meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Không gian ngầm đô thị: Bài toán khó trong quy hoạch

Thứ sáu, 15/04/2022-08:04
Mới đây, TP Hà Nội đã chính thức công khai Đồ án Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm - TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/10.000.

Theo Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy, một trong những nội dung quan trọng của đồ án Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm Hà Nội là mạng lưới giao thông ngầm.

Hà Nội sẽ có 6 tuyến đường sắt đô thị ngầm dài 86 km

Theo đồ án, quy hoạch được nghiên cứu thuộc địa giới 20 quận huyện gồm: Khu vực nghiên cứu chính không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thuộc địa giới hành chính 20 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín.


Sơ đồ bản vẽ quy hoạch giao thông ngầm đô thị trung tâm Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: VQH.
Sơ đồ bản vẽ quy hoạch giao thông ngầm đô thị trung tâm Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: VQH.

Khu vực nghiên cứu định hướng, kết nối tại 5 đô thị vệ tinh gồm: Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên.

Các nội dung nghiên cứu lập quy hoạch gồm: Giao thông ngầm (đường bộ ngầm; đường sắt đô thị ngầm; lối đi bộ ngầm); Bãi đỗ xe công cộng ngầm; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm (theo tuyến - hào KT, tuy-nen KT; công trình đầu mối - xử lý nước thải; trạm biến áp cao thế); Công trình công cộng ngầm.

TP cũng sẽ phân 3 vùng chức năng theo chiều ngang để xây dựng, gồm: Khu vực nội đô có khu vực nội đô lịch sử, từ Vành đai 2 vào trung  tâm sẽ đẩy mạnh phát triển không gian ngầm do cơ bản đã khai thác hết không gian trên mặt đất, mật độ đô thị cao. Còn tại khu vực nội đô mở rộng, từ Vành đai 2 đến Vành đai xanh sông Nhuệ sẽ tăng cường liên kết các không gian ngầm cục bộ tại các công trình đã và đang hình thành, tạo thành hệ thống liên hoàn.

Tại khu vực phát triển mới, từ khu đô thị Đông Vành đai 4 và Khu vực phát triển mới phía Bắc sông Hồng sẽ dự phòng quỹ đất cho phát triển đồng bộ giữa không gian ngầm và không gian nổi đồng bộ, hiện đại.

Ở khu vực hành lang hai bên sông Hồng, sông Đuống sẽ hạn chế phát triển không gian ngầm, chỉ phát triển công trình hạ tầng ngầm.

Tại các đô thị vệ tinh, quy hoạch định hướng phát triển không gian công cộng ngầm xung quanh các tuyến đường sắt ngoại ô kết nối với đô thị trung tâm.

Đặc biệt, mạng lưới giao thông ngâm được định hướng là hệ thống các tuyến đường sắt đô thị xây dựng ngầm, gồm 6 tuyến (2, 3, 4, 5, 7, 8) với tổng chiều dài khoảng 86,5km, sâu trung bình khoảng 20m. Dự kiến, có 81 ga ngầm (trong đó 7 ga tuyến  số 2 và số 4 là ga kết hợp).

Bên cạnh đó, TP Hà Nội cũng sẽ quy hoạch 78 bãi đỗ xe công cộng ngầm với tổng diện tích sàn là hơn 104ha, chủ yếu bố trí tại khu vực 4 quận nội thành cũ. Về không gian công cộng ngầm, TP xác định 39 khu vực phát triển không gian công cộng ngầm tại khu vực nội đô (lịch sử và mở rộng) với tổng diện tích khoảng 954ha. Định hướng bố trí các chức năng: Dịch vụ, thương mại, vui chơi giải trí, ga ra ngầm gắn kết với các  tuyến đường sắt đô thị, nhà ga  trên tuyến.

Ngoài ra, đề xuất 65 vị trí khuyến khích hình thành không gian ngầm tại các khu vực phát triển mới phía Bắc sông Hồng và Nam sông Hồng với tổng diện tích khoảng 2.171ha.

Xu hướng tất yếu của đô thị

Theo kinh nghiệm đã triển khai mô hình tương tự của một số nước trên thế giới, đô thị ngầm là bài toán phát triển trong bối cảnh quỹ đất dần như “manh áo chật”. Bên cạnh đó, các trung tâm văn hóa, thương mại, những đô thị ngầm như một sự kết nối hữu cơ với công trình trên mặt đất.

Tại Nhật Bản, các đường giao thông ngầm lớn hơn trên mặt đất đã được bắt đầu xây dựng từ những năm 1950. Cho đến hiện tại, tàu điện ngầm gần như là phương tiện giao thông chính của đại bộ phận người dân, giúp họ dễ dàng di chuyển mà không mất quá nhiều thời gian. Đồng thời giãn dân về các khu vực ngoại ô, thay vì tập trung ở các nội đô các thành phố.



Đô thị ngầm Reso tại Montreal, Canada với hệ thống đường ngầm dài 32km.
Đô thị ngầm Reso tại Montreal, Canada với hệ thống đường ngầm dài 32km.

Hay tại Montreal (bang Quebec - Canada) đã cho ra đời hẳn một thành phố ngầm với 33km đường hầm, kết nối 41 khối nhà trong diện tích 12km2 bao gồm văn phòng, ngân hàng, khách sạn, trường đại học, bảo tàng, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim, trung tâm thi đấu thể thao, trung tâm mua sắm… Nơi đây, mỗi ngày đón khoảng nửa triệu khách du lịch.

Theo Giám đốc điều hành Hội Không gian ngầm và Hầm quốc tế Olivier Vion, bất cứ thành phố nào trên thế giới, nếu dân số đạt đến 10 triệu dân thì không thể thiếu các công trình ngầm.

Hà Nội cũng đã nhiều lần nhắc đến việc khai thác không gian ngầm đô thị, song chỉ mới dừng lại ở những không gian đơn lẻ (dưới các khối nhà cao tầng của các khu đô thị), hoặc chủ yếu phục vụ nhu cầu giao thông như hầm đường bộ, hầm để xe tại các trung tâm thương mại, nhà cao tầng.

Theo PGS.TS. Mai Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng: “Không gian xây dựng ngầm đô thị là không gian dưới mặt đất được sử dụng cho mục đích xây dựng công trình ngầm đô thị bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật”.


PGS.TS. Mai Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng
PGS.TS. Mai Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng

Tại Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của phát triển không gian ngầm nên từ khi Luật Quy hoạch đô thị được Quốc hội thông qua năm 2009, nội dung về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị đã được chú trọng. Trong đó, quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị được xác định là một nội dung của đồ án quy hoạch đô thị.

Chính phủ cũng như Bộ Xây dựng đã ban hành một loạt các nghị định, quy chuẩn, tiêu chuẩn hướng dẫn liên quan đến phát triển không gian ngầm nhưng thực tế chưa được chính quyền các địa phương, đô thị quan tâm đúng mức và chủ yếu mới chỉ được lồng ghép vào đồ án quy hoạch chung của các đô thị loại đặc biệt và loại I.

Tại TP.HCM, dự kiến năm 2019 sẽ hoàn chỉnh quy hoạch phát triển không gian ngầm thành phố, ưu tiên tập trung phát triển ở khu trung tâm vùng lõi 930ha và khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2.

Tại Hà Nội, Đồ án Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm TP. Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch mạng lưới không gian xây dựng bãi đỗ xe ngầm trên địa bàn 4 quận nội thành TP. Hà Nội cũng đang được tiến hành lập.

Tuy nhiên các bản kế hoạch vẫn chưa được triển khai triệt để và không gian ngầm vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Hiện các công trình ngầm tại 2 thành phố lớn này chủ yếu mới được khai thác ở mức bãi đỗ xe ngầm tại các tòa nhà, hầm chui tại các nút giao thông trọng điểm, các trung tâm thương mại ngầm.

Theo bà Mai Thị Liên Hương, “Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về không gian xây dựng ngầm đô thị chưa được quan tâm; hiện tại chỉ có 18 tỉnh, thành phố trên cả nước ban hành quyết định về quản lý, phân cấp quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp dữ liệu về không gian xây dựng công trình ngầm đô thị.

Hệ thống cơ sở dữ liệu về công trình ngầm không đầy đủ, chưa thể hiện được tính kết nối, mối quan hệ giữa các công trình ngầm với nhau và giữa công trình ngầm với công trình trên mặt đất, dẫn đến khó khăn cho công tác lập quy hoạch”.

Còn theo PGS. TS. Lưu Đức Hải, nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị – Bộ Xây dựng, cho biết, một số cuộc hội thảo về quy hoạch không gian ngầm đã được tổ chức trong các năm 2008, 2009 và 2012.

Tại Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, một số điều khoản đề cập đến không gian ngầm và công trình ngầm đô thị cũng đã được nhắc đến. Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2010 về quản lý không gian ngầm đô thị.

Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị nông thôn – Bộ Xây dựng đã hoàn thành đề tài “Nghiên cứu hướng dẫn thiết kế quy hoạch không gian ngầm lồng ghép trong đồ án quy hoạch đô thị” (2012).

Khoản 1 điều 10 của Nghị định 39/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị đã nêu Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị là một nội dung của đồ án quy hoạch đô thị. Song do tính chất đặc thù của công trình ngầm nên rất cần cần có một hệ thống công cụ pháp lý để hướng dẫn thực hiện quy hoạch không gian ngầm đô thị.

Tuy nhiên, PGS. TS. Lưu Đức Hải lưu ý, công cụ pháp lý cho công tác quy hoạch không gian ngầm đô thị đã bao quát được các vấn đề về quy hoạch không gian ngầm, nhưng vẫn cần được cụ thế hóa, bổ sung và hoàn thiện.


PGS. TS. Lưu Đức Hải
PGS. TS. Lưu Đức Hải

Trong đó, khoảng trống trong công tác quản lý không gian ngầm dẫn đến công tác bồi thường tái định cư cũng như định giá đất để thực hiện quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vấn đề quyền ưu tiên phát triển cho một số chủng loại công trình ngầm và dành không gian ngầm dự trữ cho nhu cầu tương lai cũng cần được quy định rõ về pháp lý.

Thiếu quy định cụ thể công trình nào được phép xây dựng tầng hầm, tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể về độ sâu thực hiện. Chưa có định hướng chính sách để xây dựng hệ thống bản đồ và cơ sở dữ liệu về công trình ngầm có ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để phục vụ cho công tác lập quy hoạch không gian ngầm đô thị…

Ngoài ra, ông Hải cũng cho rằng để xây dựng và khai thác không gian ngầm đô thị một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả lâu dài đòi hỏi phải xây dựng được hệ thống chiến lược riêng cho từng quy hoạch sử dụng đất cho không gian ngầm khác nhau.

Cần xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng công trình ngầm từ trong và ngoài nước thông qua việc quy hoạch các không gian ngầm công cộng kết hợp với các công trình ngầm thương mại, dịch vụ để thúc đẩy thị trường bất động sản gắn với công trình ngầm.

Không gian ngầm đô thị được đưa vào quy hoạch từ năm 2007, khi Viện Quy hoạch xây dựng Thanh Hóa cùng với Louis Berger Group điều chỉnh Quy hoạch tổng thể thành phố Thanh Hóa đã được phê duyệt từ năm 1999, với tầm nhìn đến 2020. Những năm gần đây, quy hoạch không gian ngầm trở nên cấp bách đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trong bối cảnh cần triển khai các dự án bãi đỗ xe ngầm, các dự án phát triển tàu điện ngầm, các nhu cầu cải tạo khu thương mại trung tâm mà vẫn bảo tồn được cảnh quan đặc sắc vốn có… Thành phố Đà Nẵng cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết bãi đỗ xe ngầm tại khu vực rộng 2,5ha trong Công viên 29/3 (2012). Tại TP HCM, để đẩy nhanh hoàn thiện quy hoạch không gian ngầm, Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) TP HCM vừa tổ chức cuộc thi Ý tưởng quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị khu trung tâm hiện hữu TP HCM (930 ha) và khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP HCM. Dự kiến, đồ án cơ bản hoàn thành vào cuối năm nay để trình cấp thẩm quyền phê duyệt vào đầu năm 2023.

HÀ TRANG
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sắp có bệnh viện quốc tế quy mô 450 giường tại huyện đông dân nhất TP. Hải Phòng

Ứng dụng tra cứu quy hoạch Meey Map lọt vào “mắt xanh” của các ngân hàng

Hà Nội: Phân lại luồng xe khách để ngăn dừng đỗ trên đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng

Hà Nội: Bổ sung hệ thống biển báo, phân luồng, điều tiết giao thông để giải quyết điểm nóng ùn tắc

Bán vàng trực tuyến sẽ chấm dứt tình trạng người dân xếp hàng mua?

Hà Nội có hơn 60.000 căn hộ chưa được cấp "sổ đỏ" do sai phạm của chủ đầu tư

Điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà tại Hà Nội từ 22/6

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC: Chuyên gia nói gì?

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

10 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

10 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

10 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

10 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

10 giờ trước