meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kiêng không cho trẻ soi gương có nên hay không? Vì sao

Thứ sáu, 13/05/2022-14:05
Có nên cho trẻ soi gương hay không là một trong những điều được các bà mẹ bỉm sữa quan tâm.Nó đem lại những điều tốt và xấu gì với trẻ mà bạn chưa biết. Vậy, các bạn cùng xem bài viết “Kiêng không cho trẻ soi gương có nên hay không , vì sao” dưới đây nhé.

Kiêng không cho trẻ soi gương có nên hay không

Theo quan dân gian xưa cũ, không nên cho trẻ soi gương. Cho trẻ tiếp xúc với gương sớm làm cho trẻ chậm nói, chậm  mọc răng, có thể có khả năng bị tự kỷ. 

Bên cạnh đó, một số gia đình mang hơi hướng tâm linh thường kiêng cho trẻ không nhìn vào gương sớm, bởi trong gương có hồn vía trẻ con dễ bị bắt mất vía trẻ con. Trẻ soi gương thì đêm ngủ sẽ hay giật mình, quấy khóc ngủ không yên giấc. 

Tuy nhiên, theo khoa học đã chứng minh việc để trẻ soi gương sẽ kích thích giác quan và trí não, tự nhận biết được sự khác biệt trên cơ thể mình, học cách tư duy để nhận biết các sự việc, hiện tượng xung quanh.





Kiêng không cho trẻ soi gương có nên hay không
Kiêng không cho trẻ soi gương có nên hay không

Vì sao nên không kiêng và kiêng không cho trẻ soi gương

Về quan niệm dân gian 

Một số quan niệm dân gian, cho trẻ soi gương sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tập nói của bé, bé sẽ chậm nói, làm biếng nói. Bởi vì khi bé nhìn vào gương sẽ nhìn thấy chính bản thân mình, sẽ tự chơi một mình, không thúc đẩy bé học nói.

Ngoài ra còn ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của bé. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng việc cho bé soi gương thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến tư duy của bé, bé tự chơi một mình nhiều nên có thể bị tự kỷ, không muốn tiếp xúc với người khác.

Một số gia đình theo hướng tâm linh, cho rằng bên trong gương sẽ có linh hồn, việc cho bé soi gương sẽ bị hút mất hồn vía vào trong dẫn đến bé không được linh hoạt, vô hồn.

Việc soi gương này sẽ ảnh hưởng đến các giác ngủ của bé, sẽ thường xuyên giật mình tỉnh giấc, giác ngủ không sâu dẫn đến bé bị chậm phát triển. ngoài ra bé hay quấy khóc ban đêm, không những ảnh hưởng đến bé mà còn ảnh hưởng tới mẹ và những người trong gia đình.

Nhưng những quan niệm trên vẫn chưa được xác thực là đúng hay không đúng. Đó chỉ là những quan niệm của ông bà ta truyền đạt lại để tránh những điều không tốt đến với bé và mọi người trong gia đình.





Cho trẻ soi gương sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tập nói của bé
Cho trẻ soi gương sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tập nói của bé

Về khoa học

Thực tế, theo nhiều nghiên cứu khoa học về sự phát triển của bé về cả tư duy, nhận thức thì việc soi gương đối với trẻ là rất tốt. Đây là hoạt động giải trí thú vị đối với các bé.

Cùng bé chơi trước gương giúp bé nhận biết được các đường nét trên khuôn mặt, mắt, mũi, miệng…hay các hoạt động ngộ nghĩnh từ chính bản thân bé. Những hoạt động này giúp bé nhận thức về các bộ phận trên cơ thể. 

Bên cạnh đó, việc soi gương này còn kích thích bé tập nói nhiều hơn. Khi bé nhìn thấy hình ảnh mình trong gương thì bé sẽ  nghĩ đó là bạn. Lúc đó bé sẽ có xu hướng nói chuyện như đáp lại hình ảnh như đang nói chuyện với bạn. Giúp bé kích thích trí não, năng động, linh hoạt hơn.





Theo nhiều nghiên cứu khoa học về sự phát triển của bé về cả tư duy, nhận thức thì việc soi gương đối với trẻ là rất tốt
Theo nhiều nghiên cứu khoa học về sự phát triển của bé về cả tư duy, nhận thức thì việc soi gương đối với trẻ là rất tốt

Những lưu ý soi gương đúng cách và hiệu quả cho bé

Những lợi ích soi gương đem lại cho trẻ rất nhiều. Nhưng để đạt hiệu quả tối đa nhất, chúng ta cần biết cách. Vâỵ dưới đây là một số lưu ý khi soi gương cho bé:

  • Đối với các bé 3,5 – 6 tháng tuổi: Bố mẹ nên bế con trong lòng hoặc cho bé tự lẫy hoặc ngồi trước gương. Bé sẽ bị thu hút bởi hình ảnh phản chiếu của chính mình và theo phản xạ sẽ vươn tay chạm vào mắt, má hay mũi người bạn trong gương.

Bài tập này giúp bé phát triển được lực vươn, cơ tay, hỗ trợ khả năng bò của bé về sau này. Nhưng chúng ta  cũng không nên lạm dụng quá nhiều trong một ngày, bố mẹ có thể tập hoạt động này cho bé vài lần trong ngày.

  • Đối với các bé từ 6 tháng trở lên: Bố mẹ cùng bé ngồi trước gương kể chuyện cho bé nghe. Bé sẽ quan sát từng biểu cảm, hành động của bố mẹ trong gương để bắt chước theo.

Giai đoạn này sẽ khó hơn một chút cho bố mẹ khi chơi cùng với bé, đó là bố mẹ cần thật sự biểu cảm và có hành động rõ ràng, dễ hiểu cho bé nhìn theo khi nghe chuyện nhé!

  • Đối với các bé từ 8-16 tháng: Bố mẹ giúp con nhận biết các bộ phận trên cơ thể mình bằng cách cho con tự soi gương một mình. Song song cùng với hoạt động này, bố mẹ cần chỉ cho con vị trí của từng bộ phận cơ thể, miêu tả lại bộ phận đó cho con nghe.

Giúp bé phát triển được khả năng ghi nhớ hình ảnh và nâng cao tư duy nhận biết ngôn ngữ khi nghe bố mẹ miêu tả các bộ phận trên cơ thể. Đây là giai đoạn bé sẽ tập nói, nhận biết và bắt chước các hoạt động diễn ra trước tầm mắt của bé nên nó cũng rất cần thiết.

  • Bên cạnh những điều tốt đem lại cho bé, thì bố mẹ cần lưu ý chọn gương an toàn cho bé. Bố mẹ nên chọn những chiếc gương nhựa viền vải hay những chiếu gương lớn nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn, luôn có người bên cạnh để tránh trường hợp gương vỡ.

Bên cạnh đó phải đảm bảo vệ sinh, bởi gương là vật dụng dễ bám bẩn và lưu lại vết bẩn khá lâu.

  • Khi chơi cùng bé trước gương thì hạn chế ánh sáng chiếu thẳng vào gương. Bời vì gương có tính phản xạ, khi ánh sáng chiếu thẳng vào gương sẽ phản xạ ngược lại chiếu vào mắt, làm ảnh hưởng đến mắt của trẻ.

Ở những độ nhỏ này giác mạc của bé còn rất yếu nên sẽ làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến mắt.





Lưu ý chọn gương an toàn cho bé
Lưu ý chọn gương an toàn cho bé

Kết luận

Hi vọng với bài viết trên, giúp bố mẹ hiểu kỹ hơn về vấn đề kiêng không cho trẻ soi gương có nên hay không? dù là quan niệm dân gian hay khoa học thì cũng đều muốn đem lại những điều tốt nhất cho các bé. Để từ đó giúp các ông bố bà mẹ có những sự lựa chọn tốt nhất để bảo vệ bé, giúp bé phát triển tốt nhất.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

Những nguyên tắc để đảm bảo phong thủy và mang lại may mắn khi nhập trạch nhà mới

Năm mới Ất Tỵ 2025: Những điều cần biết về phong thủy nhà ở để hút tài lộc, vượng khí

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

14 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

14 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

14 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

14 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

14 giờ trước