meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

EU lo lắng trước viễn cảnh Nga cắt đứt nguồn cung khí đốt

Thứ tư, 09/03/2022-11:03
Trước tình hình Nga doạ cắt cung cấp nguồn cung khí đốt cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc) như một động thái đáp trả của Nga đối với các biện pháp trừng phạt mà phương Tây hiện đang áp lên nước này trước xung đột Nga - Ukraine, động thái như vậy của Moscow có thể làm gia tăng sự biến động thị trường năng lượng, làm áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng

Nga đe doạ sẽ cắt nguồn cung khí đốt


Giá dầu 7/3 đã tăng vọt lên mức 139 USD/thùng, được biết đây là mức giá cao nhất kể từ năm 2008.
Giá dầu 7/3 đã tăng vọt lên mức 139 USD/thùng, được biết đây là mức giá cao nhất kể từ năm 2008.

Giá dầu có thể tăng cao lên ngưỡng 300 USD/thùng dầu nếu phương Tây ban hành lệnh trừng phạt lên Nga, cấm nhập khẩu năng lượng từ nước này.

Phó thủ tướng Nga Alexander Novak hôm 7/3 vừa qua đã đề cập tới dự án Nord Stream 2, cung cấp khí đốt từ Nga sang Đức hiện đã bị chính quyền Berlin đình chỉ quyết định phê duyệt vào hồi đầu tháng trước. Ông cho biết Nga hoàn toàn có quyền đưa ra biện pháp tương xứng bằng việc cắt nguồn cung khí đốt thông qua hệ thống đường ống Nord Stream 1.

Sau khi phía Đức có động thái đóng băng dự án Nord Stream 2 thì giờ đây Nord Stream 1 đã trở thành một trong những nguồn cung cấp khí đốt chủ yếu tại Nga sang các nước châu Âu.

Phó thủ tướng Nga cho biết ông chưa có suy nghĩ sẽ đưa ra quyết định đó nhưng các chính trị gia tại châu Âu đã buộc chúng tôi vào tình thế như vậy bằng những cáo buộc chống lại nước Nga.

Tuyên bố trên được Nga đưa ra trong bối cảnh các lãnh đạo châu Âu vào ngày 10/3 sắp tới sẽ họp tại Versailles, Pháp để thảo luận về những biện pháp nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ và khí đốt của Nga.

Ông Novak đã cảnh báo phía EU nếu quyết định dừng nhập khẩu dầu mỏ từ Nga, sẽ dẫn tới rất nhiều hậu quả nặng nề đối với thị trường toàn cầu. Ông nói thêm rằng chưa thể đoán được giá dầu sẽ còn leo thang đến đâu nữa, sẽ dừng lại ở 300 USD/thùng hoặc cũng có thể cao hơn, điều này sẽ khiến châu Âu sẽ mất hơn một năm trời để có thể tìm nguồn cung thay thế nguồn dầu nhập hiện nay từ Nga với mức giá sẽ không hề rẻ.


Được biết đường ống Nord Stream 2 có chiều dài 1.230 km nhằm dẫn nguồn khí đốt từ Nga sang phía Đức thông qua biển Baltic.
Được biết đường ống Nord Stream 2 có chiều dài 1.230 km nhằm dẫn nguồn khí đốt từ Nga sang phía Đức thông qua biển Baltic.

Phó thủ tướng còn tuyên bố rằng các chính trị gia châu Âu cần phải cảnh báo tới công dân và những người tiêu dùng của mình một cách trung thực về những điều mà họ sắp phải trải qua. Nếu các nước muốn từ chối nguồn cung cấp năng lượng từ phía Nga thì Nga cũng sẽ sẵn sàng làm như vậy, họ biết nơi họ có thể chuyển hướng xuất khẩu.

Được biết đường ống Nord Stream 2 có chiều dài 1.230 km nhằm dẫn nguồn khí đốt từ Nga sang phía Đức thông qua biển Baltic, đường ống này không hề đi qua Ukraine hay Ba Lan, đường ống xây dựng từ năm 2018 và đã hoàn thành vào năm ngoái nhưng chưa được hoạt động. Đức đã đình chỉ phê duyệt sau khi Nga mở ra cuộc xung đột vũ trang với Ukraine.

Giá dầu hôm qua đã tăng vọt lên mức 139 USD/thùng, được biết đây là mức giá cao nhất kể từ năm 2008, ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo rằng Washington và các đồng minh châu Âu hiện đang trong quá trình xem xét cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Vào tuần trước, giá dầu thô trên thế giới đã ghi nhận tăng mạnh nhất trong 2 năm trở lại đây, được biết lý do tới từ cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine đã dẫn tới nỗi lo thiếu thốn nguồn cung trên toàn cầu.


Việc thay thế nguồn cung khí đốt của Nga là điều không hề dễ dàng.
Việc thay thế nguồn cung khí đốt của Nga là điều không hề dễ dàng.

40% khí đốt của châu Âu tới từ Nga và tỷ lệ này đang dần tăng lên những năm trở lại đây. Khi phương Tây liên tục gây khó khăn cho Nga bằng những biện pháp trừng phạt, EU vào hồi đầu tuần trước đã phải chi trả khoảng 722 triệu USD tiền khí đốt mỗi ngày cho Mát-xcơva. Mức này đã tăng cao gấp ba lần trước khi cuộc chiến vũ trang giữa Nga và Ukraine xảy ra theo viện nghiên cứu Bruegel.

Việc thay thế nguồn cung khí đốt của Nga là điều không hề dễ dàng, nhiều kho LNG - lưu trữ khí tự nhiên hoá lỏng mà châu Âu đã mua từ Qatar và Mỹ hiện đã hết sức chứa. Hai kho lưu trữ mới mà phía Đức đã phê duyệt trong tuần này dự kiến sẽ sớm được xây dựng trong ba năm tới.

Theo các nhà phân tích, năng lượng tái tạo hiện cần thêm nhiều thời gian để tạo ra thêm sự khác biệt. Các nhà cung cấp khí đốt cận kề như Algeria, Na Uy, Azerbaijan khó có thể mở rộng quy mô sản xuất. Mạng lưới các đường ống dẫn khí đốt ở châu Âu khá chắp vá, thiếu liên kết, việc phân phối các nguồn khí đốt bổ sung sẽ gặp nhiều khó khăn.

Mọi lô hàng LNG khi được vận chuyển bằng đường biển được biết có giá thành cao hơn rất nhiều so với khi đốt qua đường ống Nga, đe doạ nền kinh tế châu Âu vốn đang vật lộn với tình trạng lạm phát. Được biết, để làm đầy kho dự trữ khí đốt của EU trước mùa đông tới sẽ tốn ít nhất xấp xỉ 76,5 tỷ USD theo thời giá hiện nay, trong khi con số chỉ dừng ở mức xấp xỉ 13 tỷ USD vào những năm trước đó.

Động thái của EU


Mọi lô hàng LNG khi được vận chuyển bằng đường biển được biết có giá thành cao hơn rất nhiều so với khi đốt qua đường ống Nga, đe doạ nền kinh tế châu Âu.
Mọi lô hàng LNG khi được vận chuyển bằng đường biển được biết có giá thành cao hơn rất nhiều so với khi đốt qua đường ống Nga, đe doạ nền kinh tế châu Âu.

Ngay sau khi Mỹ kêu gọi phía châu Âu hạn chế nhập khẩu các sản phẩm năng lượng của Nga được biết mới đây giá khí đốt châu Âu đã tăng vọt lên mức 64%, khoảng 335 Euro/MWh

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gần đây thông báo rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden đang "thảo luận vô cùng tích cực" với phía châu Âu về vấn đề hạn chế nhập khẩu khí đốt và dầu thô từ Nga. Sau thông tin trên, thị trường năng lượng đã trở nên vô cùng hỗn loạn.

Sau đó, giá khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt tại Hà Lan đã có thời điểm tăng cao lên ngưỡng 64%, khoảng 335 Euro/MWh, tương đương với 600 USD một thùng dầu.

Theo chuyên gia phân tích chiến lược hàng hoá tại Saxo Bank - ông Ole Hansen chia sẻ với Bloomberg, cho biết ông không còn từ ngữ nào để diễn tả trước những diễn biến căng thẳng và phức tạp của thị trường khí đốt.

Theo Bloomberg thông tin, GDP của Liên minh châu Âu có thể xu hướng giảm tới 1% hoặc 2,2% một năm, nếu dòng chảy khí đốt này từ Nga giảm xuống mức 0. Tại thời điểm hiện nay, GDP của EU dự kiến sẽ mất đi 0,6% trong tình hình mọi hàng hoá đều đang trong cơn sốt giá.

Nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu hiện đang có động thái thúc đẩy nhanh các dự án năng lượng tái tạo, và đang trong quá trình trao đổi với các những nhà xuất khẩu năng lượng khác như Mỹ, Na-Uy, Ai Cập, Algeria, Qatar và Azerbaijan nhằm đáp ứng nhu cầu về khí đốt.


Theo Bloomberg thông tin, GDP của Liên minh châu Âu có thể xu hướng giảm tới 1% hoặc 2,2% một năm, nếu dòng chảy khí đốt này từ Nga giảm xuống mức 0.
Theo Bloomberg thông tin, GDP của Liên minh châu Âu có thể xu hướng giảm tới 1% hoặc 2,2% một năm, nếu dòng chảy khí đốt này từ Nga giảm xuống mức 0.

Mặc dù chỉ chưa đầy hai tuần nữa, châu Âu sẽ sớm bước sang mùa xuân nhưng nhu cầu sưởi ấm của con người hiện nay vẫn tăng cao, và vấn nạn lạm phát năng lượng đang dần rút cạn túi tiền của các gia đình tại đây.

Theo báo Faktor đưa tin, ở một diễn biến mới đây, một nhà cung cấp năng lượng được biết đã ngừng cung cấp dầu sưởi cho toà nhà Quốc hội Bosnia & Herzegovina ở thành phố Sarajevo do chi phí giá tăng quá cao. Điều này khiến toà nhà hiện đang không dùng được chức năng dùng để sưởi ấm.

Diễn biến căng thẳng của cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine có nguy cơ sẽ làm giảm mạnh hoặc sẽ cắt đứt hẳn nguồn cung khí đốt từ Nga. Dưới hình thức trừng phạt từ phương Tây hoặc từ sự trả đũa của Moscow đối với các lệnh trừng phạt vừa qua.

Công ty nghiên cứu thị trường Wood Mackenzie cho rằng châu Âu vẫn có thể tồn tại mà không cần tới nguồn cung khí đốt từ Nga. Mặc dù vậy, giá khí đốt và hàng hoá sẽ sớm tăng đột biến, ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế của các gia đình và các doanh nghiệp tại châu Âu.

Với mức thấp kỷ lục vào đầu mùa đông này, kho dự trữ khí đốt của Liên minh châu Âu đã quay về lại mức trung bình 5 năm. Nhà phân tích về mảng khí đốt châu Âu tại WoodMac - bà Kateryna Filippenko cho biết rằng mặc dù mức dự trữ như vậy nhưng hiện tại đó vẫn ở mức thấp.


Hôm 7/3 vừa qua, thủ tướng Đức Olaf Scholz chia sẻ rằng dầu thô và khí đốt từ nguồn cung Nga rất quan trọng trong nền kinh tế châu Âu.
Hôm 7/3 vừa qua, thủ tướng Đức Olaf Scholz chia sẻ rằng dầu thô và khí đốt từ nguồn cung Nga rất quan trọng trong nền kinh tế châu Âu.

Bà Filippenko còn cho biết rằng, với nguồn dự trữ hiện tại, Liên minh châu Âu vẫn có thể vượt qua mùa đông này một cách an toàn. Nhưng nếu nguồn cung cấp khí đốt vẫn chưa được tăng thêm, nguồn dự trữ vẫn luôn ở mức thấp như thế trước tháng 4 tới sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng khí đốt đối với châu Âu.

Nếu dòng chảy khí đốt của Nga xuất sang EU vẫn ở mức thấp, và lệnh trừng phạt của phương Tây vẫn cấm nhập khẩu năng lượng của Nga, thì EU cần nhanh chóng tìm ra những nhà cung cấp khác thay thế, nếu không nhanh chóng, vấn nạn lạm phát nặng lượng vẫn sẽ tiếp tục tàn phá kinh tế tại địa phương.

Sự phụ thuộc của EU vào nguồn cung năng lượng từ Nga là một trong những lý do quan trọng khiến các nhà lãnh đạo tại đây phải tính toán, khi bàn bạc các biện pháp có thể đáp trả được Nga trong việc tấn công Ukraine. Tuy nhiên, nhiều chính trị gia EU vẫn luôn tỏ ra thận trọng trong những hành động tức thì lên Nga. Đó là lý do tại sao Đức phản đối đề xuất cấm nhập khẩu dầu từ phía Nga.

Hôm 7/3 vừa qua, thủ tướng Đức Olaf Scholz chia sẻ rằng dầu thô và khí đốt từ nguồn cung Nga rất quan trọng trong nền kinh tế châu Âu.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước