meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn “kép” vì đồng USD tăng: Vừa tăng lãi vừa lỗ tỷ giá

Thứ năm, 06/10/2022-19:10
Theo như một báo cáo mới phát hành của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect, nhiều doanh nghiệp niêm yết đang có cơ cấu nợ vay bằng đồng USD khá lớn với nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Hàng không, bất động sản đa ngành, xuất nhập khẩu, nhiệt điện…

Thời gian gần đây, đồng USD đã tăng vọt lên mức giá cao nhất trong vòng 20 năm qua so với những đồng tiền chủ chốt khác sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát đi tín hiệu sẽ duy trì mức lãi suất cao trong một thời gian dài nhằm kiềm chế lạm phát. So với những đồng tiền trong khu vực, tiền đồng Việt Nam (VND) vẫn là một trong số những đồng tiền ổn định nhất.

Thế nhưng, áp lực tỷ giá cùng với lãi suất cao đang khiến cho những doanh nghiệp có cơ cấu nợ lớn bằng đồng USD phải đối mặt với hàng loạt rủi ro về việc tăng chi phí lãi cùng với lỗ tỷ giá trong quá trình đánh giá lại khoản vay. 

Nhiều doanh nghiệp vay nợ USD lớn

Theo như một báo cáo mới phát hành của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect, nhiều doanh nghiệp niêm yết đang có cơ cấu nợ vay bằng đồng USD khá lớn với nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Hàng không, bất động sản đa ngành, xuất nhập khẩu, nhiệt điện…


Theo như một báo cáo mới phát hành của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect, nhiều doanh nghiệp niêm yết đang có cơ cấu nợ vay bằng đồng USD khá lớn với nhiều lĩnh vực khác nhau. Ảnh minh họa
Theo như một báo cáo mới phát hành của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect, nhiều doanh nghiệp niêm yết đang có cơ cấu nợ vay bằng đồng USD khá lớn với nhiều lĩnh vực khác nhau. Ảnh minh họa

Danh sách này cho thấy, hiện tại doanh nghiệp đang có dư nợ vay USD lớn nhất chính là Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC). Tính đến cuối quý 2 năm nay, tổng dư nợ vay của Vingroup được ghi nhận là 166.588 tỷ đồng bao gồm cả vay ngân hàng và vay các tổ chức tín dụng cũng như trái phiếu. Trong đó, có đến 39,4% là vay bằng USD, con số này tương đương với 65.559 tỷ đồng quy đổi.

Đáng chú ý, trong cơ cấu những khoản vay bằng USD của tập đoàn này, một số khoản vay ngắn hạn sở hữu lãi suất cố định ở mức 4%/năm. Những khoản vay có tài sản đảm bảo cũng như không có hợp đồng hoán đổi, mức lãi suất thả nổi ở mức từ  0,91-5,53%/năm. Ngoài ra, Vingroup còn có một số khoản vay USD có hoán đổi và có lãi suất cố định theo hợp đồng là 4,1 - 9,15%/năm. 

Với những tỷ giá tăng như thời điểm hiện tại, khoản lỗ tỷ giá của tập đoàn này trong quý 3 năm nay có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đây là một khoản chi phí đáng kể đối với hoạt động kinh doanh của Vingroup. Thực tế cho thấy, ngay từ quý 2 năm nay, tập đoàn này đã ghi nhận hơn 1.200 tỷ đồng khoản lỗ chênh lệch tỷ giá dựa theo báo cáo tài chính hợp nhất; trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ lỗ ở mức 68 tỷ đồng.

Bên cạnh Vingroup, Tổng công ty Phát điện 3 (mã chứng khoán: PGV) cũng là doanh nghiệp có khoản dư nợ vay bằng USD lớn, lên đến khoảng 36.868 tỷ đồng và chiếm đến tổng dư nợ vay của cả công ty. Được biết, những khoản vay này được tổng công ty huy động nhằm cấp vốn cho dự án Nhiệt điện Mông Dương với giá trị là 23.360 tỷ đồng, lãi suất thả nổi Libor (lãi suất liên ngân hàng London) trong 6 tháng + biên độ. Ngoài ra, PGV còn huy động cho dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gồm 3.800 tỷ đồng với lãi suất 3,45%/năm cùng với 9.600 tỷ đồng lãi suất Libor 6 tháng + 2,65%/năm.


Theo các chuyên gia VNDirect, biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái cùng với lãi suất đồng USD tăng cao sẽ khiến chi phí của những doanh nghiệp có cơ cấu nợ lớn bằng đồng USD tăng theo. Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia VNDirect, biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái cùng với lãi suất đồng USD tăng cao sẽ khiến chi phí của những doanh nghiệp có cơ cấu nợ lớn bằng đồng USD tăng theo. Ảnh minh họa

Đồng cảnh ngộ, Vietnam Airlines (mã chứng khoán: HVN) cũng ghi nhận khoảng 21.815 tỷ đồng dư nợ vay bằng USD, trên tổng số 32.888 tỷ đồng dư nợ, con số này tương đương tỷ lệ 66,3%. Những khoản vay này có lãi suất phổ biến trong khoảng 2,99-4,53%/năm.

Cái tên tiếp theo là Tổng công ty Phát điện 2 (mã chứng khoán: GE2) cũng ghi nhận dư nợ vay USD ở mức khoảng 12.669 tỷ đồng đã quy đổi, chiếm đến 35,2% tổng dư nợ của cả tổng công ty. Trong đó, có đến 6.116 tỷ đồng là được vay với lãi suất thả nổi Libor 6 tháng + biên độ, khoản vay còn lại được áp dụng lãi suất cố định.

Ngoài ra, còn một số cái tên khác cũng đang có khoản vay nợ USD lớn như: Tập đoàn PC1 (mã chứng khoán: PC1) 4.008 tỷ đồng quy đổi; Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán: POW) vay nợ 2.775 tỷ đồng; Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã chứng khoán: MPC) vay 3.892 tỷ đồng; Nhiệt điện Quảng Ninh (mã chứng khoán: QTP) vay 1.148 tỷ đồng;

Dệt may Thành Công (mã chứng khoán: TCM) vay 1.104 tỷ đồng quy đổi … Đặc biệt, Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (mã chứng khoán: PVD) cùng với Nhiệt điện Hải Phòng (mã chứng khoán: HND) đang có dư nợ vay 100% bằng USD, lần lượt ở mức 3.904 tỷ đồng và 1.547 tỷ đồng.

Rơi vào khủng hoảng “ké” cả về tăng lãi và lỗ tỷ giá

Liên quan đến vấn đề này, TS Nguyễn Hữu Huân - Trưởng bộ môn Thị trường tài chính, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, cho biết, với rủi ro về tỷ giá cùng với mặt bằng lãi suất trên toàn thế giới đang tăng cao, việc các doanh nghiệp tìm kiếm được dòng vốn giá rẻ nước ngoài là vô cùng khó khăn. Nguyên nhân bởi, các doanh nghiệp Việt Nam luôn luôn huy động với chi phí cao hơn khi so với những quốc gia phát triển vì có độ rủi ro cao hơn và sự rủi ro trượt giá của VND.

Cụ thể, TS Nguyễn Hữu Huân nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp cần phải nhìn nhận thực tế, đó là chúng ta đã trải qua thời kỳ tiền rẻ, bắt đầu bước sang thời kỳ tiền đắt, tức là chi phí để có được tiền sẽ cao hơn rất nhiều. Do đó, điều quan trọng là cần đưa ra những chiến lược ứng phó cho phù hợp trong hoàn cảnh mới. Với việc Fed vẫn giữ nguyên quan điểm về thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát, xu hướng tiền đắt trên toàn cầu sẽ được duy trì ít nhất là trong trung hạn”.

Theo các chuyên gia VNDirect, biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái cùng với lãi suất đồng USD tăng cao sẽ khiến chi phí của những doanh nghiệp có cơ cấu nợ lớn bằng đồng USD tăng theo. Thế nhưng, mức độ ảnh hưởng giữa hình thức trả lãi (lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi) và kỳ hạn khoản vay (ngắn hạn hoặc dài hạn) vẫn có sự khác biệt. 

Về hình thức trả lãi, cũng theo VNDirect, những doanh nghiệp sở hữu khoản vay bằng đồng USD có lãi vay cố định hay thả nổi cũng đều phải chịu áp lực tăng chi phí lãi vay cùng với lỗ tỷ giá vì ảnh hưởng bất lợi của biến động tỷ giá cùng với lãi vay bằng đồng USD. Đồng thời, những doanh nghiệp có khoản vay USD với lãi suất cố định sẽ phải chịu thêm áp lực gia tăng chi phí lãi vay cùng với lỗ tỷ giá khi đánh lại giá trị khoản vay vì tác động của tỷ giá. Sau khi đồng USD mạnh lên, giá trị của chi phí lãi vay và giá trị nợ gốc cũng tăng theo khi quy đổi sang VND. 


Những doanh nghiệp có khoản vay USD với lãi suất cố định sẽ phải chịu thêm áp lực gia tăng chi phí lãi vay cùng với lỗ tỷ giá khi đánh lại giá trị khoản vay vì tác động của tỷ giá. Ảnh minh họa
Những doanh nghiệp có khoản vay USD với lãi suất cố định sẽ phải chịu thêm áp lực gia tăng chi phí lãi vay cùng với lỗ tỷ giá khi đánh lại giá trị khoản vay vì tác động của tỷ giá. Ảnh minh họa

Đồng thời, những doanh nghiệp sử dụng khoản vay USD với lãi suất thả nổi sẽ phải chịu áp lực lớn hơn khi so sánh với những khoản vay có lãi suất cố định vì phải chịu tác động về tỷ giá lên chi phí lãi vay cùng nợ gốc cùng với áp lực tăng chi phí lãi vay trong bối cảnh lãi suất khoản vay bằng đồng USD tăng lên sau khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ.

Đặc biệt, nhiều khả năng các doanh nghiệp sẽ phải vay mới khi khoản nợ vay ngắn hạn này đáo hạn, vay với lãi suất cao hơn trước để có thể duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ khiến chi phí lãi vay của các doanh nghiệp tăng lên. Ngược lại, đối với những doanh nghiệp sở hữu tỷ trọng cao khoản vay USD dài hạn, họ sẽ chưa phải đối diện về vấn đề đáo hạn nợ gốc. Thế nhưng, các doanh nghiệp này vẫn phải đánh giá lại khoản vay do biến động bất lợi của tỷ giá; đồng thời ghi nhận lỗ kế toán ở trên báo cáo kết quả kinh doanh và gia tăng chi phí lãi vay.

Trong dài hạn, các chuyên gia của VNDirect nhận định, những doanh nghiệp với tỷ trọng nợ vay dài hạn bằng đồng USD lớn sẽ đỡ áp lực hơn, do áp lực tỷ giá nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt và VND sẽ tăng giá so với USD vào năm 2023.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

18 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

18 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

18 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

18 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

18 giờ trước