meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hàng loạt khách sạn trung tâm TP. HCM ồ ạt rao bán, cho thuê

Thứ tư, 29/03/2023-10:03
Nhiều khách sạn trong quận trung tâm TP. HCM đang được rao bán, cho thuê lại hoặc đang cải tạo, chuyển đổi công năng vì lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam chưa đạt kỳ vọng. 

Ồ ạt rao bán

Theo Tiền Phong, trên những cung đường “đất vàng” của ngành kinh doanh khách sạn ở TP. HCM như Lý Tự Trọng, Bùi Thị Xuân, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trung Trực, Thái Văn Lung… có nhiều khách sạn đang ngắc ngoải. 

Ghi nhận trên đường Lý Tự Trọng (Quận 1) đang có nhiều khách sạn 2 - 3 sao đăng thông tin cho thuê. Mức giá mà các môi giới đưa ra là khoảng 200 triệu đồng/tháng. Những khách sạn này trong tình trạng “đóng cửa, cài then” từ khi dịch Covid bùng nổ, tới nay vẫn chưa hoạt động trở lại. 


Những khách sạn này trong tình trạng “đóng cửa, cài then” từ khi dịch ovid bùng nổ
Những khách sạn này trong tình trạng “đóng cửa, cài then” từ khi dịch ovid bùng nổ

Suốt nhiều tháng nay, khách sạn Anpha Boutique (đường Lê Thánh Tôn, Quận 1) đã đóng cửa và treo bảng cho thuê. Một người tự xưng là chủ nhà cho biết sẽ cho thuê với giá 18.000 USD/tháng và có thể thương lượng thêm. Theo thông tin từ người này, khách sạn có 21 phòng, cơ sở vật chất còn mới, có thể kinh doanh được luôn. 

Trên đường Nguyễn Trãi (Quận 1), Amore Saigon Hotel đã đóng cửa từ lâu, bên ngoài dán đầy những tấm biển cho thuê hoặc sang nhượng. Một môi giới cho biết, chủ nhà hiện đã đổi ý không bán mà chỉ cho thuê. Giá thuê cố định, không thương lượng thêm là 7.000 USD/tháng với 15 phòng. 

Nếu chỉ thuê tầng trệt để kinh doanh là 4.000 USD. Khách sạn Hạ Vy (trên đường Đỗ Quang Đẩu, Quận 1) cách vài bước chân tới trục chính đường Bùi Viện, đã rao bán suốt 2 năm nay nhưng chưa ai chốt. Khách sạn này đang được rao bán với giá khoảng 100 tỷ đồng. 

Khách sạn của một hệ thống hạng trung trên đường Lê Thị Riêng (Quận 1), rao bán với giá 315 tỷ đồng với 10 tầng, diện tích 400m2. Khách sạn nằm ngay góc Lý Tự Trọng - Lê Anh Xuân (Quận 1) với 50 phòng đang rao bán với giá 420 tỷ đồng…

Trong khi khách sạn 4 sao Lavender (Quận 1) từng rất đông khách nhờ vị trí nằm ngay ngã 4 Lý Tự Trọng - Trương Định cũng phải đóng cửa sau đợt dịch Covid. Khách sạn này trước dịch từng là nơi lưu trú có tiếng vì nằm ngay khu “đất vàng”, chỉ cách chợ Bến Thành vài chục mét và gần phố “Tây” Bùi Viện.

Nơi này hiện đang được tu sửa, cải tạo để làm cao ốc văn phòng. Một số khách sạn khác trên đường Lê Lai (Quận 1), gần ga Metro cũng bắt đầu thay đổi công năng, chuyển thành văn phòng cho thuê. 

Trên các sàn giao dịch bất động sản trực tuyến xuất hiện hàng loạt thông tin rao bán khách sạn tại Quận 1. Nhiều khách sạn trên địa bàn quận từng thu hút đông đảo khách du lịch nước ngoài cũng đang được rao bán. 


Từ cuối năm ngoái tới nay, tình trạng rao bán khách sạn ngày càng tăng vì vắng khách nước ngoài
Từ cuối năm ngoái tới nay, tình trạng rao bán khách sạn ngày càng tăng vì vắng khách nước ngoài

Tổng giám đốc Phúc Điền Land - Ông Hoàng Kim Hoài cho biết, trước dịch, việc tìm mua khách sạn tại Quận 1 là rất khó vì họ đang kinh doanh tốt. Tuy nhiên, từ cuối năm ngoái tới nay, tình trạng rao bán khách sạn ngày càng tăng vì vắng khách nước ngoài. 

Theo dữ liệu của Nhà Tốt, lượng tin rao bán khách sạn bắt đầu tăng mạnh từ quý III/2022 tới nay. Nguyên nhân là do tình hình hoạt động kinh doanh trầm lắng của ngành du lịch nói chung và khách sạn nói riêng. 

Giám đốc đầu tư DGCapital - TS. Nguyễn Duy Phương cho biết, rổ hàng khách sạn rao bán rất dồi dào nhưng đơn đặt mua gần như chưa có. Nguyên nhân chủ yếu do giá tài sản quá cao. Dù đã có quảng cáo giảm 5% hay sẵn sàng thương lượng thêm nhưng các khách sạn vẫn có giá cao ngất ngưởng. Trong bối cảnh thị trường du lịch chưa phục hồi hoàn toàn như hiện nay thì đây sẽ là nguyên nhân chính khó thúc đẩy giao dịch thành công. 

Ngành khách sạn cũng cần được hỗ trợ

Năm 2022, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chỉ khoảng 3,5 triệu lượt, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu ngành du lịch đề ra (5 triệu khách quốc tế). Trang VisaGuide.World cho biết, tỷ lệ phục hồi du khách quốc tế của Việt Nam chỉ đạt 18,1%, trong khi đó những nước khác trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Campuchia đạt tỷ lệ từ 26 - 31%.

Đầu năm 2023, dù kinh tế đã phục hồi phần nào, du lịch có các điểm sáng mới, nhất là trong việc đón khách nước ngoài trở lại. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều doanh nghiệp, khó khăn vẫn hiện diện khiến làn sóng rao bán, cho thuê khách sạn vẫn xảy ra. 

Đại diện khách sạn Wink Saigon Centre - Bà Nguyễn Hoàng Như Thảo cho rằng, đại dịch Covid - 19 cùng sự suy thoái của nền kinh tế trong và sai dịch khiến cho nhiều thị trường khách du lịch lớn và trọng điểm đóng cửa. Đồng thời, các yếu tố này làm thay đổi hành vi khách hàng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh du lịch. 


Ngành du lịch và khách sạn vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn
Ngành du lịch và khách sạn vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn

Theo bà Nguyễn Thị Thúy Loan - Đại diện khách sạn A25 (Quận 1), Covid - 19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Cụ thể, trong 3 năm đại dịch thì khách sạn A25 phải đóng cửa suốt 2 năm. Vừa mở cửa lại cách đây 1 năm, cơ sở vật chất xuống cấp theo thời gian, doanh thu giảm nghiêm trọng. Các chi phí như điện, nước, vốn vay,... chỉ được Nhà nước hỗ trợ trong thời gian dịch nặng nề nhất. Chủ nhà cũng chỉ hỗ trợ tiền thuê ở mức nhất định, chi phí trả lương nhân viên tăng cao nên nguồn vốn để nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất hầu như không còn. 

Bà Loan kiến nghị điều chỉnh khung giá điện kinh doanh dịch phụ lưu trú xuống bằng khung giá điện sản xuất trong vòng 3 năm. Ngoài ra, doanh nghiệp du lịch cần được tiếp cận với những nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ giãn nợ vay để có thêm điều kiện nâng cấp cơ sở vật chất, có kinh phí để nâng cấp ứng dụng công nghệ số. 

Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. HCM - Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu cho rằng, hệ thống khách sạn quy mô vừa và nhỏ bị hạn chế nguồn khách quốc tế nên chưa thể phục hồi. Nguồn nhân lực đã chuyển sang ngành khác và ít khả năng trở lại. Cơ sở vật chất xuống cấp cần duy tu, nhất là những khách sạn chưa đáp ứng được quy định của luật Du lịch. Do đó, nhiều khách sạn phải đóng cửa hoặc thay đổi loại hình kinh doanh để bám trụ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Nhà ở xã hội: Không chỉ khó làm, còn khó cả bán

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

Vĩnh Phúc sắp đấu giá 67 ô đất, khởi điểm từ 960 triệu đồng

Nhà ở xã hội: Xa trung tâm, lợi nhuận thấp, ai dám đầu tư?

TS. Cấn Văn Lực: Nhà nước cần can thiệp để điều chỉnh giá bất động sản

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

2 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

2 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

2 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

2 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

3 ngày trước