Đời sống tinh thần là gì? Ý nghĩa căn bản của đời sống tinh thần
BÀI LIÊN QUAN
Hy vọng là gì? Hy vọng có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?Hype là gì? Reseller nên làm gì để thu nhiều lợi nhuận nhất từ Hype?Humor là gì? Tìm hiểu cách đùa mang tiếng cười đến cho mọi ngườiLý giải khái niệm đời sống tinh thần là gì?
Đời sống tinh thần là một định nghĩa trừu tượng mà các nhà triết học đã nghiên cứu rất lâu, để có thể cho ra một khái niệm giúp các bạn dễ hiểu nhất.
Theo đó, đời sống tinh thần chính là một trong những thứ xảy ra bởi xã hội con người quy định, hiện tượng này không chỉ đại diện cho cơ chế của sự vật sự việc và sự phát triển của chúng mà còn thể hiện được tính chất của sự vật hiện tượng. Đồng thời các tính chất này cũng thể hiện được vai trò của đời sống tinh thần trong xã hội.
Đời sống tinh thần được hiểu chính là một hiện tượng xảy ra trong xã hội, mang tính chất đặc trưng, bên cạnh đó đời sống tinh thần sẽ không thể hiện một sự giống nhau nào đó mang tính chất thuần túy, trái lại nó mang tính hệ thống.
Hiểu rõ khái niệm đời của đời sống tinh thần sẽ giúp các bạn có thể kiểm soát tinh thần của mình trong mọi trường hợp của cuộc sống, kiểm soát tinh thần của bản thân trong công việc cũng như trong các mọi tình huống để giúp cho cuộc sống của chúng ta luôn luôn lạc quan và hạnh phúc.
Bản chất của đời sống tinh thần
Vào TK XVII – XVIII, những triết gia theo trường phái duy vật coi đời sống tinh thần của con người chính là các loại cảm giác, trong khi đó các cổ điển gia người Đức thì lại coi tinh thần có bản chất từ nhận thức và sự tự nhận thức của con người.
Nhà triết học Hêgen thì lại cho rằng đời sống tinh thần chính là sự thống nhất hoàn hảo của sự nhận thức và tự nhận thức. Cả hai đều được xét từ góc độ lý trí của con người và là những hoạt động mang tính chất thực tế và lý tưởng vượt lên những thứ tự nhiên trong xã hội, vượt lên cả chính bản thân của mỗi cá nhân trong quá trình con người tìm cách tự nhận thức sự vật hiện tượng.
Theo đó, trường phái triết học duy vật đã nhận ra bản chất của đời sống tinh thần như sau: Đời sống tinh thần chính là sự ghi chép một cách khái quát nhất về thế giới khách quan trong mỗi con người.
Theo đó, cùng quan điểm với các nhà triết học duy vật, các triết gia duy vật biện chứng của thời kỳ hiện đại cũng đã khẳng định về đời sống tinh thần chính là nhận thức hoạt động của nét tâm lý cao nhất của con người.
Quy luật vận hành của đời sống tinh thần
Dựa trên cơ sở về triết học duy vật biện chứng mà con người có thể khẳng định được khoa học giúp cho con người có thể nghiên cứu kỹ hơn về bản chất cũng như là quy luật của đời sống tinh thần hiện hữu trên thế giới này.
Mác Xít cho rằng, bản chất đặc trưng của đời sống tinh thần chính là một hệ thống mà trong đó hệ thống này đang hoạt động với tính chất của xã hội, đời sống tinh thần xã hội có nghĩa bao hàm rất rộng, tại đó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như là: tình cảm của con người, tâm tư khát vọng của con người.
Các vấn đề mà đời sống tinh thần cần xử lý
- Những nhận thức xã hội và nhận thức cá nhân của con người diễn ra như thế nào?
- Nhận thức xã hội và cá thể được biểu hiện như thế nào trong đời sống tinh thần của mỗi người?
- Cấu trúc của đời sống tinh thần là gì?
Các quan điểm được đưa ra để giải quyết vấn đề tinh thần
Thứ nhất, con người coi rằng đời sống tinh thần là thứ được giới hạn
Con người coi rằng đời sống tinh thần là thứ được giới hạn trong “tinh thần”, thứ mà người ta cho là tư tưởng hoặc là tư duy trong mọi hoàn cảnh sống.
Với cách hiểu này thì có phần chưa trọn vẹn và chưa thể hiện ra được hết các ý nghĩa bao hàm của đời sống tinh thần, cách hiểu như vậy chỉ có thể đào sâu được những thuộc tính mang đặc điểm chung hay phổ biến mà các loại ý thức có thể tiếp thu được, với mục đích giúp cho ý thức của con người nắm bắt được vật chất và ý thức chứ chưa thực sự nêu ra được những bản chất và đặc điểm của đời sống tinh thần.
Thứ hai, đời sống tinh thần của con người và xã hội được quy tụ trong cái gọi là ý thức của xã hội
Ngoài ra, con người có thể hiểu đời sống tinh thần chính là thứ mà được xã hội quy định, sự quy định này diễn ra ở nhiều khía cạnh như là các cơ chế phát sinh – cơ chế phát triển sự vật hiện tượng, theo đó là tính chất của sự hiện diện trong đời sống tinh thần của con người và đời sống tinh thần chung của toàn xã hội.
Thêm nữa, đời sống tinh thần sẽ được biểu hiện trong quá trình của sự vận động cũng như là sự phát triển của những cá thể có sự tăng trưởng nối tiếp nhau thông qua những thể chế của chính trị và xã hội, cùng lúc cũng phát triển qua những thời kỳ, thời đại khác nhau đối với các tiến trình tiến hóa từ trong lịch sử.
Như vậy, đời sống tinh thần của con người có mối quan hệ mang tính biện chứng đối với đời sống của toàn xã hội, nó phản ánh về tiến trình của sự tiến hóa cũng như là những xung đột rất rõ ràng và dễ diễn ra trong xã hội.
Đời sống tinh thần cũng được biểu hiện trong các hoạt động, các mức độ, các sắc thái, các lối tư duy... đa dạng và muôn hình vạn trạng trong mỗi cá nhân, làm nên đời sống tinh thần rộng lớn, khái quát và vô cùng độc đáo.
Vai trò của đời sống tinh thần đối với con người
Đời sống tinh thần của đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Đời sống tinh thần giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp theo cách riêng của nó, mang đến những cung bậc cảm xúc đa dạng và thể hiện được chất lượng cuộc sống của con người.
Những tầng bậc cảm xúc của con người cũng góp phần tạo nên cuộc sống có đời sống tinh thần tốt đẹp hơn. Các bạn chắc chắn sẽ luôn có được những cơ hội để xác định đời sống tinh thần của mình, quy luật phát triển, bản chất của đời sống tinh thần.
Đồng thời cấu trúc sự vận động của đời sống tinh thần chính là cách giúp con người và xã hội có thể ghi chép lại được quá trình phát triển của vật chất, sự vật hiện tượng trong lịch sử loài người và xã hội.
Bên cạnh đó điều này cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá mối tương quan giữa đời sống tinh thần của con người với các hiện tượng khách quan.
Lời kết
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về Đời sống tinh thần là gì. Mong rằng qua đây quý độc giả đã hiểu được về khái niệm trừu tượng này cũng như nắm được quy luật, bản chất vận hành của đời sống tinh thần đồng thời hiểu và trân trọng giá trị của đời sống tinh thần đối với cuộc sống con người.