Doanh số bùng nổ, AirBnB lấy lại vị thế chứng minh sự hồi phục mạnh mẽ của du lịch toàn cầu
Theo Nhịp sống kinh tế, với sự trở lại của ngành du lịch, rất nhiều doanh nghiệp cùng tiếp nối tham gia vào quá trình “hồi sinh” đầy mạnh mẽ. Trong đó, phải kể đến cái tên AirBnB với con số kinh doanh trong những tháng đầu năm 2022 cực ấn tượng.
AirBnB thành lập từ năm 2008, hoạt động trên mô hình đặt phòng cho du lịch trực tuyến và là đối tác quan trọng của nhiều chuỗi khách sạn truyền thống. Vào giai đoạn trước khi bùng phát dịch bệnh, thời điểm mà du khách luôn gặp khó khăn khi đặt phòng trong những đợt cao điểm vì các khách sạn đều kín chỗ thì AirBnB xuất hiện như một cứu cánh cho rất nhiều du khách. Thông qua ứng dụng đặt phòng của doanh nghiệp này, công ty đã thu về khoản lợi nhuận khủng từ hoa hồng của những người cho thuê nhà.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực BĐS - Doanh nghiệp Proptech sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ
Meey Land mong muốn kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực bất động sản, cùng nhau bứt phá, giải bài toán số hóa bất động sản tại Việt Nam.Soi tồn kho của doanh nghiệp xăng dầu cuối quý I khi giá xăng lập đỉnh mới
Trong 5 kỳ điều hành liên tiếp, giá xăng đã được điều chỉnh tăng lên mức 31.250 đồng/lít, so với hồi đầu năm tăng 31,3%. Khi giá xăng dầu tăng, những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xăng dầu được kỳ vọng hưởng lợi từ tồn kho giá thấp và không phải trích lập dự phòng giảm giá tồn kho. Theo đó, Petrolimex và PV Oil ghi nhận giá trị hàng tồn kho tại thời điểm cuối quý 1 so với thời điểm đầu năm tăng gần gấp đôi.Năm 2013, AirBnB đạt mốc 9 triệu khách hàng sử dụng ứng dụng và nhanh chóng công ty được định giá lên mức 10 tỷ USD chỉ trong vòng 1 năm sau đó khi được rót thêm khoản vốn đầu tư 450 triệu USD.
Cùng chung quá trình phát triển với nhiều startup khác, AirBnB cũng phải mất tới 10 năm hoạt động mới bắt đầu thu về những khoản lãi đầu tiên. Đến năm 2018, doanh nghiệp công bố lợi nhuận gần 200 triệu USD nhờ việc bùng nổ doanh số trong năm này và đạt mức tăng trưởng khoảng 80%.
Tháng 10/2019, AirBnB tiếp tục ghi nhận con số 2 triệu người đăng ký sử dụng ứng dụng mỗi đêm. Tuy nhiên, ở ngay giai đoạn làm ăn phát triển tốt thì đại dịch Covid - 19 lại bùng phát gây ra hàng loạt biến động xấu khiến việc kinh doanh và doanh thu công ty lao đốc nhanh chóng.
Trong năm 2020, doanh số của AirBnB chỉ đạt 3,38 tỷ USD, giảm 29,7% so với năm trước đó, nhất là khi các lệnh cấm bay từ nhiều nước được ban hành khiến ngành du lịch “đóng băng”. Vì vậy, công ty phải triển khai kế hoạch cắt giảm chi phí, phải giảm nhân sự khoảng 2.000 nghìn nhân viên tại châu Mỹ, châu Âu, châu Á và dự kiến một tương lai vô cùng ảm đạm của cả thị trường và doanh nghiệp. Tuy nhiên, vào cuối năm 2020, doanh nghiệp này vẫn có đợt IPO khá sôi động khi thu về 3,5 tỷ USD với cổ phiếu đóng cửa với giá trị trên 144 USD/ cổ phiếu.
Sự trở lại ngoạn mục vào năm 2021, nhất là vào giai đoạn cuối năm đã khiến doanh nghiệp bùng nổ trở lại. Thời điểm đó, phần lớn các quốc gia đã phủ rộng rãi vaccine, Chính phủ các nước cũng nới lỏng hạn chế đi lại và bắt đầu mở cửa đường bay quốc tế. Không chỉ dựa vào các rào cản được gỡ bỏ mà AirBnB cũng có những thay đổi để thích ứng linh hoạt hơn với những biến đổi của dịch bệnh và thị trường toàn cầu.
Quý IV/2021 là thời điểm đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của AirBnB sau dịch bệnh. Công ty đã đạt doanh thu chạm mốc 1.5 tỷ USD, tăng lên 80% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 38% so với cùng kỳ năm 2019. Sự thành công này đến từ việc nhu cầu khám phá thêm nhiều vùng đất mới của du khách, những vùng nông thôn hay những điểm đến mới lạ cũng được khách du lịch khám phá. Đồng thời, lượng lớn khách hàng cũng trở lại những thành phố lớn để tham quan, du lịch…
Bên cạnh đó, yếu tố lớn nhất giúp AirBnB đạt được những điều này là nhiều quốc gia đã mở lại những chuyến bay nội địa và quốc tế cùng hoạt động của ngành du lịch. Theo ghi nhận, số lượng phòng được đặt tăng mạnh, tỷ lệ hủy cũng rất ít đã đem về nguồn thu lớn cho công ty trong quý IV/2021.
Theo thống kê từ AirBnB, trong giai đoạn 2019 - 2021, thời gian lưu trú của khách hàng đã tăng khoảng 15%, trong đó hơn một nửa số lượng phòng được đạt có thời gian lưu trú trên 7 ngày. Kết thúc quý IV/ 2021, công ty thu về khoản lãi ròng đạt mức kỷ lục 55 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2019. Trong cả năm 2021, doanh thu thu về đạt 6 tỷ USD, tăng 77% so với năm trước đó, lỗ sau thuế âm 352 triệu USD, con số này đã được cải thiện so với mức âm 4,6 tỷ USD năm 2020.
Sang quý I/2022, tình hình kinh doanh của AirBnB tiếp tục được cải thiện kể cả trong bối cảnh biến chủng Omicron gia tăng và xung đột quân sự giữa Nga – Ukraine. Kết quả kinh doanh trong quý I/2022 được dự kiến trước đó đạt khoảng 2,03 – 2,13 tỷ USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, khoản lỗ chỉ khoảng 19 triệu USD so với con số 1,2 tỷ USD vào năm ngoái. Có thể thấy, ngay từ đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu lạc quan cho công ty.
Theo đó, số lượng đặt phòng thông qua ứng dụng của công ty trong quý I/2021 đã vượt mức 100 triệu và đang có xu hướng tăng thêm khi số lượng đặt trước cho mùa hè năm 2022 tăng 30% so với năm 2019. Số lượng chuyến đi dài trên 28 ngày cũng tăng thêm và đem về doanh thu ổn định cho doanh nghiệp này.
Có thể thấy, khi ngành du lịch toàn thế giới đang dần hồi phục về giai đoạn trước dịch cùng hàng loạt các chính sách hạn chế được gỡ bỏ thì AirBnB cũng vượt qua sóng gió để lấy lại vị thế của mình. Những số liệu tăng trưởng trong quý đầu năm 2022 đã chứng minh sự trở lại ấn tượng của AirBnB trong bối cảnh dịch bệnh và chiến tranh gây thêm ảnh hưởng tiêu cực cho ngành du lịch toàn cầu.
Đáng chú ý, sự gia tăng mô hình làm việc trực tuyến trong thời gian gần đây đã thúc đẩy khách hàng đặt chỗ lâu và thường xuyên hơn ở nhiều địa điểm khác nhau, nhất là những điểm cách xa thành phố, điều này đã tạo động lực cho những nhà cung cấp dịch vụ cho thuê.
Giám đốc điều hành Brian Chesky chia sẻ trong một cuộc thảo luận vừa qua: “Chúng tôi sẽ tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng liên tục và bền vững đối với thời gian lưu trú dài hơn một tháng hoặc hơn một tuần”.
Theo nhà phân tích Colin Sebastian của Baird Equity Research: “Airbnb đã vượt quá mong đợi ở hầu hết mọi mục hàng, với xu hướng đặt phòng mạnh mẽ cho mùa hè và các tháng còn lại trong năm”. “Sự phục hồi du lịch ở các khu vực thành thị, xuyên biên giới và APAC (Châu Á - Thái Bình Dương) sẽ thúc đẩy tăng trưởng số lượng phòng được đặt bổ sung trong những quý/ năm tới”.
Ngay sau khi công bố báo cáo tài chính quý I/2022, giá cổ phiếu của Airbnb cũng tăng trên 3% đạt mức 150,50 USD/cổ phiếu. Cụ thể, doanh thu quý đầu năm đã đạt 1,5 tỷ USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó, công ty thu hẹp được khoản lỗ hàng quý xuống 19 triệu USD, giảm mạnh 98% so với mức 1,2 tỷ USD vào quý I/2021.
Colin Sebastian - Nhà phân tích tại Ngân hàng đầu tư Baird cho biết, doanh thu của Airbnb đã phản ánh tốc độ phục hồi của ngành du lịch toàn cầu, cũng như khẳng định thị phần của Airbnb đang áp đảo trên thị trường.
"Airbnb thể hiện vượt quá mong đợi ở hầu hết mọi danh mục nhờ xu hướng đặt phòng tăng mạnh trong mùa hè và các tháng còn lại trong năm. Trong tương lai xa hơn, xu hướng du lịch thành thị, xuyên biên giới và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ còn thúc đẩy tăng trưởng đặt phòng hơn nữa", Sebastian nhấn mạnh.