meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp thủy điện đang chiếm phần lớn lợi thế: “Bừng sáng” cùng ngành điện trong cả năm 2022

Thứ ba, 13/09/2022-17:09
Nhờ được hưởng những diễn biến thuận lợi từ việc nhu cầu sử dụng tăng cao cùng giá bán đi lên, những doanh nghiệp điện đã ghi nhận kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng và triển vọng sáng cùng ngành điện, trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp thủy điện.

Nhu cầu liên tục leo dốc

Theo như nhận định của Chuyên viên phân tích cao cấp Công ty cổ phần Chứng khoán SSI Thái Gia Hào: "Trong tháng 8 năm nay, nhu cầu điện năng trên toàn quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi lũy kế 8 tháng đầu năm, nhu cầu điện năng đã tăng 6,5% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều khi so sánh với mức tăng 3,8% trong nửa đầu năm". 

Mức tăng trưởng nhu cầu điện năng trong 8 tháng đầu năm đã phản ánh mức cơ sở so sánh thấp trong nửa cuối năm trước - khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Chưa kể, mức tăng này cũng một phần là nhờ các chỉ số sản xuất công nghiệp trong 8 tháng đầu năm đã tăng trưởng 9,4% so với cùng kỳ. Theo như dự báo của SSI, nhu cầu điện trên toàn quốc trong năm nay có thể tăng lên 8% so với năm trước.

Theo cơ quan quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2023 điều kiện thủy văn có thể sẽ kém thuận lợi hơn so với năm nay. Nếu tính tới cuối năm 2022, hiện tượng La Nina đã kéo dài khoảng 30 tháng. Trong trường hợp năm 2023 điều kiện thủy văn kém thuận lợi cùng với giá khí được điều chỉnh, các nhà máy nhiệt điện và đặc biệt là nhiệt điện khí nhiều khả năng sẽ được huy động ở mức cao hơn. Đồng thời, cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) nhận định, thời gian gần đây, tình trạng thiếu khí tại Liên minh châu Âu (EU) đã khiến cho nhu cầu nhiệt điện than tăng lên, khiến cho giá than cũng tăng theo. 


Trong trường hợp năm 2023 điều kiện thủy văn kém thuận lợi cùng với giá khí được điều chỉnh, các nhà máy nhiệt điện và đặc biệt là nhiệt điện khí nhiều khả năng sẽ được huy động ở mức cao hơn. Ảnh minh họa
Trong trường hợp năm 2023 điều kiện thủy văn kém thuận lợi cùng với giá khí được điều chỉnh, các nhà máy nhiệt điện và đặc biệt là nhiệt điện khí nhiều khả năng sẽ được huy động ở mức cao hơn. Ảnh minh họa

Trong 6 tháng đầu năm nay, giá than trộn của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) so với cùng kỳ năm trước đã tăng khoảng 30 đến 35%. Theo SSI, hiện vẫn chưa thấy có sự điều chỉnh thêm về giá than trộn sau khi tiến hành trao đổi với Tổng công ty Phát điện 2 (GENCO2), Tổng công ty Phát điện 3 (GENCO3), Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (HND) và Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (mã chứng khoán: QTP).

Thế nhưng, công ty chứng khoán này vẫn nhận định, giá than trộn trong nước thời gian tới vẫn tăng lên do giá than trong khu vực tăng cao. Theo ông Nguyễn Minh Quang, Chuyên gia phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI), trong giai đoạn nửa cuối năm nay, sản lượng điện than huy động so với nửa đầu năm sẽ tăng nhẹ. Với giả định là nhu cầu tiêu thụ điện giá vẫn tiếp tục tăng, nhiệt điện than vẫn giữ vai trò là nguồn điện chạy nền chính. Mặt khác, giá than nhập khẩu trên thế giới vẫn ở mức cao sẽ là một trong những nguyên nhân khiến nguồn cung than nhập khẩu suy giảm, từ đó sản lượng điện sản xuất sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. 

Trong giai đoạn cuối năm nay, nhiệt điện khí nhiều khả năng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí bị giảm huy động bởi nửa cuối năm chính là mùa mưa. Vì thế, nếu tình hình thủy văn thuận lợi, thủy điện sẽ được ưu tiên huy động trong thời gian tới nhờ giá thành rẻ hơn so với những nguồn điện khác. Liên quan đến vấn đề này, Viện Nghiên cứu Quốc tế về Xã hội và Khí hậu (IRI) cùng với Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo rằng, hiện tượng La Nina nhiều khả năng sẽ kéo dài đến hết năm nay, sản lượng thủy điện cũng vì thế sẽ được huy động ở mức tối đa.

Ngoài ra, cũng theo Trung tâm khí tượng thủy văn, dung tích bình quân của những hồ chứa thủy lợi vừa và lớn ở những tỉnh Trung Bộ và Nam Bộ đạt từ 50-80% dung tích thiết kế. Từ tháng 9 cho đến hết năm, tổng lượng mưa tại những khu vực này sẽ cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng từ 20 đến 50%, xác suất lên đến hơn 60%. Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI), các doanh nghiệp thủy điện ở những tỉnh Trung Bộ và Nam Bộ sẽ được hưởng lợi trong thời gian tới.

So với cùng kỳ năm trước, SSI cho rằng giá điện trên thị trường cạnh tranh (giá CGM) nhiều khả năng vẫn ở mức cao. Trong tháng 8 năm nay, ước tính giá CGM vào khoảng 1.390 đồng/kwh, so với tháng trước đã tăng 4%, đồng thời tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 8 tháng đầu năm, mức giá CGM là 1.427 đồng/kwh, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 35%. Nhiều khả năng, giá CGM sẽ duy trì được mức giá của tháng 8 trong vòng 4 tháng tới trong điều kiện giá than đầu vào dành cho nhiệt điện than tăng lên cùng với nhu cầu điện trên toàn quốc vẫn đang trên đà phục hồi. Cả năm 2022, giá CGM trung bình có thể đạt 1.400 đồng/kwh, so với cùng kỳ năm trước tăng 41%.

Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI) nhận định, Việt Nam đã có tháng thứ 11 liên tiếp chỉ số PMI đạt trên ngưỡng 50 điểm. Tháng 8 năm nay, chỉ số PMI của Việt Nam đã tăng lên 52,7 điểm, đây là minh chứng rõ ràng về việc điều kiện sản xuất kinh doanh ngày càng cải thiện, số lượng đơn hàng về Việt Nam cũng đang tăng lên. Tại các khu vực sản xuất, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đã tăng trưởng tích cực. Tại các khu công nghiệp ở những thành phố lớn như TP HCM, Bắc Ninh, Hải Phòng đều ghi nhận tỷ lệ lấp đầu nhanh. Vì thế, nhu cầu điện tiêu thụ trong lĩnh vực sản xuất trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng lên. 


So với cùng kỳ năm trước, SSI cho rằng giá điện trên thị trường cạnh tranh (giá CGM) nhiều khả năng vẫn ở mức cao. Ảnh minh họa
So với cùng kỳ năm trước, SSI cho rằng giá điện trên thị trường cạnh tranh (giá CGM) nhiều khả năng vẫn ở mức cao. Ảnh minh họa

Giống với SSI, PSI cũng đưa ra dự đoán tương tự, cho rằng mức tăng trưởng tiêu thụ điện của năm nay sẽ rơi vào mức 8,2%. Mức dự đoán này dựa trên dự báo tốc độ tăng trưởng GDP trong năm nay là khoảng 6,5%.

Doanh nghiệp thủy điện "bừng sáng" cùng ngành điện trong cả năm nay

Nhờ được hưởng những diễn biến thuận lợi từ việc nhu cầu sử dụng tăng cao cùng giá bán đi lên, những doanh nghiệp điện đã ghi nhận kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng và triển vọng sáng cùng ngành điện, trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp thủy điện.

Theo kết quả kinh doanh quý 2 năm nay của Công ty cổ phần Sông Ba (mã chứng khoán: SBA), doanh thu của công ty là 95 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 46 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước lần lượt tăng gấp 2,02 và 4,6 lần. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Sông Ba là 190 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 91 tỷ đồng. Với con số này, công ty đã lần lượt hoàn thành được 76,1% và 97% kế hoạch năm đề ra. Được biết, doanh thu của công ty tăng mạnh là nhờ lượng nước về hai hồ tăng cùng với giá điện trên thị trường cạnh tranh ở mức cao.

Trong khoảng 6 tháng cuối năm chính là thời điểm mà những nhà máy thủy điện của công ty được huy động nhiều. Vì thế, các nhà máy sẽ tiếp tục được duy trì triển vọng tích cực. Chưa kể, hình thái thời tiết La Nina nhiều khả năng sẽ kéo dài đến tận cuối năm, lượng mưa sẽ tăng bình quân từ 20 cho đến 50% so với lượng mưa bình quân ở các khu vực Trung Bộ, Nam Bộ; từ đó doanh thu và lợi nhuận của Công ty cổ phần Sông Ba sẽ tăng mạnh trong năm 2022.

Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ (mã chứng khoán TMP) trong quý 2 năm nay cũng ghi nhận doanh thu là 232 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng khoảng 46%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế là 137 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã tăng 61%. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Thủy điện Thác Mơ là 468 tỷ đồng, lợi nhuận ròng là 258 tỷ đồng. Với kết quả này, công ty đã lần lượt thực hiện được 81,7% kế hoạch doanh thu cùng với 100% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra cho cả năm. Được biết, thành tích ấn tượng này là nhờ công ty có sản lượng huy động tăng, giá phát điện trên thị trường cạnh tranh so với cùng kỳ đã tăng hơn đáng kể. 


Theo nhận định của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, trong năm nay thủy điện vẫn là ngành được hưởng lợi. Ảnh minh họa
Theo nhận định của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, trong năm nay thủy điện vẫn là ngành được hưởng lợi. Ảnh minh họa

Quý 2/2022, doanh thu thuần của Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (MCK: VSH) là hơn 661 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 32,6%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế đã tăng hơn 90% so với cùng kỳ, lên mức 257 tỷ đồng. Dù lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021 nhưng đã giảm so với mức kỷ lục 404 tỷ đồng được ghi nhận trong quý đầu năm nay. 

Thông tin từ Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh cho biết, trong 6 tháng đầu năm tình hình thủy văn ở khu vực miền Trung khá thuận lợi. Trong quý 2, tổng sản lượng điện thương phẩm là 557,5 triệu kWh, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 7,5%. Doanh thu hoạt động sản xuất điện là hơn 661 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã tăng 32,7% nhờ sản lượng điện tăng cộng thêm giá bán điện bình quân khi tham gia thị trường điện của 3 nhà máy thủy điện đã cao hơn so với cùng kỳ. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty là gần 1.470 tỷ đồng, tăng 113,4% so với cùng kỳ. Trong khi đó, biên lãi gộp cũng tăng từ 57,8% lên 66% trong khi lợi nhuận sau thuế tăng cấp 2,8 lần, lên mức 661 tỷ đồng.

Cũng ghi nhận báo cáo ấn tượng trong quý 2, Công ty cổ phần Thuỷ điện A Vương (mã chứng khoán: AVC) và Nhà máy thủy điện A Vương tại Quảng Nam ghi nhận doanh thu thuần 261 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 108,3%. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng gấp 3,4 lần và đạt 175 tỷ đồng. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của công ty là gần 446 tỷ đồng, tăng 52,3% so với cùng kỳ; lợi nhuận tăng gấp gần 2 lần lên mức 273,4 tỷ đồng.

Theo nhận định của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, trong năm nay thủy điện vẫn là ngành được hưởng lợi nhờ sản lượng huy động cao và thủy điện vẫn luôn là nguồn năng lượng rẻ nhất.
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

17 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

17 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

17 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

17 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

17 giờ trước