meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

ĐHĐCĐ Xây dựng Hòa Bình: Công ty đã sẵn sàng cho kế hoạch tái cấu trúc toàn diện

Thứ tư, 28/06/2023-10:06
Tại đại hội, Xây dựng Hòa Bình đã bất ngờ trình cổ đông kế hoạch sản xuất kinh doanh mới. Theo đó, doanh thu được điều chỉnh tăng 5.000 tỷ đồng lên 12.500 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 25 tỷ đồng, lên 125 tỷ đồng. 

Nhịp Sống Thị Trường thông tin, chiều 27/6 vừa qua, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Trước khi đại hội diễn ra, ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT công ty từng khẳng định, công ty vẫn có thể trụ lại sau sóng to gió lớn là nhờ nền tảng vững chắc xây dựng được. 


Chiều 27/6 vừa qua, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 với nhiều nội dung đáng chú ý được thông qua, trong đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh đã điều chỉnh. Ảnh: HBC
Chiều 27/6 vừa qua, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 với nhiều nội dung đáng chú ý được thông qua, trong đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh đã điều chỉnh. Ảnh: HBC

Tăng kế hoạch doanh thu năm 2023 thêm 5.000 tỷ

Tại đại hội lần này, HĐQT Xây dựng Hòa Bình bất ngờ trình cổ đông kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 mới, đã được điều chỉnh so với thông tin từng công bố trước đó. Cụ thể, kế hoạch doanh thu của công ty đã được tăng thêm 5.000 tỷ đồng, lên 12.500 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu ghi nhận từ backlog là 7.500 tỷ đồng và doanh thu hợp đồng mới là 2.000 tỷ đồng, doanh thu xuất khẩu vật liệu xây dựng là 1.300 tỷ đồng… Lợi nhuận sau thuế năm 2023 cũng được điều chỉnh tăng 25 tỷ đồng, lên 125 tỷ đồng. 

Đối với chiến lược sản xuất kinh doanh 2023-2026, Xây dựng Hòa Bình đặt mục tiêu giảm dần tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu, từ 3,14 lần năm 2023 về 2 lần năm 2024, sau đó về ngưỡng an toàn 1 năm 2026. Ngoài ra, dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bắt đầu dương từ năm 2024, đến năm 2026 đạt 600 tỷ đồng.


Theo Ban lãnh đạo, doanh thu năm 2022 sụt giảm là do loạt dự án chậm hoặc buộc phải tạm dừng triển khai; chi phí vật liệu và nhân công tăng, chi phí tài chính và trích lập dự phòng phải thu cũng tăng cao khiến lợi nhuận lao dốc
Theo Ban lãnh đạo, doanh thu năm 2022 sụt giảm là do loạt dự án chậm hoặc buộc phải tạm dừng triển khai; chi phí vật liệu và nhân công tăng, chi phí tài chính và trích lập dự phòng phải thu cũng tăng cao khiến lợi nhuận lao dốc

So với con số âm 356 tỷ đồng năm 2022, Xây dựng Hòa Bình đặt mục tiêu EBITDA năm 2023 đạt 682 tỷ đồng, đến năm 2024 đạt 777 tỷ đồng và năm 2026 đạt 1.218 tỷ đồng. Trong năm nay, chỉ tiêu trúng thầu là 17.000 tỷ đồng, trong đó có 9.000 tỷ đồng trúng thầu dân dụng cùng 8.000 tỷ đồng trúng thầu công nghiệp và cả hạ tầng.

Trước đó, Xây dựng Hòa Bình ghi nhận 14.149 tỷ đồng doanh thu thuần trong năm 2022, so với cùng kỳ tăng 24,59% và thực hiện được 80,85% kế hoạch năm đề ra. Tuy nhiên, công ty ghi nhận lỗ ròng 2.594 tỷ đồng và đây là kết quả kinh doanh chưa được kiểm toán. Hoạt động kinh doanh thua lỗ nên Xây dựng Hòa Bình không chia cổ tức, không phát hành cổ phiếu cũng như quyền mua cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên trong năm 2022.

Theo Ban lãnh đạo, doanh thu năm 2022 sụt giảm là do loạt dự án chậm hoặc buộc phải tạm dừng triển khai. Chi phí vật liệu và nhân công tăng, chi phí tài chính và trích lập dự phòng phải thu cũng tăng cao khiến lợi nhuận lao dốc. Năm 2022, tổng giá trị trúng thầu đạt 15.885 tỷ đồng, tương đương với 79,42% kế hoạch năm, bằng 95% cùng kỳ năm 2021. Giá trị hợp đồng ký mới ở khu vực miền Nam là 10.873 tỷ đồng, ở khu vực miền Bắc đạt 1.817 tỷ đồng còn khu vực miền Trung là 710 tỷ đồng, tính riêng Phú Quốc là 2.484 tỷ đồng.


Trước đó, Xây dựng Hòa Bình ghi nhận 14.149 tỷ đồng doanh thu thuần trong năm 2022, so với cùng kỳ tăng 24,59% và thực hiện được 80,85% kế hoạch năm đề ra; nhưng công ty  lỗ ròng 2.594 tỷ đồng chưa kiểm toán
Trước đó, Xây dựng Hòa Bình ghi nhận 14.149 tỷ đồng doanh thu thuần trong năm 2022, so với cùng kỳ tăng 24,59% và thực hiện được 80,85% kế hoạch năm đề ra; nhưng công ty  lỗ ròng 2.594 tỷ đồng chưa kiểm toán

Trong năm nay, Xây dựng Hòa Bình dự tính tổng giá trị trúng thầu ở mức 17.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong đại hội năm nay của Xây dựng Hòa Bình, ông Bolat Dúienov - Chủ tịch HĐQT Coteccons cũng đã đến tham dự. Ngoài ra, ông Trần Quang Tuấn - Chủ tịch Công ty xây dựng Central cũng có mặt.

Phát hành trái phiếu riêng lẻ để huy động vốn

Tại đại hội lần này, các cổ đông của Xây dựng Hòa Bình đã thông qua phương án phát hành 274 triệu cổ phiếu, mức giá tối thiểu là 12.000 đồng/cổ phiếu trong năm nay. Con số này tương đương với tổng số vốn huy động tối thiểu là 3.288 tỷ đồng. Đáng chú ý, công ty sẽ phát hành cho các nhà thầu phụ, nhà cung cấp với mục đích hoán đổi nợ khoảng 1.050 tỷ đồng; đồng thời phát hành cho cổ đông chiến lược khoảng 2.238 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Nam - Tổng Giám đốc Xây dựng Hòa Bình cho biết, thời điểm hiện tại đã có 4 đối tác quan tâm đến đợt phát hành cổ phiếu của HBC và đã tiến hành ký MoU. Đáng chú ý, có một đối tác đến từ Australia sẵn sàng chi 60 đến 100 triệu USD để mua cổ phiếu HBC.


Ông Lê Văn Nam - Tổng Giám đốc Xây dựng Hòa Bình cho biết, thời điểm hiện tại đã có 4 đối tác quan tâm đến đợt phát hành cổ phiếu của HBC và đã tiến hành ký MoU. Ảnh: HBC
Ông Lê Văn Nam - Tổng Giám đốc Xây dựng Hòa Bình cho biết, thời điểm hiện tại đã có 4 đối tác quan tâm đến đợt phát hành cổ phiếu của HBC và đã tiến hành ký MoU. Ảnh: HBC

Cũng trong năm nay, Xây dựng Hòa Bình sẽ tiến hành chuyển nhượng công ty METAC cùng một phần máy móc và thiết bị cho đối tác. Được biết, METAC có vốn điều lệ khoảng 20 tỷ đồng và HBC đã thương lượng với đối tác để chuyển nhượng với mức giá 85 tỷ đồng. Các phần máy móc và thiết bị đều đã được khấu hao 100%. Trước đây, Xây dựng Hòa Bình đầu tư cho phần này khoảng 1.200 tỷ đồng, hiện giá thị trường rơi vào khoảng 1.500 tỷ đồng. Do đó, công ty sẽ chuyển nhượng lại cho đối tác với mức giá 1.100 tỷ đồng. 

Theo ông Nam, tổng số tiền mà Xây dựng Hòa Bình có thể thu về từ thương vụ chuyển nhượng này là 1.185 tỷ đồng. Số tiền này sẽ giúp công ty có thanh khoản ở giai đoạn sắp tới. 
3 bất động sản tại TPHCM sẽ được đánh giá lại

Trong đại hội lần này, Xây dựng Hòa Bình còn có kế hoạch định giá lại tài sản; trong đó có 2 loại tài sản đang được công ty tiến hành rất quyết liệt. Thứ nhất là thiết bị đã được đầu tư từ nhiều năm trước với giá hợp lý, hiện tại giá của thị trường đã tăng lên với giá trị khoảng hơn 1.000 tỷ đồng và khấu hao 40%. Thứ hai là nhiều bất động sản của công ty như khu đất 233-235 Võ Thị Sáu - trước đây là văn phòng của Xây dựng Hòa Bình đã được ghi nhận giá trị ở mức khoảng 30 tỷ đồng, hiện giá thị trường không dưới mức 150 tỷ đồng; khu đất 5.000 m2 ở 1C Tôn Thất Thuyết (quận 4, TPHCM) do một chủ đầu tư gán nợ với giá trị là 97 tỷ đồng, thời điểm hiện tại không dưới 500 tỷ đồng nếu như pháp lý được hoàn thiện; khu đất 3ha tại huyện Nhà Bè trước đây được Xây dựng Hòa Bình mua với giá dưới 2 triệu đồng/m2, mức giá tối thiểu ở thời điểm hiện tại là 20 triệu đồng/m2, có thể mang về 600 tỷ đồng cho công ty.

Theo chia sẻ của Tổng Giám đốc, sau khi tiến hành định giá lại các bất động sản ở trên, tài sản của Xây dựng Hòa Bình có thể tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng. Thực tế, mục đích công ty định giá lại tài sản là để tăng hạn mức tín dụng và bổ sung vốn lưu động.


Ông Lê Viết Hiếu, Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc thường trực Xây dựng Hòa Bình chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Ảnh: HBC
Ông Lê Viết Hiếu, Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc thường trực Xây dựng Hòa Bình chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Ảnh: HBC

Cũng theo Xây dựng Hòa Bình, tác động của nền kinh tế vĩ mô nói chung cũng như tình hình ngành bất động sản nói riêng đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty này trong năm qua. Chính vì thế, dòng tiền của công ty cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì nhiều dự án phải tạm dừng thi công, chậm quyết toán trong khi công nợ cũ vẫn chưa thể thu hồi. 
Trước đó không lâu, Chủ tịch Lê Viết Hải cũng gửi tâm thư đến các cổ đông, mong các cổ đông có thể chia sẻ khó khăn, thách thức mà công ty gặp phải cũng như hiểu cho kết quả kinh doanh của Xây dựng Hòa Bình trong năm qua.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, cơ cấu nhân sự của Xây dựng Hòa Bình cũng có nhiều thay đổi. Cụ thể, đại hội sẽ tiến hành  miễn nhiệm 5 thành viên Hội đồng Quản trị, bao gồm: Ông Nguyễn Công Phú, ông David Martin Ruiz, ông Albert Antoine, ông Lê Quốc Duy và ông Dương Văn Hùng. Bên cạnh đó, đại hội cũng bầu bổ sung 3 thành viên Hội đồng Quản trị cho nhiệm kỳ 2022-2024, trong số đó có 2 thành viên không điều hành.

Kết thúc đại hội, tất cả các tờ trình đều đã được thông qua.  

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

9 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

9 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

9 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

9 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

9 giờ trước