meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hàng loạt nhân viên TikTok nghỉ việc vì lương thấp

Thứ bảy, 04/06/2022-20:06
Vắt kiệt sức lao động vốn là điều vô cùng phổ biến ở những công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc. Tại nhiều văn phòng của TikTok tại Mỹ, văn hoá làm việc 996 cũng đang được áp dụng và gây ra sự căng thẳng vô cùng lớn.

Theo Zingnews, tổn hại tới sức khoẻ tinh thần và cuộc sống cá nhân là những gì mà những nhân viên cũ đã từng làm việc tại văn phòng San Francisco và New York (Mỹ) của TikTok đã miêu tả về phong cách làm việc tại công ty này.

Theo Business Insider, được biết văn hoá 996 được giải thích là làm việc từ 9 giờ sáng tới 9 giờ tối trong 6 ngày/tuần, vốn được ra đời tại Trung Quốc, gây ra không ít áp lực cho những nhân viên tại Mỹ khi họ mới đầu quân vào làm việc cho TikTok.

Vào năm 2020, Chloe Shih làm việc tại trụ sở của TikTok tại San Francisco với tư cách là giám đốc sản phẩm. Sau hơn 1 năm, cô đã xin nghỉ việc. Nguyên nhân đằng sau là do cô phải làm việc liên tục 12 - 16 tiếng/ngày.

Chloe Shih chia sẻ rằng: "Bất cứ ai làm việc cho công ty công nghệ tới từ Trung Quốc đều biết được việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống hơi hoang đường. Tôi biết điều này nhưng không nghĩ rằng thực tế lại khốc liệt như vậy".


 
 

Văn hoá 996 đã thấm nhuần khắp công ty

Chloe Shih cho biết về việc có mặt tại công ty, tham dự nhiều cuộc họp kéo dài tới nửa đêm với đồng nghiệp ở Anh, Trung Quốc diễn ra thường xuyên. Khi phàn nàn với cấp trên, cô đã nhận được câu trả lời rằng không cần phải tham gia những cuộc họp.

Cô nói: "Tuy vậy, vị trí của tôi ở trong công ty vẫn còn quá nhỏ để có đi ngược lại số đông. Tôi đã cố gắng để dành ra thời gian trống và không động vào công việc nhưng quá khó khi khối lượng cứ chồng chất lên nhau".

Chloe Shih cho biết nhiều đồng nghiệp của cô tại Trung Quốc đã sẵn sàng làm thêm ngoài giờ vì đã kiếm được nhiều tiền hơn.

Shih kể: "Một người quản lý tại Trung Quốc sống gần văn phòng, mọi cuối tuần nào cũng làm việc như ngày thường để có thêm nguồn nhu thập cho gia đình".

Bên cạnh đó, cô cảm thấy rằng việc tan làm quá muộn và không thể đi chơi được với bạn bè và người yêu là điều rất khó để chịu đựng trong một quãng thời gian dài.


 
 

Những nhân viên cả mới cả cũ đều cho rằng TikTok đã chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc về sản phẩm và quan niệm làm thêm giờ. Văn hoá 996 đã xuất phát từ trụ sở chính tại Bắc Kinh của công ty mẹ ByteDance và diễn ra vô cùng phổ biến tại nhiều văn phòng khác của TikTok trên toàn cầu.

Pabel Martinez, một cựu quản lý tại TikTok ở Mỹ chia sẻ rằng: "Chính sách và văn hoá làm việc 996 nổi tiếng vô cùng khét tiếng. Tôi nghĩ rằng văn hoá làm việc đã vắt kiệt sức đã thấm nhuần khắp tổ chức và cấp trên không ngại khuyến khích việc bạn làm thêm sau khi hết giờ".

Melody Chu, một cựu nhân viên khác tại trụ sở San Francisco, làm trưởng nhóm sản phẩm tại TikTok từ tháng 7/2020 tới tháng 11/2021, trên blog cá nhân, Chu đã mô tả rằng mức độ hy sinh cá nhân vô cùng cao của nhân viên tại nơi này vì tuần làm việc kéo dài tới 80 giờ, chuyện nhắn tin trao đổi công việc vào nửa đêm và như cơm bữa.

Anh cho biết rằng: "Những người ra quyết định chủ chốt tại TikTok ngồi tại Trung Quốc và họ đã xác định được văn hoá làm việc. Nhiều nhóm ở Mỹ đã chỉ đóng vai trò như một văn phòng vệ tinh, với mục đích là sẽ sớm có mặt tại thị trường lớn nhất của TikTok".

Vấn đề về lương và thưởng mập mờ


 
 

Được biết, trong thời gian diễn ra đại dịch, sự thất vọng của người lao động đối với doanh nghiệp đã bắt đầu được bộc phát một cách công khai.

Người lao động tại những công ty công nghệ lớn đang ngày càng sẵn sàng chỉ trích công khai những người sử dụng lao động. Đây hiện đang là xu hướng được thúc đẩy bởi thực tế là nhân viên giờ có nhiều cơ hội việc làm hơn.

Dylan Juhnke, cựu giám đốc đối tác thương hiệu, người đã từng làm việc tại TikTok ở New York trong 2 năm (từ năm 2019 tới năm 2021), đã gửi thêm một bản kiến nghị phản đối kèm đơn xin nghỉ việc từ đó làm bùng nổ lên những tranh cãi về văn hoá giữ bí mật lương thưởng tại chốn văn phòng.

Juhnke cũng đã đăng video công khai chỉ trích công ty nhưng đã xoá ngay sau đó, Juhnke đã tuyên bố rằng những giám đốc điều hành tại TikTok đã cố tình phớt lờ những thắc mắc của mình về sự chênh lệch về tiền lương lớn và tại sao những nhân viên văn phòng lại có sự phân biệt đối xử khác nhau tới vậy.


 
 

Một cựu giám đốc phụ trách khác, Paul Martinez đã kể lại rằng mình đã từng bị quở trách trong nội bộ vì đã chia sẻ trên LinkedIn về thu nhập, bao gồm tới 220.000 USD lương cứng, cùng với 85.000 USD những khoản tiền thưởng.

Samantha Edmondson, người đứng đầu bộ phận tìm kiếm nhân sự tại Universal Quantum và trước đây là nhà tuyển dụng cho Apple và Airbnb cho biết rằng: "Mọi người ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về văn hoá, về đạo đức và các giá trị đằng sau văn hoá công ty. Đây chính là động lực cực kỳ quan trọng đối với nhân viên khi họ đưa ra thêm quyết định về nghề nghiệp".

Edmondson nói thêm rằng: "Chúng ta hiện đang chứng kiến ít nhân viên có lòng trung thành mù quáng với công ty hơn. Họ đã sẵn sàng nhảy việc và không lo lắng khi làm vậy. Điều này có lợi cho họ khi môi trường làm việc không được như kỳ vọng và hứa hẹn".

TikTok đã từ chối bình luận về trải nghiệm cụ thể của nhân viên. Nhưng một người phát ngôn đã cho biết công ty chưa bao giờ thực hiện lịch trình làm việc 996, đồng thời nói phía doanh nghiệp có chính sách tuyển dụng và lương thưởng cạnh tranh".


 
 

Người phát ngôn cho biết rằng: "Là một công ty toàn cầu, những nhóm của chúng tôi cộng tác cùng đồng nghiệp trên toàn thế giới. Chúng tôi đã thuê hàng nghìn nhân viên chủ chốt trên khắp nước Mỹ và Châu Âu để có thể giảm thải việc làm trái múi giờ".

Người này nói thêm rằng: "Chúng tôi vẫn tập trung vào việc hỗ trợ thêm cho nhân viên của mình, bao gồm cả việc khuyến khích họ sử dụng thời gian nghỉ để có thể nạp năng lượng, tự đống hiển thị thêm lời nhắc múi giờ để tránh cảnh nhắn tin ngoài giờ làm việc".

Được biết, ứng dụng TikTok hiện nay có hơn 1 tỷ người dùng, công ty mẹ ByteDance tại Trung Quốc đã cố gắng tách mạng xã hội video ngắn này khỏi những hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc để có thể trấn an những nhà chức trách tại Mỹ.

Hiện nay, TikTok trụ sở toàn cầu tại Mỹ và duy trì một phiên bản ứng dụng dành riêng cho tiếng Trung có tên là Douyin.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

4 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

4 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

4 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

4 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

4 giờ trước