Giá vàng tăng "sốc", tiến sát 73 triệu đồng/lượng
BÀI LIÊN QUAN
Giá vàng hôm nay 7/3: Vàng trong nước tăng dữ dội, vượt mốc 70 triệu đồng/lượngGiá vàng hôm nay 5/3: Bật tăng mạnh lên mốc 68,32 triệu đồng/lượngGiá vàng hôm nay 4/3: Giá vàng thế giới tăng trở lại, vàng trong nước hạ nhiệtTính đến thời điểm 13h20, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận đã điều chỉnh giá vàng lên 70,3-72,3 triệu đồng/lượng, tăng 2,3 triệu đồng/lượng chiều mua và 2 triệu đồng/lượng chiều bán kể từ khi mở cửa.
Tập đoàn DOJI tăng mạnh hơn, hiện giá bán ra đã lên 72,6 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 2,5 triệu đồng/lượng. Giá mua vào ở mức 70,4 triệu đồng/lượng.
Chênh lệch giá mua – bán hiện phổ biến 2-2,3 triệu đồng/lượng. Đồng thời, vàng trong nước đắt kỷ lục hơn 17 triệu đồng/lượng so với vàng quốc tế.
Chưa bao giờ thị trường lại chứng kiến mức giá kỷ lục như hôm nay và đặc biệt là chỉ sau nửa ngày, giá đã nhảy thêm cả 2 triệu đồng mỗi lượng.
Nếu như thời điểm lúc 9h, bảng giá hiển thị tại 69,4 - 70,62 triệu đồng/lượng (mua - bán) thì đến 10h30, giá đã tăng lên 70,82 triệu đồng/lượng chiều bán, chiều thu gom 69,4 triệu đồng/lượng.
Đến 11h, cho thấy giá đã là 69,9 triệu đồng/lượng chiều mua, 71,32 triệu đồng/lượng chiều bán tại Hà Nội. Giá ở TPHCM tương đương Hà Nội ở chiều mua, nhưng chiều bán lại rẻ hơn 20.000 đồng/lượng. So với kết thúc phiên ngày 6/3, giá đã tăng 1,9 triệu đồng/lượng chiều mua và 2,3 triệu đồng/lượng chiều bán.
Ông Trần Minh Tớ, đại diện tiệm vàng Kim Kim Xuân (quận 8, TP HCM), cho hay lượng khách bán chốt lời áp đảo trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, cửa hàng này chưa ghi nhận các giao dịch đột biến từ vài chục đến trăm lượng.
"Nhiều khách đang có tâm lý chờ giá lên. Họ chỉ bán mạnh sau khi thị trường đảo chiều một phiên", ông Tớ nói, đồng thời dự đoán giá trong nước tiếp tục leo thang khi xung đột Nga – Ukraine chưa chấm dứt.
Với thị trường quốc tế, sau khi vượt 2.000 USD/ounce sáng nay, giá vàng thế giới đã quay đầu giảm 15 USD/ounce xuống còn 1.985,6 USD/ounce, tương đương với 55 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí).
Bên cạnh kim loại quý, giá các loại hàng hóa khác như dầu thô, lúa mì cũng không ngừng tăng sốc. Đến sáng nay, giá dầu Brent có thời điểm chạm 130 USD, tăng hơn 10% so với phiên trước, trước khi giảm nhẹ trở lại về khoảng 126 USD; giá dầu thô WTI cũng tăng lên 126,8 USD tăng 10,2% so với phiên trước. Đây là mức tăng cao nhất trong ngày kể từ tháng 5.2020.
Giá vàng tiếp tục nhảy vọt khi chiến sự ở Ukraine "nóng càng thêm nóng". Hiện tại, giá các mặt hàng như lúa mì tăng khoảng 40%, palladium tăng 22% và dầu tăng 20% so với tuần trước.
Các chuyên gia nhận định, dư địa tăng giá của vàng còn rất nhiều vì giới đầu tư không thể tìm được hầm trú ẩn nào tốt hơn. Do đó, giá kim loại quý có thể cán mốc 2.000 USD/ounce trong thời gian tới nếu mối quan hệ giữa Nga và Ukraine tiếp tục căng thẳng.
Hiện tại, chiến sự ở Ukraine đang tác động mạnh đến giá dầu. Sự gián đoạn nguồn cung đã đẩy "vàng đen" vượt 125 USD/thùng, cao nhất kể từ năm 2008.
Ông Nicky Shiels từ hãng MKS PAMP SA nhận định, giá vàng sẽ còn tăng trong thời gian tới vì các yếu tố sau: Thứ nhất là chiến sự tiếp tục "nóng" ở Ukraine; Thứ hai là mức độ lạm phát gia tăng; Thứ ba là các quyết sách về lãi suất từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Tuần trước, tại cuộc họp với Thượng viện Mỹ, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng: "Mọi thứ bây giờ đều bấp bênh và khó đoán định nên chúng tôi sẽ đưa ra những quyết sách thận trọng".
Phát biểu tại cuộc họp, người đứng đầu Fed còn ủng hộ mức tăng 25 điểm cơ bản vào tháng 3. Theo ông, việc tăng điểm này sẽ là đòn bẩy, duy trì đà phục hồi của nền kinh tế trong bối cảnh lạm phát.
Theo dự kiến, Fed sẽ tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022 và đợt điều chỉnh đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 3. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự báo, con số trên không phải là 3 mà có thể là 4 hoặc 5.