thế như:

Lợi thế về tự nhiên

Việt Nam là nước sở hữu khí hậu nhiệt đới gió mùa, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ sinh thái vật nuôi và cây trồng phong phú, đa dạng.

Diện tích đất nông nghiệp rộng lớn là cơ sở phát triển các trang trại nồng nghiệp, các nhà máy nồng sản hoặc các vùng chuyên canh cây trồng. Những khu vực này kết hợp với nhau tạo nên vòng khép kín sản xuất và phân phối hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp. 

Lợi thế về con người

Người lao động Việt Nam nổi tiếng thông minh, chăm chỉ, cần cù với giá lao động thấp hơn so với nhiều quốc gia khác. 

Lợi thế về chính sách

Với mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, các thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp được nhận nhiều chính sách ưu tiên vè thuế GTGT. Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC bổ sung Khoản 3a vào Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm:

Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm: máy cày; máy bừa; máy phay; máy rạch hàng; máy bạt gốc; thiết bị san phẳng đồng ruộng; máy gieo hạt; máy cấy; máy trồng mía; hệ thống máy sản xuất mạ thảm; máy xới, máy vun luống, máy vãi, rắc phân, bón phân; máy, bình phun thuốc bảo vệ thực vật; máy thu hoạch lúa, ngô, mía, cà phê, bông; máy thu hoạch củ, quả, rễ; máy đốn chè, máy hái chè; máy tuốt đập lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô; máy tẽ ngô; máy đập đậu tương; máy bóc vỏ lạc; xát vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ chế cà phê, thóc ướt; máy sấy nông sản (lúa, ngô, cà phê, tiêu, điều...), thủy sản; máy thu gom, bốc mía, lúa, rơm rạ trên đồng; máy ấp, nở trứng gia cầm; máy thu hoạch cỏ, máy đóng kiện rơm, cỏ; máy vắt sữa và các loại máy chuyên dùng khác.


Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam
Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam

Lợi thế về đầu ra sản phẩm

Tuy vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn nhưng các mặt hàng nông sản của Việt Nam luôn nằm trong top đầu về khả năng tiêu thụ, xuất khẩu như gạo, cà phê, hạt điều, rau quat... Bên cạnh đó, Việt Nam còn sở hữu các mặt hàng xuất khẩu lớn mạnh khác như chè, hồ tiêu, tôm, cá tra... và các sản phẩm từ gỗ.

Khó khăn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp

Lĩnh vực kinh tế nông nghiệp mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ, sinh viên mới ra trường và những người lao động với số vốn hạn chế. Với những lợi thế vượt trội về tự nhiên và xã hội, phát triển kinh tế nông nghiệp luôn song hành cùng quá trình phát triển nguồn nhân lực.

Các ngành nghề nổi bật trong kinh tế nông nghiệp

Nghề chăn nuôi, trồng trọt

Với diện tích đất nông nghiệp lớn hiện nay, việc trồng trọt, chăn nuôi không còn khó khăn mà thách thức nằm ở giai đoạn tìm kiếm sản phẩm phù hợp, phương pháp tăng năng suất lao động và tìm đầu ra cho sản phẩm.

Chế biến nông sản

Nghề chế biến nông sản yêu cầu số vốn đầu tư tương đối cho các thiết bị, máy móc cũng như chuẩn bị sản phẩm đầu vào. Chế biến nông sản cần coi trọng chất lượng sản phẩm đầu vào có nguồn gốc, chất lượng uy tín, rõ ràng. Chế biens nông sản cần ưu tiên tạo ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu, sức mua của người tiêu dùng. 

Kinh doanh nông nghiệp

  • Kinh doanh các thiết bị, máy móc công nghệ như: máy thu hoạch, máy canh tác, máy hỗ trợ chế biến...
  • Kinh doanh các sản phẩm hỗ trợ như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...
  • Kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp như chế phẩm nguồn gốc nông nghiệp hoặc mô hình kinh doanh thực phẩm sạch...

Để khởi nghiệp mô hình kinh doanh nông nghiệp, người lao động có thể khởi động các mô hình nhỏ và vừa, với nguồn vốn nhỏ. Hoặc tiến hành kêu gọi đầu tư từ các ngân hàng, doanh nghiệp nông nghiệp...


Để khởi nghiệp mô hình kinh doanh nông nghiệp, người lao động có thể khởi động các mô hình nhỏ và vừa, với nguồn vốn nhỏ
Để khởi nghiệp mô hình kinh doanh nông nghiệp, người lao động có thể khởi động các mô hình nhỏ và vừa, với nguồn vốn nhỏ

Marketing và Sales

Ngành Marketing và Sales với mục tiêu quảng bá, tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp tới tay người tiêu dùng. Định hướng và giúp người tiêu dùng tiếp cận với các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, lành mạnh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Đào tạo kiến thức nông nghiệp

Đây là ngành nghề dành cho các bạn trẻ có kiến thức, có kỹ năng sư phạm và đam mê việc chia sẻ kiến thức với người khác. Phổ biến kiến thức nông nghiệp, giúp người nông dân nắm rõ cách sử dụng các sản phẩm mới, máy móc, thiết bị trong nuôi trồng, chọn giống. 

Cập nhật những khó khăn, thách thức còn tồn tại trong công việc cũng như xu hướng phát triển của ngành cho người nông dân.

Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên theo đuổi ngành Kinh tế nông nghiệp

Sinh viên sau khi theo học ngành Kinh tế nông nghiệp có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Nhân viên, cán bộ quản lý y tế, chuyên viên phân tích, nghiên cứu tại các tổ chức, dự án, chương trình kinh tế - xã hội liên quan tới nông thôn, nông nghiệp.
  • Chuyên viên tại các trang trại, cơ sở chế biến, doanh nghiệp nông lâm thuỷ sản, các tổ chức tài chính ngân hàng và các hợp tác xã.
  • Nhân viên trong các tổ chức phi chính phủ về nông thôn, nông nghiệp và các công ty tư vấn, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các dự án và chương trình phát triển nông thôn, quản lý tài nguyên và nguồn nhân lực.
  • Nghiên cứu viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, tham gia giảng dạy và nghiên cứu các môn học liên quan tới kinh tế học, định lượng và kinh tế học ứng dụng. 
  • Làm chủ các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp. 

Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên theo đuổi ngành Kinh tế nông nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên theo đuổi ngành Kinh tế nông nghiệp

Các cơ sở đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp

Hiện nay, có nhiều cơ sở đào tạo ngành kinh tế nông nghiệp với số lượng tuyển sinh ngày càng mở rộng nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho thị trường. 

Dưới đây là danh sách một số trường đại học tuyển sinh vào đào tạo ngành kinh tế nông nghiệp chuyên nghiệp, chính thống:

  • Trường học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Trường Đại học Nông lâm thuộc Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Kinh tế quốc dân
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Tân Trào
  • Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Huế
  • Đại học Vinh
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Quang Trung
  • Đại học Cần Thơ

Trường học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trường học viện Nông nghiệp Việt Nam

Tố chất cần rèn luyện để theo đuổi ngành Kinh tế nông nghiệp

Ngoài các kiến thức chuyên môn, sau khi lựa chọn theo đuổi ngành Kinh tế nông nghiệp bạn cần trang bị những tố chất cần thiết để sớm hoàn thành các mục tiêu đặt ra. 

  • Khả năng phân tích và cập nhật xu hướng thị trường nông nghiệp.
  • Xác định rõ mục tiêu và phương pháp thực hiện, tổ chức thực hiện các cải tiến, cải tạo.
  • Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả kết hợp với kỹ năng nghiên cứu độc lập để nắm bắt công việc nhanh chóng. 
  • Kỹ năng giao tiếp, củng cố các mối quan hệ trong công việc. 

Hy vọng những thông tin chi tiết, đầy đủ trên đây sẽ giúp quý bạn đọc hiểu hơn về ngành kinh tế nông nghiệp và có những lựa chọn phù hợp, rèn luyện tố chất và kiến thức, tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong công việc. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

7 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

7 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

7 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

7 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước