Gạch bê tông bọt là gì? Tìm hiểu về gạch bê tông bọt
BÀI LIÊN QUAN
Những điều cần biết về gạch bê tông đặcGạch bê tông trồng cỏ - giải pháp hoàn hảo trong mọi công trình cảnh quanGạch Bê tông giả đá: thông tin chi tiết và ứng dụng trong thi công sân vườn, vỉa hèGạch bê tông bọt là gì?
Định nghĩa
Gạch bê tông bọt là gì? Là dòng gạch thuộc loại bê tông nhẹ, với các lỗ rỗng phân bố đều trong cấu trúc. Khi ở thể rắn thì nó là loại bê tông có cốt liệu khí, trọng lượng rất nhẹ chỉ bằng ⅓ hoặc ½ so với gạch đất nung. Nhờ kết cấu có bọt khí mà độ nặng giảm đi khá nhiều, thậm chí loại gạch này còn có thể nổi được trên mặt nước.
Gạch bê tông bọt được làm từ các thành phần chính gồm xi măng, tro, cát, nhiệt điện, chất tạo bọt và một số chất phụ gia khác. Quá trình sản xuất gạch tạo ra hàng triệu bọt khí li ti như tổ ong, kích thước siêu nhỏ, nhờ sự đặc biệt này mà gạch có công năng rất tốt trong các công trình về hiệu quả chống cháy, nhiệt, cách âm.
Quy trình sản xuất gạch bê tông bọt là gì?
Gạch bê tông bọt được sản xuất từ hỗn hợp các nguyên vật liệu được trộn đều với nhau, sử dụng khuôn thép làm định hình. Trong thời gian bắt đầu đông đặc lại, phản ứng sinh khí tạo lỗ rỗng kín làm cho khối bê tông trương lên và nở to ra.
Chính nhờ quy trình sản xuất này mà gạch bê tông bọt có khối lượng thể tích thấp. Gạch thành phẩm sau khi đóng rắn được tháo khuôn, chia thành từng gạch block theo kích thước tiêu chuẩn hoặc yêu cầu của nhà thầu và đưa vào thiết bị chưng áp. Tại đây, gạch bê tông bọt sẽ được gia tăng cường độ nén trong môi trường hơi nước bão hòa, nhiệt độ và áp suất cao.
Cách thi công gạch bê tông bọt là gì?
Chuẩn bị dụng cụ
Khi thi công gạch bê tông bọt cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và nguyên liệu như xi măng, cát, gạch bê tông bọt. Trước khi xây cần tưới nước cho gạch để gạch đạt độ ẩm nhất định để bảo đảm độ liên kết của gạch. Phải pha trộn vữa theo đúng sự hướng dẫn của nhà sản xuất để bảo đảm độ kết dính giữa các viên gạch.
Thi công xây gạch bê tông bọt
Vì gạch có kích thước chuẩn nên khi xây gạch cần xây thẳng hàng và phẳng cả hai mặt. Xây hàng gạch đầu tiên luôn quan trọng dù bằng bất cứ loại gạch nào vì nó sẽ ảnh hưởng đến các hàng gạch tiếp theo. Đầu tiên ta cần bắt mốc, căng dây và dùng thước để kiểm tra độ thẳng của hàng gạch.
Cứ mỗi 2 đến 3 lớp gạch được xây xong thì cần miết lại phần vữa gạch để bề mặt tường được bằng phẳng. Tuyệt đối không di chuyển các viên gạch đã xây vì vữa đã khô nên không thể gỡ viên gạch ra được.
Bước 1: Định vị tường và chiều dài của tường bằng máy đo trắc đạc
Bước 2: Căng dây chỉ để xác định độ cao của lớp gạch và mặt phẳng xây
Bước 3: Trộn vữa bằng máy trộn chuyên dụng, theo công thức pha trộn của nhà sản xuất để đảm bảo vữa xây đạt độ dẻo theo yêu cầu. Gạch bê tông bọt không tốn nhiều vữa, thi công rất nhanh nên chỉ trộn đủ số vữa cần dùng, tránh gây lãng phí.
Bước 4: Sử dụng bay chuyên dụng để thi công, Độ dày lớp vữa tiêu chuẩn là từ 2mm đến 3mm
Bước 5 : Đặt gạch ngay ngắn theo dây chỉ đã căng ban đầu
Bước 6 : Dùng thước Nivo đo chính xác đường gạch và xác định mặt phẳng cần xây
Bước 7: Sử dụng búa cao su gõ lên bề mặt gạch để hồ dính lên toàn bộ gạch
Bước 8: Sử dụng bát neo thẳng để xây giúp tường nối không bị đứt đoạn. Trong khi thi công nếu phải cắt gạch thì có thể dùng cưa tay hoặc cưa máy đều được.
Ưu nhược điểm của gạch bê tông bọt là gì?
Với nhiều ưu điểm nổi trội nhưng bên cạnh đó, dòng gạch này vẫn xuất hiện một vài nhược điểm không thể phủ nhận. Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu ưu điểm của gạch bê tông bọt là gì nhé!
Ưu điểm của gạch bê tông bọt là gì?
Gạch bê tông bọt là dòng sản phẩm có nhiều ưu điểm nổi bật. Được các nhà thầu và nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Vậy gạch bê tông có những ưu điểm cụ thể gì?
Trọng lượng của gạch nhẹ
Gạch bê tông bọt có trọng lượng rất nhẹ, do thành phần bọt khí bên trong vật liệu chiếm đến 80% toàn bộ cấu tạo gạch. VÌ vậy khối lượng gạch chỉ bằng khoảng ¼ so với gạch bê tông thường. Đặc tính nổi bật này giúp quá trình vận chuyển thuận tiện hơn, thi công nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Gạch bê tông bọt có khả năng cách nhiệt và tiết kiệm năng lượng
Chỉ số dẫn nhiệt của gạch bê tông bọt rất thấp. Vì vậy mà có thể chịu được nhiệt độ khắc nghiệt, chống nóng cao, mang đến hiệu ứng hạ mát, đông ấm cho nhà ở. Giảm thiểu tối đa các chi phí năng lượng điều hòa đáng kể. Ngoài ra, bức tường xây bằng gạch bê tông bọt còn có thể chịu đựng được mức nhiệt lên tới 1200 độ C của những đám cháy thông thường mà không bị cong vênh, co ngót hay thay đổi kết cấu nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột.
Độ bền vững và tính chính xác cao
Gạch bê tông bọt có cốt liệu gốc là bê tông, vật liệu mang tính đồng nhất. Nhờ quá trình chưng khí áp cách thuỷ mà vật liệu có cường độ chịu lực lớn, mức độ bền vững và tính ổn định hơn so với bê tông thường. Kích thước của dòng gạch trong xây dựng cũng khá lớn, đảm bảo theo đúng quy chuẩn, do vậy quá trình thi công gia tăng độ chính xác hơn, giảm thiểu lượng vữa hay xi măng trát mặt phẳng.
Cách âm tốt
Cấu trúc những hạt bọt khí li ti trong gạch có chức năng tản âm, làm giảm khả năng hấp thụ âm thanh hiệu quả. Dù tác động đến từ bên ngoài hay bên trong thì sóng âm cũng sẽ bị chia nhỏ và chuyển động theo đường zíc zắc, giảm đến mức tối đa khi đi qua tường gạch bê tông bọt.
Chống côn trùng và thân thiện với môi trường
Nhờ liên kết cấu trúc bền chắc mà gạch bê tông bọt không bị tấn công bởi kiến, mọt, mối hoặc các loại côn trùng khác trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau. Dòng gạch này còn rất thân thiện với môi trường. Nguồn nguyên vật liệu đầu vào không gây hại sức khỏe, không khai thác từ tự nhiên làm ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường. Quy trình sản xuất tối ưu hoá làm giảm lượng khí thải gây ô nhiễm và tác động đến hiệu ứng nhà kính.
Nhược điểm của gạch bê tông bọt là gì?
- Tốn thời gian trong việc cắt bớt gạch vì viên gạch có kích thước lớn nên thường không chẵn số gạch.
- Không thể treo được các loại vật nặng với loại vít nở.
Ứng dụng của gạch bê tông bọt là gì?
Với nhiều tính năng nổi bật hơn các dòng gạch khác, gạch bê tông bọt được ứng dụng trong nhiều loại công trình phổ biến từ nhà ở dân dụng đến các công trình công cộng.
Dùng gạch bê tông bọt làm gạch xây nhà, tường rào vây quanh. Đây là ứng dụng được nhiều khách hàng quan tâm nhất. Các tường bao không chịu tải trọng cũng có thể xây dựng bằng cách đổ khuôn trực tiếp trong cốp pha. Xây tường gạch bê tông bọt rất nhanh, giá gạch rẻ, tiết kiệm được chi phí và thời gian thi công và tiền lương nhân công.
Thi công nhà cấp 4 ở nông thôn bằng gạch bê tông bọt khí giúp những người có thu nhập thấp mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình nhà ở tuyệt đối. Thi công nhanh, dễ dàng ( đổ trực tiếp tường trong cốp pha định hình tiêu chuẩn)
Ngoài ra có thể sử dụng gạch bê tông bọt làm sàn nhà, xây dựng tường cách âm,thi công xây dựng kho đông lạnh, chống cháy ( chỉ số truyền nhiệt của gạch bê tông bọt chỉ bằng 15-20% so với gạch đất nung). Hoặc dùng để đổ mái trần cách nhiệt, giúp không gian nhà ở trở nên mát mẻ và thoáng đãng.
Dùng gạch bê tông bọt để lấp các lỗ hổng, các hào rãnh: bê tông bọt không lún, dùng máy đầm chặt để san bằng các lỗ hổng rất nhanh. Đặc biệt hữu hiệu trong sửa chữa các công trình,vật cản chống cháy trong các ống kỹ thuật của nhà cao tầng, đường ống,…
Ngoài ra, gạch bê tông bọt còn được ứng dụng ở nhiều dạng công trình khác như xây bể bơi, làm nền đường, lấn biển xây cảng,…Vẫn bảo đảm chất lượng mà không bị tác động từ điều kiện nhiệt độ khác nhau.
Sự khác nhau giữa gạch nhẹ AAC và gạch bê tông bọt là gì?
Hiện tại, vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa gạch nhẹ AAC và gạch bê tông bọt. Về điểm chung, hai sản phẩm đều có gốc cốt liệu là bê tông, thuộc dòng gạch không nung với khối lượng siêu nhẹ và không chìm trong nước.
Tuy nhiên, về bản chất, gạch AAC có trọng lượng nhẹ hơn so với bê tông bọt. Chất lượng gạch siêu nhẹ cũng chắc chắn và có độ bền hơn nhờ công nghệ sản xuất AAC hoàn toàn khép kín. Về mức độ đáp ứng nhu cầu, gạch AAC chỉ mất 4 ngày để cho ra lò một mẻ gạch thành phẩm đạt tiêu chuẩn. Trong khi đó, gạch bê tông bọt phải mất đến khoảng 28 ngày nên về điểm này gạch AAC vượt trội hơn hẳn.
Nhưng khi xét về yếu tố giá thành sản phẩm, gạch bê tông bọt có giá rẻ hơn (<1.000.000đ /khối), còn giá gạch AAC dao động trong khoảng 1.100.000đ/khối – 1.200.000đ/khối.
Những lưu ý khi thi công công trình bằng gạch bê tông bọt là gì?
- Sử dụng loại vữa chuyên dụng dành riêng cho gạch bê tông bọt
- Có thể thay thế vữa chuyên dụng bằng vữa xi măng cát
- Nên đổ đà, giằng và các cột bê tông phụ.
- Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa tường gạch bê tông khí chưng áp với trần bê tông, dầm và cột.
- Thi công các hệ thống MEP âm vào trong tường.
- Nên hoàn thiện việc xây, tô, trát cho tường gạch bê tông khí chưng áp.
- Nên thi công lắp đặt các thiết bị lên trên bề mặt của tường gạch bê tông khí chưng áp.
Lời kết
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi tổng hợp được về gạch bê tông bọt bao gồm quy trình sản xuất, ưu điểm nhược điểm, cách thi công gạch cũng như tính ứng dụng của nó. Hy vọng đã giải đáp được thắc mắc gạch bê tông bọt là gì? cho các bạn và giúp mọi người có cái nhìn tổng quát hơn về dòng sản phẩm này.