meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hành trình tạo nên thương hiệu thời trang phái đẹp của chàng hot boy 8x: Khách hàng bỗng dưng "chán gu", phải mất 3 năm mới có thể tìm lại thời kỳ đỉnh cao

Thứ hai, 05/09/2022-10:09
Hiện nay, thương hiệu thời trang nữ Her 25 không còn là cái tên xa lạ đối với nhiều chị em phụ nữ và đặc biệt là các tín đồ thời trang ưa thích trang phục mang nhiều màu sắc mà vẫn đậm chất thanh lịch. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng người đứng sau thương hiệu thời trang nữ nổi tiếng này lại là một ông chủ "hotboy".

Theo Tổ Quốc, anh Phan Đại Thắng (33 tuổi) từng là du học sinh ngành thời trang ở ĐH Northumbria (Anh) cũng chính là người đứng sau chuỗi cửa hàng thời trang Her 25. Vào năm 2013, anh Thắng đã trở về nước sau thời gian 5 năm du học ở Anh với mong muốn sẽ đem lại niềm vui cho những người phụ nữ thông qua trang phục mà họ mặc. Cũng từ đó, anh quyết định thành lập ra thương hiệu thời trang Her 25. Đến thời điểm hiện tại, Her 25 đang có hệ thống 6 cửa hàng tại Hà Nội và đã có những thời điểm, thương hiệu này có đến 9 cửa hàng trên toàn quốc. 


Anh Phan Đại Thắng (33 tuổi) từng là du học sinh ngành thời trang ở ĐH Northumbria (Anh) cũng chính là người đứng sau chuỗi cửa hàng thời trang Her 25
Anh Phan Đại Thắng (33 tuổi) từng là du học sinh ngành thời trang ở ĐH Northumbria (Anh) cũng chính là người đứng sau chuỗi cửa hàng thời trang Her 25

Chàng trai trẻ lựa chọn về nước khởi nghiệp cùng câu chuyện thần tiên lúc bắt đầu

Chia sẻ về lựa chọn quyết định trở về nước để khởi nghiệp, anh Thắng cho hay bản thân quan tâm đến thời trang nói riêng và nghệ thuật nói chung từ khi còn rất nhỏ. Đến năm cấp 2 thì anh đã quyết định sẽ đi du học bởi vì nếu như du học trong nước sẽ không được gia đình ủng hộ. Bởi vì khi đi du học thì anh sẽ được học ngành mà bản thân thích, lúc đó bố mẹ có muốn ngăn cản cũng không được vì anh ở nước ngoài. 

Anh Thắng cho biết bản thân cũng bị ảnh hưởng nhiều từ phong cách thời trang của người Anh. Họ có phong cách ăn mặc rất nổi loạn, kết hợp với trang phục nhiều màu sắc khác nhau. Và việc mặc trang phục có màu sắc sặc sỡ khiến cho họ cảm thấy vui vẻ và cởi mở hơn. Và lấy cảm hứng từ đó, anh cũng muốn tạo ra một thương hiệu thời trang mà khi mặc khách hàng sẽ cảm thấy vui vẻ và đặc biệt là với những người phụ nữ Việt vẫn còn bị gò bó mình trong những gam màu trung tính mà quên đi việc còn nhiều màu sắc khác đang chờ họ khám phá. 

Đến khi về nước thì anh đã tình cờ được một người bạn dẫn dắt đi thử sức với kinh doanh. Sau đó thì anh Thắng đã quyết định khởi nghiệp với thời trang. Anh thích khởi nghiệp, kinh doanh thời trang bởi vì công việc này bao quát và có nhiều thử thách. 



Anh Thắng cho biết bản thân cũng bị ảnh hưởng nhiều từ phong cách thời trang của người Anh
Anh Thắng cho biết bản thân cũng bị ảnh hưởng nhiều từ phong cách thời trang của người Anh

Nói về việc du học ngành thời trang chính là bàn đạp tốt để tự tin về Việt Nam khởi nghiệp, anh Thắng nhấn mạnh cũng có thể là như thế. Tuy nhiên khi về nước thì anh vẫn còn rất trẻ, giống như một số bạn trẻ du học sinh học ở nước ngoài lâu rồi về nước thời đó và anh cũng tự nhận mình là hơi ảo tưởng. Lúc đó anh nghĩ với những gì bản thân đã lĩnh hội trong thời gian rất dài ở phương Tây sẽ là người đi trước về nước. Cũng chính sự ảo tưởng này đã dẫn đến việc anh không đánh giá được đúng thực lực của bản thân nên có rất nhiều cơ hội đến mà đều bị bỏ lỡ. 

Chia sẻ về khó khăn khi khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang, anh Thắng bộc bạch: "Ngày mà tôi mới khởi nghiệp, rất nhiều người bảo rằng: “Đi học du học mấy năm như vậy xong rồi về làm...con buôn?”. Ban đầu khởi nghiệp, tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình có cửa hàng thời trang để buôn bán, có công ăn việc làm chứ không nghĩ là sẽ thành lập một thương hiệu thời trang. Vì khi đó rất nhiều người ngăn cản và nói rằng thị trường rất bão hòa". 

Bản thân là một người hiếu thắng và hay làm ngược lại với những gì mà người khác nói, mọi người càng cản thì anh lại càng muốn làm. Khi bắt tay vào làm thì anh đã nhận ra phong cách mà bản thân mình làm chưa có ai làm trước đó thì sao phải sợ? 

Đối với anh, cái dễ ban đầu chính là anh đã có sẵn ý chí và cái lửa ở trong người và không điều gì có thể cản được anh. Còn cái khó là làm thế nào để có thể dung hòa được cái tôi của thương hiệu với nhu cầu của khách hàng. 

Và có một điều khó khăn nữa theo anh Thắng chính là với riêng anh khi ở một nơi quá lâu thì sức sáng tạo sẽ bị xói mòn. Chính vì thế mà sau khi trở về Việt Nam một thời gian, vào năm 2017 anh đã đi sang Trung Quốc học tiếp. Đúng 1 năm anh đi học ở Trung Quốc cũng chính là năm thăng hoa của Her 25. Và việc thay đổi môi trường cũng đã giúp cho anh có nhiều sáng tạo mới trong kinh doanh.



Sau này khi làm bất cứ điều gì thì điều đầu tiên mà 8x này nghĩ đến chính là tài chính
Sau này khi làm bất cứ điều gì thì điều đầu tiên mà 8x này nghĩ đến chính là tài chính

Khách hàng bỗng dưng "chán gu", chàng trai 8x phải mất 3 năm để có thể tìm lại thời kỳ đỉnh cao

Nói về việc đóng cửa hàng tại Sài Gòn, Anh Thắng cho hay, bản thân đã phải đóng cửa hàng ở trong Sài Gòn sau khi liên tục mở một loạt. Bây giờ nghĩ lại thì anh thấy cửa hàng ở Sài Gòn bị đóng là đúng. Bởi vì lúc đó anh không có kế hoạch cũng chẳng có chiến lược mà chỉ thừa thắng xông lên. Anh cứ thế mà tận dụng may mắn mà bản thân để mở cửa hàng hàng loạt. 

Bài học lớn từ cú ngã đầu tiên, anh Thắng nói rằng mới đầu bản thân gặp không thiếu khó khăn. Nhưng anh cứ hết mình chiến đấu bởi vì khi mình chiến đấu với khó khăn là khi bản thân đang học. Đó cũng chính là cách mà anh vẫn làm từ trước đến nay. Nhưng nó khác ở chỗ là ngày trước anh làm theo bản năng còn bây giờ là anh làm theo lý trí nhiều hơn. Anh cũng không lao vào làm luôn mà dừng lại suy nghĩ một cách thấu đáo rồi mới làm. Lúc đó anh đang rất thịnh vượng nên hơi xem nhẹ đồng tiền một chút. Anh Thắng bộc bạch: "Tôi nghĩ, mình đang sẵn tiền, tiền là thứ mình đang sẵn có nhiều nhất thì vì sao mà mình phải nghĩ nhiều về tiền? Với suy nghĩ ấy, tôi cứ dùng tiền rồi đầu tư, mở cửa hàng mà không tính toán gì cả". 

Sau này khi làm bất cứ điều gì thì điều đầu tiên mà 8x này nghĩ đến chính là tài chính. Anh phải nghĩ việc mà bản thân muốn làm cần bao nhiêu tiền và làm trong bao lâu, mong đợi thu hồi vốn như thế nào. Nếu như thấy được lợi nhuận không cao thì anh sẽ không làm lần nữa. 



Nói về mục tiêu sắp tới với Her 25, anh Thắng cho biết sẽ đánh vào thị trường khác ngoài Hà Nội
Nói về mục tiêu sắp tới với Her 25, anh Thắng cho biết sẽ đánh vào thị trường khác ngoài Hà Nội

Đối với anh Thắng, thời điểm khó khăn nhất có lẽ là vào năm 2019, khách hàng thưa dần đi và họ không còn thích gu mà anh đã và đang làm nữa. Lúc đó anh cũng không biết lý do tại sao. Anh vẫn rất kiên định với phong cách như thế và nghĩ rằng phong cách này phù hợp với khách hàng của mình. Nhưng rồi thì anh cũng đã linh hoạt hơn, làm sao để có thể phù hợp với sở thích của khách hàng nhưng vẫn không mất đi cái tôi của thương hiệu. Anh đã phải mất đến 3 năm từ 2019 đến năm 2021 để loay hoay tìm lối đi riêng, đường đi mới cho Her 25. Anh Thắng tâm sự: "Đến bây giờ là 2022, từ đầu năm đến giờ, có thể nói là tôi khá tự tin với những thay đổi của bản thân trong 3 năm vừa rồi. Mặc dù tôi biết rằng trước mắt vẫn còn rất nhiều thử thách, nhiều cơ hội mới nhưng tôi cũng đã khá hài lòng với những gì mà mình đã làm được sau thời điểm dịch vừa qua". 

Bản tính là người hiếu thắng nhưng phải thay đổi gu theo thị hiếu của khách hàng, anh Thắng cho biết không chỉ riêng kinh doanh thời trang mà gần như tất cả những người kinh doanh đều phải thay đổi theo thị hiếu của khách hàng. Thời trang có thể chia làm hai dạng đó là thời trang ứng dụng và thời trang định hướng. Sản phẩm của Her 25 và hầu hết các thương hiệu thời trang bán lẻ khác đang chỉ dừng ở tính ứng dụng - nghĩa là những món đồ có thể mặc hằng ngày và đi sự kiện. Như thế thì anh phải tìm hiểu kỹ về nhu cầu của khách hàng và đưa ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ. Anh cũng nghĩ rằng như thế đã có thể phát triển được rồi. 

Đến bây giờ khi nhìn lại thấy bản thân thay đổi khá nhiều và khác biệt lớn nhất chính là anh đã ý thức được việc bản thân cần phải thay đổi và anh đã thực sự thay đổi. Trong thời gian tới thì anh cho biết sẽ tiếp tục thay đổi. Cũng có thể phép thử mới làm cho anh vấp ngã một lần nữa nhưng nó cũng chính là cơ hội giúp cho anh tìm lại thời đỉnh cao. 

Được biết, sau thời gian 2 năm dịch bệnh, Her 25 không phải đóng cửa một cửa hàng nào và số lượng nhân sự vẫn gần như là giữ nguyên, doanh thu thì dĩ nhiên là không thể bằng những năm trước. Sau đó thì anh học được rất nhiều bài học về tài chính cũng như có sự tính toán kỹ lưỡng hơn, anh cũng cắt giảm được nhiều chi phí không quá cần thiết. 



Đối với anh Thắng, thời điểm khó khăn nhất có lẽ là vào năm 2019, khách hàng thưa dần đi và họ không còn thích gu mà anh đã và đang làm nữa
Đối với anh Thắng, thời điểm khó khăn nhất có lẽ là vào năm 2019, khách hàng thưa dần đi và họ không còn thích gu mà anh đã và đang làm nữa

Nói về mục tiêu sắp tới với Her 25, anh Thắng cho biết sẽ đánh vào thị trường khác ngoài Hà Nội. Đầu tiên chính là ở các thành phố khác ở Việt Nam. Anh cũng lên kế hoạch mở thêm chuỗi cửa hàng tại Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và những thành phố sát miền Trung. Bên cạnh đó, hiện tại anh có đang xây trường cho các em bé ở vùng cao và hy vọng sắp tới có thể xây được nhiều trường hơn, làm được nhiều thứ hơn cho các bạn nhỏ vùng cao. 

Anh Thắng cho biết, sau 8 năm làm kinh doanh cũng như khởi nghiệp thì bản thân thấy điều quan trọng nhất chính là kiên trì với lựa chọn của mình. Anh cũng hay nói với nhân viên rằng khi có khó khăn xuất hiện thì mình sẽ biết đâu là sở thích và đâu là đam mê. Nếu như chỉ đơn giản là thích và gặp khó khăn sẽ bỏ chạy. Còn nếu như đã thực sự là đam mê thì khi gặp khó khăn bạn vẫn sẽ chiến đấu đến cùng. 

Và trong quá trình kinh doanh, với tất cả các khó khăn thì anh đều cảm thấy vui vẻ đương đầu. Thậm chí có những lúc khó khăn anh vẫn thấy mình may mắn bởi vì mỗi lần gặp khó là một lần bản thân học thêm được một bài học mới. Không có một công việc kinh doanh nào là suôn sẻ từ ngày này qua ngày khác mà không xảy ra vấn đề gì. Chính vì thế, nếu như không chuẩn bị cho mình sự lì lợm, tính kiên trì thì đó là điều bất lợi trong công việc kinh doanh. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: "Môi giới không đủ khả năng tài chính để tích trữ bất động sản và chờ giá tăng"

Thuộc nhóm thu nhập cao nhất Việt Nam, nghề môi giới động sản có thực sự màu hồng?

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước