meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

ĐHĐCĐ Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR): Dự kiến lợi nhuận 2023 giảm 89%

Thứ năm, 13/04/2023-15:04
Trong năm nay, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đặt mục tiêu gần 95.645 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 1.628,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, so với kết quả kiểm toán năm 2022 mới công bố đã lần lượt giảm 43% và 89%.

Doanhnhan.vn thông tin, sáng 13/4 đã diễn ra Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023 do CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) tổ chức tại TP HCM. Có 92 người tham dự đại diện cho hơn 2 tỷ cổ phần, tương đương với 92,98% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Ông Bùi Ngọc Dương, Tổng Giám đốc BSR cho biết, công ty năm 2022 đã gặp khá nhiều khó khăn. Đáng chú ý, thị trường dầu thô cùng với sản phẩm tiếp tục diễn biến phức tạp, khó đoán trước, đặc biệt giá dầu trong 2 quý cuối năm đã giảm mạnh. Việc chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy đã khiến cho chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên đáng kể.


Sáng 13/4 đã diễn ra Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023 do CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) tổ chức tại TP HCM
Sáng 13/4 đã diễn ra Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023 do CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) tổ chức tại TP HCM

Tuy nhiên, BSR vẫn ghi nhận một năm kinh doanh với lợi nhuận trước thuế kỷ lục, lên đến 15.586 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước hơn 19.000 tỷ đồng. Hao hụt dầu thô của công ty cũng đã giảm kỷ lục, lần đầu đạt mức 0,16%.  

Dự báo lợi nhuận 2023 giảm 89% vì nhiều khó khăn

Trong năm nay, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đặt mục tiêu gần 95.645 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 1.628,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, so với kết quả kiểm toán năm 2022 mới công bố đã lần lượt giảm 43% và 89%. Theo dự kiến, công ty sẽ nộp ngân sách nhà nước hơn 9.825 tỷ đồng. Được biết, kế hoạch này dựa trên dự báo giá dầu thô ở mức 70 USD/thùng. 

BSR trong năm nay cũng dự báo sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Thứ nhất đến từ việc thuế nhập khẩu xăng đã giảm từ 8% xuống chỉ còn 5% mức thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp lại tăng từ 5% lên 10% khiến cho lợi nhuận của BSR sẽ giảm. Chưa kể, lạm phát ngày càng tăng cao kéo chi phí hoạt động tăng theo. BSR khi mua dầu thô trong nước cũng sẽ phải tham gia chào mua cạnh tranh với nhiều người khác, rủi ro không mua được lô dầu để thu xếp đủ nguồn dầu thô cho Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất là khá cao.

Một yếu tố khác gây bất lợi cho kết quả kinh doanh năm 2023 của BSR chính là giá cơ sở cùng với phụ phí (Premium). Ngoài ra, công ty còn chịu sức ép cạnh tranh với xăng dầu từ các nước Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do cũng như xăng dầu được sản xuất từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (NSRP). Dự kiến, sản phẩm PP gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm của các nhà máy trong nước, bao gồm Hyosung Vina, NSRP, LSP,... cùng với hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc.


Trong năm nay, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đặt mục tiêu gần 95.645 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 1.628,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, so với kết quả kiểm toán năm 2022 mới công bố đã lần lượt giảm 43% và 89%
Trong năm nay, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đặt mục tiêu gần 95.645 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 1.628,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, so với kết quả kiểm toán năm 2022 mới công bố đã lần lượt giảm 43% và 89%

Chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt, dùng 15.500 tỷ đồng vốn tự có nâng cấp NMLD Dung Quất

Trong đại hội lần này, HĐQT BSR đã trình cổ đông phương án chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 7%, tương ứng 700 đồng cho một cổ phiếu. Thời điểm hiện tại, công ty đang có khoảng hơn 3,1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, tương đương 2.170 tỷ đồng để thanh toán cổ tức.

Theo ước tính của công ty, tổng nhu cầu vốn đầu tư trong năm nay là hơn 1.622 tỷ đồng, bao gồm gần 955 tỷ đồng cho dự án Nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất, còn lại là sử dụng cho các dự án khác và mua sắm trang thiết bị. 

Theo kế hoạch, BSR sẽ thực hiện nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất cùng tổng mức đầu tư lên đến  hơn 1,81 tỷ USD. Điều đáng nói, dự án này trong quá trình triển khai đã gặp nhiều khó khăn, tổng mức đầu tư đã được điều chỉnh thành 1,2 tỷ USD, bao gồm phương án thu xếp vốn cơ sở gồm 40% vốn chủ sở hữu cùng với 60% từ nguồn vốn vay.

Có thể phương án thu xếp vốn thay đổi từ 40% vốn chủ sở hữu và 60% nguồn vốn vay thành 60% vốn chủ sở hữu cùng với 40% nguồn vốn vay. Thời điểm đó, vốn chủ sở hữu cần thu xếp sẽ lên đến khoảng 15.485 tỷ đồng. 

Theo kế hoạch 5 năm trong giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu vốn chủ sở hữu đầu tư cho các dự án khác cùng với mua sắm tài sản cố định là 2.921 tỷ đồng. Chính vì thế, tổng nhu cầu vốn chủ sở hữu đối với dự án nâng cấp nhà máy lọc dầu cùng với nhiều dự án khác trong giai đoạn này có thể lên đến 18.406 tỷ đồng. 


Trong đại hội HĐQT cũng đã trình các cổ đông thông qua việc niêm yết toàn bộ cổ phiếu BSR trên sàn HOSE
Trong đại hội HĐQT cũng đã trình các cổ đông thông qua việc niêm yết toàn bộ cổ phiếu BSR trên sàn HOSE

Tại đại hội này, ông Nguyễn Văn Hội - Chủ tịch HĐQT cho biết, việc bảo dưỡng nhà máy lọc dầu hiện tại là 3 năm một lần, trong khi các nhà máy lớn trên thế giới đang được bảo dưỡng 4-5 năm/lần. Do đó, công ty đang đề xuất và báo cáo lên các cổ đông lớn, cố gắng giãn thời gian lên 3,5-4 năm/lần và hoãn thời gian bảo dưỡng NMLD Dung Quất sang năm 2024. 

Dự kiện niêm yết sàn HOSE trong năm nay

Đáng chú ý, trong đại hội HĐQT cũng đã trình các cổ đông thông qua việc niêm yết toàn bộ cổ phiếu BSR trên sàn HOSE. Ngoài việc nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất thì đây chính là một mục tiêu quan trọng của công ty trong năm nay.

Thời điểm hiện tại, cổ phiếu của BSR đang được giao dịch trên UPCoM cùng tỷ lệ cổ phần đăng ký giao dịch trên tổng cổ phần phát hành ở mức 7,87%, tương đương với 243.8 triệu cổ phiếu. Toàn bộ cổ phần đã phát hành của công ty lên đến hơn 3,1 tỷ cổ phiếu, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đang nắm giữ 92,12%, tương đương với hơn 2,85 tỷ cổ phiếu.

Cũng tại đại hội, HĐQT đã trình cổ đông bầu thêm hai Thành viên HĐQT, bao gồm ông Hà Đổng và ông Hạng Anh Minh cùng với một Thành viên Ban kiểm soát là ông Hoàng Ngọc Xuân. Đáng chú ý, ông Đổng và ông Xuân đã kết thúc nhiệm kỳ 2018 - 2022 nên đã được HĐQT trình bầu tiếp tục đảm nhiệm.

Ngoài ra, ông Hạnh Anh Minh (sinh ngày 10/11/1975) có trình độ Thạc sĩ quản lý dự án. Ông Minh hiện đang là Thành viên độc lập HĐQT Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL - Mã chứng khoán: OIL).

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước