Dùng CCCD gắn chip thay cho BHYT khi khám chữa bệnh như thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
Người lao động nghỉ hưu khi đã đóng đủ BHXH 20 năm sẽ được nhận những trợ cấp gì?Từ năm 2022, đóng BHXH đủ 30 năm sẽ được hưởng lương hưu bao nhiêu?F0 khỏi bệnh khi đi khám hậu Covid-19 sẽ được BHYT chi trả bao nhiêu?Theo Bộ Y tế, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an từng bước tiến hành đồng bộ dữ liệu quốc gia về bảo hiểm cùng với dữ liệu của quốc gia về dân cư, xây dựng những giải pháp kỹ thuật để đảm bảo việc tra cứu BHYT thông qua thẻ CCCD gắn chíp.
Vì thế, thông tin về thẻ BHYT đã được tích hợp trong dữ liệu của CCCD. Do đó hiện nay, người dân có thể dùng thẻ CCCD gắn chip để thay thế cho thẻ BHYT trong việc khám chữa bệnh.
Cụ thể, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 533/BHXH-CSYT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân. Nội dung của công văn là triển khai thí điểm sử dụng CCCD gắn chip trong khám chữa bệnh BHYT.
Trước đó, Công văn 931/BYT-BH đã quy định rõ, các cơ sở khám, chữa bệnh cần phải thông báo công khai để người bệnh có thể biết, đồng thời triển khai tiếp đón người bệnh khi đi khám, chữa bệnh BHYT bằng CCCD có gắn chip hoặc qua ứng dụng VNEID - áp dụng đối với những công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp.
Thời điểm hiện tại, vấn đề xác thực thông tin công dân giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân cùng với bảo hiểm đang dần được hoàn thiện. Đối với người dân đi khám chữa bệnh lần đầu nên mang theo thẻ BHYT cùng với giấy tờ tùy thân có ảnh hoặc điện thoại đã được tích hợp ứng dụng VssID - BHXH số.
Nếu công dân đi khám chữa bệnh khi kiểm tra CCCD gắn chip hoặc qua ứng dụng VNEID đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT, cơ sở khám chữa bệnh sẽ thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT, đồng thời tiến hành tiếp đón người bệnh theo quy trình khám chữa bệnh của BHYT hiện hành.
Đối với những trường hợp kiểm tra nhưng không có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT, người bệnh có thẻ BHYT thực hiện việc khám chữa bệnh theo quy trình khám chữa bệnh BHYT hiện hành. Theo đó, người bệnh sẽ xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ tùy thân có ảnh, hoặc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để thực hiện việc khám chữa bệnh tại các cơ sở.
Nếu bệnh nhân chưa được cấp CCCD có gắn chip, các cơ sở y tế vẫn tiếp đón người dân đúng theo quy trình khám chữa bệnh BHYT hiện hành, tức là xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh. Ngoài ra, người dân có thể thông báo, cung cấp tới các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT tài liệu hướng dẫn tra cứu thông tin thẻ BHYT thông qua CCCD gắn chip tại địa chỉ https://gdbhyt.baohiemxahoi.gov.vn hoặc tra cứu thông qua hàm tra cứu tự động (API).
Bộ Công An cũng khẳng định, CCCD gắn chip điện tử có độ bảo mật cao cùng dung lượng lưu trữ lớn, có thể tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm, điển hình như chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, hạ tầng khóa bảo mật công khai, ứng dụng mật khẩu một lần…
Đáng chú ý, CCCD gắn chip ra đời có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với thẻ CMND và CCCD mã vạch. Khi sử dụng CCCD gắn chip có thể thay thế một số giấy tờ như CMND, hộ chiếu trong một số trường hợp, các giấy tờ đã tích hợp thông tin trên CCCD gắn chip như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe,…