meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đòn bẩy tài chính của nhiều doanh nghiệp bất động sản tăng gần 10 lần

Chủ nhật, 09/04/2023-06:04
FiinRatings cho biết, dựa theo báo cáo tài chính của 33 doanh nghiệp bất động sản chậm trả trái phiếu, thì đòn bẩy tài chính của họ đã tăng gấp 9,5 lần so với năm 2017.

Theo Zing news, báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới nhất của FiinRatings cho thấy, tính tới ngày 17/3/2023, cả nước đã có 69 tổ chức phát hành một hoặc nhiều hơn lô trái phiếu lưu hành, đã không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ với tổng giá trị hơn 4.000 tỷ đồng (trong đó 4.157 tỷ đồng chậm trả đã đáo hạn từ 2022), chiếm  8,15% giá trị trái phiếu đang lưu hành.

Trong đó có 65 doanh nghiệp đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ, các doanh nghiệp còn lại có trái phiếu đến hạn nhưng đã tái cơ cấu nợ.

Tăng 9,5 lần đòn bẩy tài chính

Trong tổng 69 doanh nghiệp trên, có 43 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực BĐS có tổng giá trị chiếm gần 84% trên tổng giá trị chậm trả của 69 doanh nghiệp. Tính tới cuối năm 2022, 69 doanh nghiệp chậm trả trên ghi nhận tổng nợ vay gần 234.000 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành gần 170.000 tỷ đồng, còn lại là vay tín dụng ngân hàng và nợ khác. 

 

69 doanh nghiệp chậm trả trên ghi nhận tổng nợ vay gần 234.000 tỷ đồng trong năm 2022
  69 doanh nghiệp chậm trả trên ghi nhận tổng nợ vay gần 234.000 tỷ đồng trong năm 2022

FiinRatings cho biết, trái phiếu chậm trả chiếm 37% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành. Phần trái phiếu còn lại chưa tới hạn thanh toán là hơn 75.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 30.000 tỷ đồng có kỳ đáo hạn trong năm 2023 và 22.000 tỷ đồng đáo hạn trong năm 2024.

Mặt khác, nhóm công ty địa ốc có tỷ lệ nợ xấu trái phiếu chiếm hơn 20%, ở vị trí thứ 2 sau ngành năng lượng. “Tuy nhiên, ngành bất động sản lại có quy mô lưu hành lớn nhất khi có hơn 396.000 tỷ đồng, chiếm 33,8% tổng giá trị lưu hành" - theo báo cáo FiinRatings.

Mặc dù ngành năng lượng có tỷ lệ nợ xấu trái phiếu ở mức cao nhất khi chiếm tới 63%, nhưng ở quy mô rất nhỏ và tập trung vào số ít doanh nghiệp, chiếm 0,3% tổng giá trị trái phiếu lưu hành.

Dựa trên báo cáo tài chính của 33 doanh nghiệp BĐS chậm trả, FiinRatings cho biết đòn bẩy tài chính của những doanh nghiệp này đã tăng gấp 9,5 lần so với cuối năm 2017. Tuy nhiên, tài sản hữu hình của họ có mức tăng khiêm tốn từ 25.000 tỷ đồng (2017) lên 33.000 tỷ đồng (2021).

Trong khi khoản phải thu và khoản đầu tư dài hạn tăng gấp hơn 4 lần. Vì dòng tiền không tập trung vào việc đầu tư tài sản sinh lời nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính đã không tăng trưởng tương xứng với khoản nợ. Khả năng trả nợ của những doanh nghiệp này đã giảm mạnh vì Ebitda chỉ tăng 4 lần, trong khi nợ vay tăng tới 15 lần. 


Nhóm công ty địa ốc có tỷ lệ nợ xấu trái phiếu chiếm hơn 20%
Nhóm công ty địa ốc có tỷ lệ nợ xấu trái phiếu chiếm hơn 20%

Trong một thời gian dài, theo FiinRatings, nợ vay trên tương quan với lợi nhuận Ebitda ở mức rất cao, lên tới 30,5 lần vào năm 2020 và 23,5 lần vào năm 2021. “Mức này quá cao so với kỳ hạn bình quân của một trái phiếu và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp” - FiinRatings nhấn mạnh.

Tỷ lệ nợ xấu trí phiếu vẫn còn tăng

Tổ chức này cho rằng, trước tình trạng cầu yếu như hiện tại, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với khó khăn phát hành trái phiếu. Đồng thời, thị trường cũng đang đợi chờ các thay đổi hỗ trợ từ chính quyền như Nghị định 08 và chính sách cụ thể về giải ngân hạn mức tín dụng cho năm 2023.

So với tháng 3/2022, lượng trái phiếu phát hành riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản đã giảm 97% về quy mô phát hành và chưa phục hồi được dù đã sang năm 2023.

Theo FiinRatings, việc tiếp diễn tình trạng tiêu cực trên thị trường có khả năng đẩy thêm nhiều doanh nghiệp, nhất là ở lĩnh vực bất động sản, chậm thanh toán nghĩa vụ trả nợ cho trái chủ trong quý II, III/2023 - thời điểm là đỉnh điểm đáo hạn trái phiếu của ngành.

Bên cạnh những yếu tố tác động chung từ môi trường kinh doanh như chính sách kiểm soát tín dụng, môi trường lãi suất cao… thì các tổ chức phát hành chậm trả nợ trái phiếu doanh nghiệp đều mang 3 đặc điểm chính về chất lượng tín dụng yếu suốt một thời gian dài trước khi vi phạm nghĩa vụ này.


Tỷ lệ nợ xấu trái phiếu vẫn tiếp tục đà tăng trong giai đoạn tới
Tỷ lệ nợ xấu trái phiếu vẫn tiếp tục đà tăng trong giai đoạn tới

Trước hết là mức đòn bẩy nợ rất cao. Thứ hai là dòng tiền trả nợ yếu vì vay nợ tăng nhưng vốn tồn đọng chính ở những khoản phải thu và đầu tư tài chính dài hạn thay vì tạo ra các tài sản cố định hữu hình hay hàng tồn kho hoàn thành khiến rủi ro cao ở thanh khoản. Cùng với đó là việc mất cân đối về kỳ hạn. Cuối cùng là kỳ hạn nợ ngắn trong khi lại âm dòng tiền kinh doanh liên tiếp nhiều kỳ trước khi xảy ra việc vi phạm nợ.

Về xu hướng tình hình trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2023 và năm 2024, FiinRatings cho rằng vấn cần phải quan tâm là 396.000 tỷ đồng đến từ 302 doanh nghiệp bất động sản trong tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp lưu hành gần 789.000 tỷ đồng với 757 doanh nghiệp phi ngân hàng.

Đơn vị này cho hay, tỷ lệ nợ xấu trái phiếu vẫn tiếp tục đà tăng trong giai đoạn tới trước khi những thay đổi về chính sách có hiệu quả trực tiếp, trước khi môi trường kinh doanh được cải thiện rõ rệt hơn. Nguyên nhân là do áp lực nợ đáo hạn 107.500 tỷ đồng trong năm nay trong khi triển vọng kinh doanh của ngành bất động sản gặp các trở ngại lớn và chưa có dấu hiệu khởi sắc trở lại.

“Tuy nhiên, từ động thái hỗ trợ mới đây như giảm lãi suất cho vay, Nghị quyết 33 và Nghị định 08 ra đời thì chúng tôi rất kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết được áp lực nghĩa vụ trả nợ qua hoạt động tái cấu trúc nợ, phát hành trái phiếu mới nhằm tái tài trợ nợ cũ, hay cấp tín dụng mới cho những dự án sạch sẽ pháp lý được triển khai một cách hiệu quả” - theo FiinRatings.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Đề xuất luật hoá các tài sản kỹ thuật số và quy định về AI tại Việt Nam

4 giờ trước

Các nhà phân tích dự báo Bitcoin có thể đạt mức 200.000 USD vào năm sau

4 giờ trước

Xu hướng tái sử dụng đồ cũ hoặc “săn” hàng giảm giá để tiết kiệm chi tiêu trong mùa Giáng sinh

4 giờ trước

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

4 giờ trước

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

4 giờ trước