meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Không phải doanh nghiệp địa ốc nào cũng kéo dài thua lỗ

Thứ sáu, 15/09/2023-07:09
Thực tế thị trường bất động sản vẫn đang khó khăn, tuy nhiên một số bất động sản vẫn báo lãi ồ ạt. Điểm sáng trên thị trường địa ốc lúc này là cơ quan quản lý Nhà nước đang nỗ lực tháo khó khăn, rào cản từ chính sách cho tới lãi suất. 

Theo PLO, cùng với đó là những hoạt động xây dựng hạ tầng từ đầu tư công đã cho thấy sự kỳ vọng vào thị trường sẽ phục hồi trong thời gian tới. Ở thời điểm hiện tại, có không ít doanh nghiệp bất động sản đưa ra báo cáo tài chính sáng sủa với số lãi từ thấp đến cao. 

Đi lên từ khoản lãi nhỏ

Đơn cử như Công ty BĐS Phát Đạt, nhiều cổ đông bất ngờ với việc lợi nhuận sau thuế tăng mạnh lên tới gần 276 tỷ đồng trong quý II/2023. Trong 2 quý liền kề trước đó đều cho thấy lợi nhuận èo uột. Cụ thể, doanh nghiệp lỗ tới 266 tỷ đồng trong quý IV/2022 và bước sang quý I/2023 chỉ báo lãi 24 tỷ đồng. 


Doanh thu hoạt động tài chính của Phát Đạt đạt gần 532 tỷ đồng
Doanh thu hoạt động tài chính của Phát Đạt đạt gần 532 tỷ đồng

Tại Báo cáo giải trình về lợi nhuận giảm trong nửa đầu năm 2023 gửi lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng Giám đốc Công ty BĐS Phát Đạt - Ông Bùi Quang Anh Vũ nhận định, vì những khó khăn chung trên thị trường địa ốc, nhất là ngành BĐS nên việc đầu tư kinh doanh đã không tốt. 

Trên thực tế, doanh thu trong quý II của Phát Đạt là 5,1 tỷ đồng trong khi giá vốn hàng bán chiếm tới 3,4 tỷ đồng, lợi nhuận gộp chỉ có 1,7 tỷ đồng. Có thể thấy, tình hình kinh doanh khá èo uột, cộng thêm những chi phí quản lý hàng chục tỷ đồng có thể khiến Phát Đạt ghi nhận lỗ. 

Nhưng, Phát Đạt lại báo doanh thu hoạt động tài chính đạt gần 532 tỷ đồng, nhờ vào khoản lãi ròng đến hàng trăm tỷ đồng. Giới phân tích cho hay, công ty này có lãi nhờ chuyển nhượng cổ phần công ty con cho một doanh nghiệp BĐS khác. 

Địa ốc Hoàng Quân cũng tương tự khi có khoản lợi nhuận từ chuyển nhượng cổ phần đã đóng góp vào khoản lãi cho doanh nghiệp trong quý II. Tuy nhiên mức lãi của họ chỉ vỏn vẹn 1,2 tỷ đồng, giảm 88% so với cùng kỳ. Hoàng Quân cho biết, tình hình kinh doanh khó khăn hiện tại khiến doanh nghiệp liên tục khó khăn, thách thức trong hoạt động kinh doanh, khiến doanh thu bán hàng không đạt kỳ vọng. 


Trong quý II/2023 có nhiều công ty vẫn nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận
Trong quý II/2023 có nhiều công ty vẫn nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận

Theo thống kê của Vietstock, trong quý II/2023 có nhiều công ty vẫn nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên với đà giảm mạnh, thậm chí nhiều doanh nghiệp báo lãi dưới mức 1 tỷ đồng. Đơn cử, Công ty Phát triển đô thị Từ Liêm (NTL) báo lãi 435 triệu đồng, ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế thấp nhất trong vòng 10 năm nay; HU1 là 60 triệu đồng; DTA chỉ lãi 1 tỷ đồng…

Bất ngờ với nguồn lợi nhuận khủng

Ngoài ra, vẫn còn nhiều doanh nghiệp địa ốc ghi nhận nguồn lãi lớn, tạo tín hiệu tốt cho thị trường. Báo cáo tài chính quý II của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình mới công bố, báo lãi gần 600 tỷ đồng sau 2 quý trước đó có hiệu quả lợi nhuận giảm. Nguyên nhân nhờ một phần đã thanh lý tài sản cố định, một phần tới từ tái cấu trúc công ty, tối ưu chiến lược đấu thầu, phát triển thị trường nước ngoài, mở rộng mảng công nghiệp, tập trung vào nhà ở xã hội, dự án hạ tầng, đầu tư công. 

Đáng chú ý, một doanh nghiệp có sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất, kéo toàn ngành BĐS khởi sự lao dốc là Vinhome. Doanh nghiệp báo lãi hơn 20.000 tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm 2023. Xuất phát từ việc mở bán thành công hàng loạt dự án mới, thu hút số lượng khách hàng đông đảo. 


Vinhome có sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất
Vinhome có sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp địa ốc hoạt động trong lĩnh vực đầu tư BĐS công nghiệp gần như không nhiều biến động bởi tình trạng khó khăn của thị trường hiện nay. Ví dụ như KBC hay SNZ luôn báo lãi đều đặn hàng trăm tỷ đồng suốt 8 tháng qua. 

Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) là doanh nghiệp vốn hoạt động mạnh ở phía Bắc, trong khi các tập đoàn đa quốc gia đều tới khu vực này đầu tư và mở rộng nhà máy. Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam - Ông Nguyễn Văn Đính cho biết, thị trường BĐS công nghiệp vẫn là cửa sáng kể cả trong lúc thị trường khó khăn nhất và sự suy giảm thương mại toàn cầu. 

Nguyên nhân vì nhiều dự án đầu tư khu công nghiệp đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, các giai đoạn tiếp theo đã bắt đầu triển khai. Việt Nam được định vị là một điểm đến rất tiềm năng để mở rộng sản xuất và là một trong những điểm sáng cho sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và logistics trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hàng loạt doanh nghiệp lớn từ Mỹ và Hàn Quốc với nguồn vốn FDI khủng đang tìm cơ hội phát triển tại Việt Nam. 

Cơ hội mới trong nửa cuối năm 2023

Theo chuyên gia kinh tế - TS Cấn Văn Lực, với hàng loạt cơ chế, chính sách từ Chính phủ được đưa ra rất kịp thời để nỗ lực giải quyết vướng mắc và tháo gỡ khó khăn cho thị trường và doanh nghiệp BĐS. 

Đáng chú ý là Nghị định 08, phát triển sàn giao dịch trái phiếu đã cho thấy tín hiệu tốt. Nghị quyết 33, giải quyết được phần lớn các vấn đề phát triển trên thị trường BĐS như pháp lý, vốn với sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ban ngành và chính quyền địa phương giúp cho thị trường có nhiều chuyển biến tích cực. Nghị định 10 giúp tháo gỡ căn cơ cho condotel, officetel hay BĐS nghỉ dưỡng nói chung được cấp sổ hồng. Ngân hàng Nhà nước cần nỗ lực hơn để chỉ đạo điều hành các ngân hàng tiết kiệm chi phí nhằm hạ lãi suất cho vay các đối tượng doanh nghiệp, bao gồm lĩnh vực BĐS. 

Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và nghiên cứu thị trường Tập đoàn VinaCapital - Ông Michael Kokalari cho rằng, triển vọng dài hạn cho thị trường BĐS vẫn rất vững chắc. Tăng trưởng kinh tế mạnh giúp thúc đẩy nhu cầu nhà ở mới của nhóm người tiêu dùng trung lưu mới nổi đang dần đông đảo, trong khi nguồn cung nhà ở mới phù hợp với tệp khách tiềm năng này còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

3 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

3 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

3 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

3 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

3 giờ trước