Dự án bô xít, alumin quy mô 50.000 tỷ đồng của THACO có thể đặt tại Lâm Đồng
Mới đây, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng đề xuất UBND tỉnh cho phép CTCP Tập đoàn Trường Hải (THACO) khảo sát, chủ động kinh phí nghiên cứu đầu tư vào dự án “Tổ hợp nhà máy tuyển bô xít và chế biến Alumin, năng lượng tái tạo và sản xuất nông nghiệp, dự án sinh thái phát triển kinh tế - xã hội khác sau khai thác”.
Dự án tổ hợp này có quy mô 1.150ha dự kiến được thực hiện tại huyện huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng với mức đầu tư khoảng 50.000 tỷ đồng, xây dựng 3 nhà máy chính là: Nhà máy tuyển quặng bô xít quy mô 500 ha, đạt công suất 3,25 triệu tấn quặng tinh/năm; Nhà máy sản xuất nhôm có quy mô 150 ha, đạt công suất 300.000 tấn/năm; Nhà máy chế biến Alumin có quy mô 500 ha, đạt công suất 1,3 triệu tấn/năm.
Vùng nguyên liệu sẽ lấy từ khu vực quặng bô xít tại xã Lộc An, Lộc Quảng, Đambri và phường Lộc Phát. Tổng trữ lượng dự kiến là 573,1 triệu tấn quặng thô trên tổng diện tích trên 107,6 km2.
6 tháng đầu năm 2022, Thaco đạt doanh thu 50.000 tỷ đồng, dự kiến cả năm xuất khẩu đạt 533 triệu USD
Đối với mảng ô tô, trong 6 tháng đầu năm, Thaco đã bán được 66 ngàn chiếc xe và chiếm thị phần 40% cao nhất, gấp đôi so với hãng xe đứng thứ hai của Việt Nam và xuất khẩu là hơn 1.400 chiếc xe, kế hoạch của cả năm 2022 sẽ bán ra là hơn 142 ngàn xe.Thaco tham vọng đạt 20 siêu thị Emart trong 5 năm tới, đến năm 2026 mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD
Cụ thể, từ giờ đến cuối năm, Thaco đang gấp rút triển khai kế hoạch khai trương thêm hai đại siêu thị bao gồm Emart Sala Thủ Thiêm và Emart Phan Huy Ích.Theo THACO, với trữ lượng còn khá dồi dào trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đơn vị sẽ tiến hành khảo sát, thăm dò mở rộng khai thác nhằm đảm bảo dự án hoạt động trong lâu dài. Đồng thời, trong quá trình triển khai, tập đoàn sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển những dự án ngành công nghiệp, dịch vụ lợi thế như năng lượng tái tạo, nông nghiệp, dự án sinh thái phát triển kinh tế xã hội khác. Dự án ước tính dùng khoảng 5.000 lao động, nộp vào ngân sách hàng năm khoảng 3.000 tỷ đồng.
Hiện tại, rất nhiều tập đoàn cũng đang tham gia xin làm dự án bô xít, alumin tại Tây Nguyên. Theo nghiên cứu, Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới về trữ lượng và tài nguyên dự báo đạt gần 9,2 tỷ tấn quặng bô xít (quặng nhôm) nguyên khai. Trữ lượng quặng tại khu vực Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Bình Phước lên tới 4 tỷ tấn nguyên khai. Có thể thấy, Việt Nam rất có tiềm năng khai thác bô xít và chế biến Alumin, luyện nhôm quy mô lớn.
Trong tháng 4/2022, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đề xuất với tỉnh Đắk Nông được đầu tư các dự án: Dự án Nhà máy tuyển quặng công suất 5 triệu tấn/năm; Dự án chế biến alumin công suất 2 triệu tấn/năm; Dự án nhà máy Điện phân nhôm công suất 0,5 triệu tấn/năm; Dự án Nhà máy điện gió Hòa Phát công suất 1.500 MW sẽ được xây dựng tại huyện Đắk Song và Tuy Đức. Tổ hợp này được đầu tư với kinh phí hơn 4 tỷ USD.
Cùng với đó, Tập đoàn Việt Phương báo cáo lên Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông xin làm dự án tổ hợp bô-xít - alumin - nhôm Đắk Glong với quy mô 600ha tại H.Đắk Glong. Nhà máy điện phân công suất 600.000 tấn nhôm/năm với quy mô sản xuất 2 triệu tấn alumin/năm.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN (TKV) đề nghị Chính phủ xem xét đề xuất về nâng công suất 2 dự án bô-xít tại Tây Nguyên và mở rộng triển khai những dự án khác, chế biến quặng bô xít, sản xuất alumin tại những địa phương này do hai dự án đã đầu tư của doanh nghiệp này liên quan tới dự án bô xít nhôm tại Lâm Đồng và Đắk Nông ghi nhận hiệu quả kinh tế cao.
Tháng 6/2022, tỉnh Đắk Nông đã chấp thuận cho Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (Mã: DGC) nghiên cứu, khảo sát vị trí mỏ bô xít tại huyện Tuy Đức và huyện Đắk Song. Nhà máy chế biến Alumin được xây dựng tại xã Thuận Hà và Thuận Hạnh (Đắk Song). Dự kiến quy mô khai thác 2 dự án này khoảng 14,4 triệu tấn quặng bô xít/năm; 3 nhà máy tuyển quặng xây dựng với công suất 5,8 triệu tấn quặng tinh/năm. Số vốn đầu tư cả hai giai đoạn khoảng 57.000 tỷ đồng, nộp ngân sách khoảng hơn 4.800 tỷ đồng hàng năm.