meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hoa mắt với đại gia đồ cổ Sài Thành, sở hữu kho cổ vật trị giá lên tới hàng trăm triệu USD

Thứ sáu, 25/02/2022-10:02
Với gần 2.000 món đồ cổ trong gần 50 năm sưu tầm và bảo dưỡng, ông Hoàng Văn Cường (sinh năm 1949) hiện trở thành vua đồ cổ với những bộ sưu tập đồ khiến người khác trầm trồ. 

Ông Hoàng Văn Cường, quê gốc tại Thừa Thiên Huế nhưng từ sớm đã vào Nam lập nghiệp. Năm 10 tuổi, ý thức được hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông Cường đã sớm rời quê đi tìm kế sinh nhai khi mới chỉ là một cậu nhóc.



Hình ảnh đại gia đồ cổ Hoàng Văn Cường bên khối gia tài 
Hình ảnh đại gia đồ cổ Hoàng Văn Cường bên khối gia tài 

Từ những công việc vụn vặt như đánh giày dạo hay bán báo vỉa hè, cậu bé Cường đã phải bươn chải kiếm từng đồng bạc lẻ để trang trải cuộc sống hằng ngày. 

Với ý chí kiên cường cùng nỗ lực và sự chăm chỉ, cậu bé bán báo ngày nào giờ đây đã trở thành triệu phú tuổi 20 chỉ nhờ vào công việc thu gom, buôn bán các vật liệu phế thải.



Đi lên từ con số không, ông Cường giờ đây sở hữu khối tài sản khổng lồ
Đi lên từ con số không, ông Cường giờ đây sở hữu khối tài sản khổng lồ

Ông Cường thuở bấy giờ đã làm được việc không ai tin nổi và trở thành tấm gương sáng giá trong việc đi lên làm giàu từ con số không. Thời ấy, tình hình kinh tế Việt Nam đang trong thời gian hội nhập, các nhà máy gang thép cũng như tái chế vật liệu chưa có nhiều như bấy giờ, toàn bộ vật liệu mà ông Cường thu gom phải bán sang Hàn, Nhật để tiêu thụ. 



Chiếc khung chuông cực lớn
Chiếc khung chuông cực lớn

Sau nhiều năm thu gom và buôn bán đồ phế liệu, ông Cường dần có niềm yêu thích đối với những món đồ cổ mà ông thu thập được trong quá trình làm việc. Đồng thời ông cũng nhận ra những món đồ đã theo ông từ khi ông còn là cậu bé nghèo tới khi trở thành "triệu phú tỷ đô" này có giá trị kỉ niệm tới nhường nào.

Ông quyết định dành một số tiền để sưu tầm và bảo quản cũng như thu thập một số đồ cổ yêu thích với mục đích gìn giữ kỉ niệm cũng như lưu trữ những món đồ là mang đặc sản văn hoá nước nhà. 



Những vật liệu như bát, đĩa gốm sứ có từ thời văn hóa Đông Sơn
Những vật liệu như bát, đĩa gốm sứ có từ thời văn hóa Đông Sơn

Sau khi đã có nguồn thu ổn định từ việc buôn bán vật liệu nhiều năm, ông Cường bắt đầu dành nhiều thời gian cho việc sưu tầm các món đồ cổ. Trong đó có nhiều món đồ giá trị ông Cường chỉ sưu tầm chứ không bán lại. 

Sau 50 năm, khối lượng đồ cổ mà ông Cường sở hữu ngày một đồ sộ. Đến mức cả 3 căn nhà ở thành phố Hồ Chí Minh đều đã chật kín những món đồ cổ theo từng triều đại lịch sử của ông.



Các cổ vật được sắp xếp kín chỗ trong căn nhà của ông Cường
Các cổ vật được sắp xếp kín chỗ trong căn nhà của ông Cường

Chỉ riêng căn nhà ở quận 12 đã có vô vàn cổ vật có từ thời Đông Sơn cho tới triều Nguyễn với giá trị lên đến hàng triệu USD. Ngoài ra 2 căn nhà ở quận 1 cũng như ở quận Thủ Đức cũng ngập tràn những món đồ đắt giá, quý hiếm. 

Theo lời ông Cường cho biết chiếc sập gỗ có nguồn gốc từ Trung Quốc với hoạ tiết được chạm trổ hết sức phức tạp và tinh xảo này có tuổi đời đã hơn 300 năm. Vì đam mê với đồ cổ mà có nhiều món đồ dù tốn rất nhiều công sức, tiền bạc ông Cường cũng không tiếc bỏ ra.



Ông Cường bên chiếc sập gỗ có tuổi đời hàng trăm năm
Ông Cường bên chiếc sập gỗ có tuổi đời hàng trăm năm

Thời điểm năm 1976 khi ông Cường mua chiếc sập này nó đã có giá lên tới 5 cây vàng. Đến thời điểm hiện tại đã từng có người trả giá 2 triệu USD cho món đồ này nhưng ông Cường một mực không bán. 

Còn đây là chiếc bàn thờ có từ thời vua Khải Định, với chất liệu gỗ sưa được chạm trổ tỉ mỉ, sang trọng, vật dụng không thể thiếu trong các buổi cúng, tế thời xưa. 



Bàn thờ tinh xảo có từ thời vua Khải Định
Bàn thờ tinh xảo có từ thời vua Khải Định

Ông Cường chia sẻ: “Mỗi cổ vật đều ẩn chứa rất nhiều linh hồn của những người đã từng gắn liền với nó. Vạn vật hữu linh mà. Mỗi món đồ đều có lịch sử và linh hồn của nó. Chúng với tôi có duyên lắm mới tìm đến được nhau, chứ có phải muốn là tìm được đâu, nên chỉ sưu tâm chứ không bán"

Ông Cường thường bỏ tiền ra để tự sưu tầm các món đồ cổ ông yêu thích cũng như hữu duyên gặp được rồi cùng bạn bè, những người cùng đam mê thưởng thức chứ không bán. Với quan niệm mỗi vật đều có linh tính, đến được tay mình là cái duyên giữa bản thân với đồ vật, ông Cường luôn trân trọng mỗi một món đồ mà ông sưu tầm được cũng như xem chúng như những người bạn đồng hành lâu dài. 



Ông Cường với quan điểm mọi vật đều hữu duyên
Ông Cường với quan điểm mọi vật đều hữu duyên

Năm 2014, kho đồ cổ của ông Cường tạp chí Asia Life định giá lên đến 1.500 tỷ đồng, giúp ông trở thành một trong những đại gia đồ cổ khét tiếng thành phố Hồ Chí Minh.

Trong cùng năm đó, hưởng ứng lời kêu gọi từ chương trình vì biển đảo quê hương do chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cùng ủy ban Mặt trận Tổ quốc phát động, ông Cường đã có hành động đẹp quyên góp 70% tài sản cá nhân ủng hộ cho ngư dân huyện đảo. 



Các cổ vật được ông Cường sưu tầm rất đa dạng
Các cổ vật được ông Cường sưu tầm rất đa dạng

Nghề sưu tầm cổ vật chỉ là nghề tay trái, cả cuộc đời, tôi vẫn là một nhà báo” - ông Cường chia sẻ

Ở độ tuổi 73, ông vẫn còn hoạt động dưới tư cách một nhà báo năng nỗ, thậm chí còn tham gia tư vấn chuyên môn cho một số tạp chí trong và ngoài nước. Trong thời gian hoạt động làm báo của mình, ông từng vinh dự được mời thỉnh giảng về các vấn đề ngành báo tại Mỹ. 

Ông Cường chia sẻ trong tương lai ông muốn mở một bảo tàng tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh để có thể lưu trữ các món đồ cổ sưu tầm cũng như tạo ra địa điểm để những người đam mê đồ cổ nơi trao đổi kinh nghiệm, niềm đam mê về nghề. Vậy là tới nay gia đình ông đã có 4 đời sưu tầm đồ cổ, bao gồm cả đời con ông bây giờ. 

Nhờ sự say mê, yêu thích và sưu tầm, lưu trữ của những người như ông Cường mà ngày nay chúng ta có thêm cơ hội để thưởng thức cũng như ngắm những món cổ vật ngược chiều lịch sử cổ xưa. Những món đồ cổ ấy không chỉ là giá trị, tinh hoa văn hóa của một triều đại mà còn tái hiện khung cảnh của giai đoạn lịch sử. Qua đây giúp cho chúng ta có cái nhìn cụ thể, gần gũi hơn với cuộc sống của ông cha ta ngày xưa.

 

Theo: reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Năm mới Ất Tỵ 2025: Những điều cần biết về phong thủy nhà ở để hút tài lộc, vượng khí

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Tin mới cập nhật

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

12 giờ trước

Nvidia mở rộng tuyển dụng tại Việt Nam: Cơ hội cho lao động công nghệ

12 giờ trước

Năm mới Ất Tỵ 2025: Những điều cần biết về phong thủy nhà ở để hút tài lộc, vượng khí

12 giờ trước

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

12 giờ trước

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

12 giờ trước