meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

ĐHCĐ TPBank năm 2022: Dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 52,725 tỷ thông qua phát hành cổ phiếu

Thứ năm, 28/04/2022-17:04
Tại đại hội cổ đông năm 2022, TPBank đã trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh. Trong đó, ngân hàng đặt ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 8.200 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2021.

Theo Nhịp sống kinh tế, sáng ngày 26/4/2022 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - TPB) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Tại đại hội này, ngân hàng đã trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 8.200 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2021. Dự kiến, tổng tài sản của TPBank năm 2022 đạt 350.000 tỷ đồng, tăng 205 so với thời điểm cuối năm 2021. 

Theo ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch TPBank thì đây là mức tăng trưởng lớn trong bối cảnh hiện nay. Để làm được điều này, ngân hàng phải có sự quyết tâm và nỗ lực lớn. Bên cạnh đó, ông Đỗ Minh Phú cũng khẳng định, TPBank sẽ tận dụng mọi cơ hội để biến đây thành con số tối thiểu có thể đạt được trong năm nay.


Sáng ngày 26/4/2022 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - TPB) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022
Sáng ngày 26/4/2022 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - TPB) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022

TPBank đã ghi nhận thêm rất nhiều khách hàng mới thông qua hoạt động chuyển đổi số mạnh mẽ. Điều này thể hiện rõ ở các con số được thống kê. Cụ thể, cách đây 10 năm TPBank bắt đầu thực hiện tái cơ cấu và chỉ có 50.000 khách hàng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại ngân hàng đã có tới tận 5 triệu khách hàng. 

Trong đại hội cổ đông, ông Đỗ Minh Phú cũng chia sẻ về giá cổ phiếu như sau: “Cổ phiếu TPB trên thị trường thu hút được sự chú ý trong cộng động nhà đầu tư. Ngân hàng sẽ đẩy mạnh quan hệ với nhà đầu tư tốt hơn, quản trị tốt hơn để khẳng định vị thế, sức mạnh, để cổ phiếu TPB có giá trị tốt, bền vững, an toàn, minh bạch và gia tăng lợi ích cho các cổ đông”.

Ngoài ra, năm 2022 TPBank cũng đặt mục tiêu đạt tổng giá trị huy động là 292.579 tỷ, tương đương với mức tăng trưởng 12% so với năm 2021. Trong đó, tiền gửi khách hàng đạt mức 201.212 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với năm trước. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay và trái phiếu dự kiến đạt 188.800 tỷ đồng và theo hạn mức do NHNN giao.

Năm 2021, TPBank là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp trong hệ thống. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chỉ ở mức 0,81%. Năm 2022, nhà băng này tiếp tục đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp dưới 1,5%. Cũng trong năm nay, TPBank có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ lên mức 21.143 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng hơn 5.300 tỷ đồng. 


Theo ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch TPBank thì đây là mức tăng trưởng lớn trong bối cảnh hiện nay
Theo ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch TPBank thì đây là mức tăng trưởng lớn trong bối cảnh hiện nay

Đáng chú ý, ngân hàng có thể huy động thêm 5.272 tỷ đồng thông qua việc phát hành 527 triệu cổ phiếu phổ thông từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 3:1. Ngoài ra, thông qua việc phát hành cổ phiếu thường, TPBank dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 52,725 tỷ thông từ nguồn vốn chủ sở hữu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty năm 2022 của TPBank (ESOP). Dự kiến, 5,2 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP được phát hành theo tỷ lệ 0,33%.

Báo cáo tài chính quý I/2022 đầy ấn tượng

Trước đó, TPBank cũng đã có báo cáo tài chính quý I/2022 đầy ấn tượng. Theo báo cáo, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 1.623 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Chính thu nhập lãi thuần cùng hoạt động dịch vụ là động lực tăng trưởng giúp TPBank dù phải tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro nhưng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng khá. 

Trong quý I năm nay, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 2.831 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, hoạt động dịch vụ của TPBank ghi nhận mức lãi tới 81% lên 511 tỷ đồng. Trong đó, đóng góp lớn nhất là từ hoạt động thanh toán, hoạt động kinh doanh và tư vấn bảo hiểm. Mảng kinh doanh ngoại hối của ngân hàng cũng khả quan, ghi nhận mức lãi 32 tỷ đồng trong khi cùng kỳ bị lỗ 2 tỷ.

Ngoài ra, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư chỉ ghi nhận lãi 81 tỷ đồng, sụt giảm tới 70%. Lãi từ hoạt động khác đạt 160 tỷ trong khi cùng kỳ năm trước bị lỗ 15 tỷ. Tổng thu nhập hoạt động của TPBank tăng 29% so với cùng kỳ, đạt 3.615 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động tăng 25,7% lên 1.237 tỷ đồng; tỷ lệ CIR (chi phí/tổng thu nhập hoạt động) cũng được cải thiện rõ rệt, giảm từ 35,2% xuống mức 34,2%.


Chính thu nhập lãi thuần cùng hoạt động dịch vụ là động lực tăng trưởng giúp TPBank dù phải tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro nhưng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng khá
Chính thu nhập lãi thuần cùng hoạt động dịch vụ là động lực tăng trưởng giúp TPBank dù phải tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro nhưng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng khá

Trong 3 tháng đầu năm, TPBank đã tăng mạnh trích lập dự phòng. Cụ thể, mức trích của ngân hàng lên tới 755 tỷ đồng, tăng 93% so với quý 1/2022. Lợi nhuận trước thuế là 1.623 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.299 tỷ, tăng 14,1% so với cùng kỳ.

Vào ngày 31/3/2022, tổng tài sản của TPBank đạt 302.622 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 3,3%. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng lên 149.875 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 6,1%. Trong khi đó, tiền gửi khách hàng tăng 9,3% lên 152.538 tỷ đồng.

Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tại TPBank sụt giảm hơn 3.700 tỷ đồng xuống còn 27.036 tỷ. Tỷ lệ CASA của ngân hàng hồi cuối tháng 3 ở mức 18,8%, giảm so với 23,3% đạt được cuối năm 2021.

Thời điểm hiện tại, TPBank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đang áp dụng theo chuẩn Basel III. Theo đó, các chỉ số về an toàn vốn và thanh khoản được ngân hàng quản lý rất chặt chẽ. Tại TPBank, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi LDR ở mức 60%, tỷ lệ an toàn vốn theo Basel III (CAR) đạt trên 12%. Những con số này cao hơn nhiều so với quy định tối thiểu 8% của Ngân hàng Nhà nước. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ phản ánh chất lượng tín dụng và chất lượng tài sản an toàn của TPBank.
 

Theo: toquoc.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước