meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dự báo bất động sản trong chu kỳ mới: Mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn và bền vững lên ngôi?

Thứ tư, 29/03/2023-09:03
Các công ty bất động sản toàn cầu thường nhắc đến việc trở thành một công ty “trung hòa carbon” hoặc đạt được “net zero” hoặc áp dụng yếu tố ESG, nhưng điều đó thực sự có nghĩa là gì?

Xu hướng mới cho các nhà đầu tư với bất động sản xanh

ESG là bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng, được viết tắt bởi Environmental (môi trường), Social (xã hội) và Governance (quản trị doanh nghiệp). Từ khi ra đời vào năm 2004, bộ tiêu chí này đã trở thành xu thế trong nhiều lĩnh vực. Các thuật ngữ hay khái niệm tương tự là đầu tư có trách nhiệm xã hội, đầu tư tác động, đầu tư có trách nhiệm hoặc bền vững.


Doanh nghiệp sẽ bị đào thải nều không sớm thiết lập ESG
Doanh nghiệp sẽ bị đào thải nều không sớm thiết lập ESG

Carbon là một từ khóa được nhắc đến rất nhiều trong giai đoạn năm 2015, từ những cuộc họp nhỏ đến những sự kiện quy mô lớn, và Covid-19 đã khuếch đại tầm quan trọng của từ khóa này rộng khắp toàn cầu. Khi lệnh giãn cách được áp dụng dẫn việc số lượng nhân viên đến văn phòng ít hơn, đã làm giảm đáng kể lượng khí thải phát ra từ các tòa nhà văn phòng, vô tình giúp nhiều doanh nghiệp đạt được các mục tiêu bền vững.

Tuy nhiên, trong một báo cáo gần đây của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã chỉ ra rằng mục tiêu 2°C được đề ra trong Thỏa thuận Khí hậu Paris trước đó đã không còn đủ để bảo vệ hệ sinh thái và nền kinh tế khỏi những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhận định: “Những năm gần đây, các đô thị lớn của Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về đô thị hóa, tuy nhiên mật độ xây dựng dày đặc của các dự án tòa nhà văn phòng, bán lẻ cũng như chung cư cao tầng đang chen chúc trên quỹ đất ngày càng co hẹp. Hiện tượng này cũng làm tăng mật độ dân số tập trung ở một khu vực, dẫn đến tình trạng quá tải về cơ sở hạ tầng, tỷ lệ mảng xanh so với đầu người giảm xuống rất thấp,” bà Trang chia sẻ.

Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường năm 2020 cho biết, tỷ lệ trung bình diện tích cây xanh trên đầu người dân TP.HCM chỉ đạt 0,55 m2/người. Theo ước tính, mỗi người dân đô thị cần diện tích khoảng 10m2 cây xanh để bảo đảm đủ không khí trong lành cho cuộc sống.

Không gian xanh công cộng sẽ bị thu hẹp hoặc mất đi hoàn toàn nếu chủ đầu tư chỉ quan tâm đến việc tận dụng tối đa quỹ đất để xây dựng dự án mà không thực sự quan tâm đến việc tạo không gian sống xanh kết nối giữa các tòa nhà và các tiện ích công cộng khác. Các doanh nghiệp cần nhận ra việc giảm khí thải carbon vô cùng quan trọng để giảm thiểu biến đổi khí hậu, tuyển dụng và giữ chân nhân viên, đồng thời phục vụ khách hàng, cổ đông và các bên liên quan tốt hơn.

Các nhà đầu tư đang tập trung nhiều vào các chỉ số Môi trường, Xã hội và Quản trị Doanh nghiệp (ESG) hơn bao giờ hết. Trong năm 2020, các nhà đầu tư từ quỹ tương hỗ và quỹ hoán đổi danh mục (ETF) đã chi 288 tỷ USD vào các tài sản bất động sản ESG, tăng 96% so với 2019. Điều này được thúc đẩy bởi vì các nhà đầu tư nhận ra rằng các công ty tập trung vào ESG và giảm lượng khí thải carbon sẽ mang lại cho họ những khoản đầu tư vượt trội hơn so với các công ty cùng ngành.

Với những thúc đẩy từ cộng đồng kinh doanh, số lượng các công ty cam kết giảm phát thải carbon đã tăng lên trong vài năm qua, thậm chí nhiều công ty đã dời mục tiêu sớm hơn vào năm 2030 so với thời gian ban đầu là năm 2050. Nhưng những mục tiêu đầy tham vọng về việc không phát thải carbon thực sự có ảnh hưởng gì?

Trở nên “trung hòa carbon”

Trung hòa carbon là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình huống trong đó các công ty đã “bù trừ” hoặc cân bằng lượng carbon mà họ thải vào khí quyển thông qua việc giảm thiểu và/hoặc tiết kiệm lượng carbon tương đương ở những nơi khác. Trong khi đó, “net zero” có nghĩa là không có bất kỳ lượng carbon nào được tạo ra trong quá trình hoạt động của bất động sản, và điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đó cũng sẽ không tham gia vào những dự án chưa cam kết và có kế hoạch thực hiện ESG. Ngày nay, các thuật ngữ “trung hòa carbon” hay “net zero” hay ESG, bền vững thường được sử dụng như nhau.


Các nhà đầu tư đang tập trung nhiều vào các chỉ số Môi trường, Xã hội và Quản trị Doanh nghiệp (ESG) hơn bao giờ hết.
Các nhà đầu tư đang tập trung nhiều vào các chỉ số Môi trường, Xã hội và Quản trị Doanh nghiệp (ESG) hơn bao giờ hết.

Dựa trên ước tính của Cushman & Wakefield, đến năm 2050 sẽ có 6,6 tỷ mét vuông bất động sản thương mại trên 143 quốc gia. Và chi phí để khử carbon trên thị trường bất động sản toàn cầu ước tính vào khoảng 18 nghìn tỷ USD. Hầu hết các tổ chức đang nỗ lực để đạt mục tiêu giảm lượng khí thải, sử dụng các nguồn năng lượng sạch và bù đắp mọi lượng khí thải còn lại.

Nhà đầu tư, nhân viên và các bên liên quan khác ngày càng quan tâm đến hoạt động môi trường của công ty, và họ yêu cầu các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về những tác động đối với biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, việc tính toán lượng khí thải carbon của bất động sản là một bước cần thiết, nhưng làm thế nào để làm được điều này?

Các công ty muốn thể hiện cam kết đối với biến đổi khí hậu đang áp dụng Sáng kiến mục tiêu dựa trên cở sở khoa học (SBTi), nhằm đánh giá lượng khí thải carbon cần thiết để giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1,5°C và 2° theo Hiệp định Khí hậu Paris. Nếu bất động sản không đi đúng hướng, SBTi sẽ thiết lập lại số lần cắt giảm carbon cần thiết mỗi năm.

Nhiều tổ chức cũng áp dụng phương pháp Khí nhà kính (GHG), một tiêu chuẩn quốc tế bắt đầu từ cuối những năm 1990. Ngoài ra, nhiều công ty đang chọn theo đuổi tiêu chuẩn của một bên thứ ba cho mục tiêu phát thải và mua các khoản tín dụng năng lượng tái tạo (REC) được chứng nhận bằng Green-e.

Trong hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Điều này cho thấy Chính phủ và các doanh nghiệp đều đang nổ lực thay đổi cảnh quan đô thị bằng việc kết hợp công nghệ nhằm cải thiện môi trường sống. Tuy nhiên, việc hình thành những mảng xanh và địa điểm vui chơi công cộng chỉ mới bắt đầu, thành phố cần nhiều hơn sự tham gia từ người dân và nỗ lực từ phía Chính phủ để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra. Những lợi ích này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều sự thay đổi đáng kể trong tương lai, tạo ra cảnh quan và giúp môi trường sống của người dân đô thị ngày càng văn minh và tiến bộ hơn.

“Đối với những dự án bất động sản trong tương lai, nếu không sớm thiết lập ESG thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng bị đào thải”, bà Trang Bùi kết luận.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

Thu phí vào nội đô: Liệu có chuyển từ ùn tắc giao thông sang áp lực về mật độ dân cư?

TP. HCM: Siết chặt xử phạt hành vi xả rác, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Tin mới cập nhật

Nhà đầu tư phía Bắc hâm nóng bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận

2 giờ trước

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

2 giờ trước

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

7 giờ trước

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

7 giờ trước

Thu phí vào nội đô: Liệu có chuyển từ ùn tắc giao thông sang áp lực về mật độ dân cư?

11 giờ trước