Điểm danh TOP 10 doanh nghiệp sở hữu lượng tiền nhiều nhất trên sàn chứng khoán Việt
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 8/8: Cổ phiếu dầu khí, thủy sản nổi sóng, VN Index quay đầu tăng điểmChứng khoán Mỹ lao dốc khiến tỷ phú Warren Buffett lỗ 53 tỷ USDChứng khoán Mỹ rung lắc quanh tham chiếu sau báo cáo việc làm tích cực, giá dầu cả tuần giảm 14%Cụ thể, tổng giá trị tiền tại ngày 30/6 của 10 tổ chức này ghi nhận hơn 298.000 tỷ đồng, so với hồi đầu năm tăng 17%, tương ứng khoảng 42.400 tỷ đồng. Nếu như tại ngày đầu năm, Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) là quán quân sở hữu nhiều tiền nhất thì đến cuối quý 2 vị trí này lại thuộc về Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) với 48.476 tỷ đồng, chiếm đến 16% tổng lượng tiền của 10 doanh nghiệp cộng lại. Tập đoàn do tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm chủ tịch cũng được xem là đơn vụ có sự tăng trưởng mạnh về lượng tiền trong 6 tháng đầu năm 2022 (tăng từ mốc 21.894 tỷ đồng - tức là tăng đến 82% so với hồi đầu năm).
Theo chuyên gia đầu tư tài chính của CNBC: Lạm phát đang qua đỉnh tạo cơ hội cho thị trường chứng khoán
Chuyên gia này nói rằng, việc lạm phát qua đỉnh được coi là một “điềm lành” cho những nhà đầu tư chứng khoán muốn mua lại những cổ phiếu mà họ bán đi trong năm nay.Các công ty chứng khoán nhận định về VN-Index như thế nào trong tháng 8?
Dự báo thị trường chứng khoán trong tháng 8, Chứng khoán SSI nhận định chỉ số VN-Index sẽ vận động trong kênh giá 1.220 – 1.300 điểm trong tháng 8.Xếp sau Vingroup là Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận với khoảng gần 45.812 tỷ đồng, tiếp đến là Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas - mã chứng khoán: GAS) là 36.671 tỷ đồng và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã chứng khoán: ACV) hơn 32.042 tỷ đồng. Đặc biệt, với việc nắm giữ khoảng 10.3000 tỷ đồng tiền, tương đương với tiền và tiền gửi so với hồi đầu năm ghi nhận là 22.600 tỷ đồng, Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN) đã không thể nào góp mặt trong TOP 10 các tập đoàn nhiều tiền nhất sàn chứng khoán. Tính đến cuối quý 2, Công ty Cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) có tổng cộng 31.422 tỷ đồng tiền, tương đương với tiền và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn cùng với đó là giá trị đầu tư trái phiếu 2,211 tỷ đồng, so với ngày đầu năm tăng 3,2 lần tương ứng tăng hơn 21.800 tỷ đồng. Vinhomes cũng là công ty con do Tập đoàn Vingroup nắm giữ 69,34% vốn nên sẽ không được đưa vào danh sách 10 doanh nghiệp sở hữu lượng tiền lớn.
Tổng quan, các tập đoàn lớn nói trên hầu như chỉ giữ một lượng nhỏ tiền mặt trong tài khoản, còn lại thì sẽ đem gửi ngân hàng kỳ hạn dưới một năm để hưởng lãi suất. Và với khối tiền nhàn rỗi khổng lồ trên dưới 1 - 2 tỷ USD như trên thì có thể đem về cho các công ty một khoản lớn nguồn thu tài chính từ đó góp phần vào kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp. Ví dụ như việc ACV đem 31.400 tỷ đồng gửi ngân hàng thì sẽ có lãi hơn 776 tỷ đồng trong nửa đầu năm. Số tiền tiết kiệm hơn 27.600 tỷ đồng của PV Gas đã đem về 539 tỷ đồng tiền lãi. Còn đối với BSR có 25.700 tỷ đồng gửi tiết kiệm và đã thu về 382 tỷ đồng từ tiền lãi.
Cùng với đó, với khối lượng tiền nhàn rỗi lớn thì nhiều doanh nghiệp cũng đã tiến hành vay nợ tài chính cao hơn. Điển hình, song hành với tiền trên 48.000 tỷ đồng thì Vingroup đi vay đến 156.876 tỷ đồng (gồm ngắn và dài hạn). Trên thực tế, các doanh nghiệp lớn có quy mô tiền mặt cao nhưng cũng đi vay nợ lớn không còn là chuyện hiếm gặp. Hơn thế, nhiều doanh nghiệp có vị thế tốt ở trên thị trường còn tìm kiếm cơ hội sinh lời từ chênh lệch lãi suất đi vay và tiền gửi cũng giúp cho doanh nghiệp vừa có thể trang trải được chi phí lại vừa có thể được nguồn thu nhập tài chính.