Hậu Covid - 19: Zoom có còn là "đứa con cưng" trên thị trường?
Tại sao lại là Zoom?
Theo Vietnamnet, thực tế, hội nghị truyền hình đã xuất hiện từ cuối năm 1990 với sự ra đời của WebEx và đã phổ biến cho người dùng thông qua Skype (hiện thuộc sở hữu của Microsoft) và iChat của Apple. Nhưng kẻ thành công nhất lại là Zoom với sự xuất hiện đúng thời điểm.
Khi nước Mỹ bùng phát đại dịch Covid - 19, những người sử dụng Zoom đã tăng vọt chỉ trong vài tháng. Phần mềm này được phổ biến tới bất kỳ ai trong thời gian giãn cách xã hội, từ việc học đến việc làm, thậm chí đã có những đám cưới trên Zoom.
CEO Apple lần thứ hai lọt top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới
CEO Tim Cook của gã khổng lồ Apple đã được bình chọn trong hạng mục "Titans" (người phi thường) cho danh sách năm 2022.Doanh số bùng nổ, AirBnB lấy lại vị thế chứng minh sự hồi phục mạnh mẽ của du lịch toàn cầu
Trong 2 năm qua, ngành du lịch toàn cầu chịu nhiều thiệt hại dưới tác động của đại dịch Covid - 19 khiến nhiều quốc gia “đóng cửa cài then” với khách du lịch quốc tế. Hiện tại, nhờ sự phủ rộng của các loại vaccine và sự kiểm soát tốt của Chính phủ các quốc gia đã giúp nhiều nước mở cửa đón khách du lịch trở lại và kỳ vọng về một giai đoạn tăng trưởng mới.Trong giai đoạn 2019 - 2021, lượng người sử dụng Zoom tăng trưởng đột biến khi xu hướng làm việc và học tập tại nhà tăng cao. Vào tháng 12/2019 ghi nhận khoảng 10 triệu người tham gia các cuộc họp trên Zoom; Chỉ sau 4 tháng, vào tháng 4/2020, con số này đã tăng đến 300 triệu người.
Theo ghi nhận, lần đầu tiên công ty này đạt doanh thu quý trên mức 1 tỷ USD. Điều này chứng minh nhu cầu sử dụng dịch vụ trực tuyến của Zoom là rất cao. Số lượng các doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ của Zoom đã lên đến con số 200.000 tính đến tháng 2/2022.
Giai đoạn đỉnh dịch năm 2020, đã có khoảng 90.000 cơ sở giáo dục chọn Zoom để phục vụ cho việc học trực tuyến. Tăng thêm 485 triệu lượt tải ứng dụng trên thiết bị di động trong năm. Thống kê cho thấy, Zoom là ứng dụng được tải nhiều nhất trên nền tảng AppStore của Apple trong năm 2020. Khi đó, giá trị của công ty này đã đạt đỉnh, trên mức 100 tỷ USD vào năm 2020 với giá cổ phiếu cũng tăng lên mức 559 USD/ cổ phiếu.
Trong khi các đối thủ cạnh tranh hội nghị ảo như Teams và Skype của Microsoft hay Google Meet của Google… đã cung cấp những dịch vụ tương đương, nhưng Zoom lại có các chiến lược riêng biệt và tạo ra một cơ hội đầu tư thuần túy cho các nhà đầu tư đang tìm cách tiếp xúc với cuộc cách mạng làm việc từ xa này. Zoom cung cấp cho khách hàng cá nhân những phiên bản miễn phí (có giới hạn thời gian cho những cuộc gọi) và kiếm tiền bằng cách bán hàng cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2021, trong khi dịch bệnh Covid - 19 đã dần được kiểm soát tốt trên toàn cầu, các công ty, trường học bắt đầu hoạt động trực tiếp trở lại cũng là lúc Zoom phải "đau đầu" với định hướng phát triển tiếp theo của mình.
Thực tế, có khá nhiều start - up về công nghệ nổi bật trong giai đoạn dịch bệnh đã mất đi lượng lớn khách hàng tiềm năng, doanh thu tăng chậm lại với các dự báo khá tiêu cực. Zoom cũng nằm trong số này khi báo cáo tài chính năm mới nhất của họ cho thấy, tuy công ty vẫn có sự tăng trưởng 12%, đạt 1,7 tỷ USD trong quý I/2022 nhưng con số này so với các năm trước là rất ít.
Tuy nhiên, đây vẫn là quý thứ 4 liên tiếp, Zoom chạm mốc doanh thu trên 1 tỷ USD/quý. Nhưng từ thời điểm này, công ty sẽ khó duy trì con số 1 tỷ USD như trong thời kỳ Covid - 19. Các nhà phân tích đã dự báo về vấn đề này từ trước đó trong bối cảnh thị trường có rất nhiều sự cạnh tranh đến từ các "ông lớn" như Cisco Webex, Microsoft Teams, Google Meet… đồng thời các hoạt động trực tuyến cũng giảm nhiều khi hầu hết các công ty, trường học đã mở cửa trở lại.
Nhìn lại giai đoạn năm tài chính 2020 - 2021, Zoom đạt mức doanh thu tăng từ 623 triệu USD lên 2,65 tỷ USD và duy trì sự tăng trưởng khá tốt khoảng 55% ở năm tài chính 2022 khi đạt 4,1 tỷ USD. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng tốt, trong năm 2022 đạt mức 1,06 tỷ USD, tăng 58% so với năm tài chính 2021. Hơn một nửa số tiền kiếm được của Zoom đến từ các doanh nghiệp trả phí lớn, tuy nhiên về doanh thu năm chỉ rơi vào 4,5 tỷ USD, tương đương 10% so với năm trước. Tháng 10/2020, giá cổ phiếu Zoom đạt đỉnh 559 USD, nhưng tới hiện tại chỉ còn hơn 100 USD, điều này cho thấy sự bi quan của nhiều nhà đầu tư đối với công ty này.
Nỗi buồn sau đại dịch của những "đứa con cưng"
Kể từ đầu năm 2022, Zoom đã mất đi gần một nửa giá trị vốn hóa thị trường khi từ 54 tỷ USD giảm còn 27 tỷ USD, bên cạnh là thị trường chứng khoán công nghệ cũng suy giảm.
Nhưng Zoom không đơn độc với sự tăng trưởng thụt lùi sau đại dịch. Công ty truyền thông và thiết bị tập thể dục Peloton đã giảm 55% kể từ đầu năm 2022 tới nay; Docusign - Một hãng công nghệ tiên phong và đi đầu trong mảng chữ ký điện tử toàn cầu đã giảm 52%; Dịch vụ phát trực tuyến số 1 thế giới - Netflix giảm tới 68%... Sự đi lùi này cũng lan tới các công ty truyền thông xã hội như Meta (giảm 40%), Pinterest (giảm 40%) và Snap (giảm 48%).
Có thể thấy, các nhà đầu tư dường như đã cảm thấy mệt mỏi với những con số dần tụt giảm của thị trường công nghệ đang rất ảm đạm hậu Covid - 19. Với Zoom, công ty này còn phải đối diện với những mối đe dọa cạnh tranh và việc mọi người đang dần quay lại văn phòng làm việc hay học sinh tới trường trở lại.
Mặc dù doanh thu và lợi nhuận giảm sút nhưng nhìn chung trong năm qua vẫn duy trì ở mức tốt. Song trước bối cảnh không còn giãn cách xã hội cùng sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của mảng họp và giáo dục trực tuyến cũng khiến tiềm năng của Zoom bị hạn chế và định giá doanh nghiệp giảm đi rất nhiều trong năm qua. Hàng loạt công ty "kỳ lân" về công nghệ vốn nôt bật trong giai đoạn dịch bệnh thì nay đều gặp khó khăn khi người dùng không còn mặn mà với việc gặp gỡ thông qua màn hình.
Mặc dù vậy, việc sở hữu một nền tảng vững chắc và với thói quen work from home của nhiều người vẫn tiếp tục được duy trì sẽ giúp Zoom giữ được mức doanh thu ấn tượng, ít nhất là đến hết năm tài chính 2023.