Đề xuất giảm thêm 1.000 đồng/lít thuế môi trường xăng, dầu đến hết năm nay
BÀI LIÊN QUAN
Thủ tướng yêu cầu theo dõi kỹ thông tin nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia5 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ước lãi 1.340 tỷ đồngBộ Công thương thúc Lọc hóa dầu Nghi Sơn cung cấp xăng dầu theo cam kếtTheo zingnews.vn, Bộ Tài chính đề xuất giảm từ 2.000 đồng/lít xuống còn 1.000 đồng/lít đối với xăng. Đối với nhiên liệu bay giảm thuế từ 1.500 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít. Đối với dầu diesel giảm thuế từ 1.000 đồng/lít xuống 500 đồng/lít. Đối với dầu mazut, dầu nhờn giảm từ 1.000 đồng/lít xuống 300 đồng/lít. Đối với mỡ nhờ giảm từ 1.000 đồng/kg xuống 300 đồng/kg. Đối với dầu hỏa, Bộ Tài chính đề xuất duy trì mức thuế bảo vệ môi trường ở mức 300 đồng/lít. Đây là mức sàn trong định mức cho phép.
Nếu việc giảm giá được được thông qua trong tháng 7 và có hiệu lực thi hành từ tháng 8 đến hết năm. Đồng thời, theo tính toán của Bộ Tài chính, việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu sẽ khiến ngân sách nhà nước giảm thu bình quân mỗi tháng (đã gồm VAT) khoảng 1.400 tỷ đồng. Ước tính này dựa trên sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2022 dự kiến tương đương trước dịch Covid-19 (năm 2019). Như vậy, cả năm 2022, ngân sách dự kiến giảm thu khoảng 7.000 tỷ đồng.
Trước đó, từ ngày 1/4/2022, thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu cũng đã được điều chỉnh giảm 50% cho đến hết năm. Thuế bảo vệ môi trường theo đó còn 2.000 đồng mỗi lít xăng và 1.000 đồng với dầu diesel, mazut, dầu nhờn (chưa VAT)...
Hiện nay, các hoạt động kinh tế - xã hội đã chuyển sang trạng thái bình thường mới, đẩy nhanh quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh. Do đó, cơ quan soạn thảo dự kiến sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2022 sẽ tương đương thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh.
Đồng thời, xăng dầu còn là mặt hàng thiết yếu trong đời sống người dân, là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là nhóm ngành huyết mạch như giao thông vận tải, điện năng lượng. Theo tính toán, hiện chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 30-40% trong cơ cấu giá thành vận tải hàng không; 35-40% giá thành vận tải đối với các dịch vụ xe container, xe tải nặng và khoảng 25% đối với các loại xe khác.
Sự biến động về giá của loại mặt hàng đặc biệt này sẽ tác động tới rất nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Do đó, Bộ Tài chính cho rằng việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu là cần thiết, sẽ góp phần hỗ trợ nền kinh tế và người dân, doanh nghiệp khôi phục và mở rộng sản xuất, kinh doanh hậu đại dịch.
Tại phiên chất vấn ở Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết để giảm giá xăng, dầu thì giảm thuế là một trong nhiều giải pháp. Quan điểm của Bộ Tài chính là muốn giảm thì phải đồng bộ.
Bởi về cơ cấu giá thành tạo thành 1 lít xăng, ở nước ngoài thuế chiếm từ 45 - 60%, ở Việt Nam ít hơn (khoảng 29 - 31%). Ví dụ, 1 lít xăng A92, các loại thuế chiếm 28% trên giá thành.
Trong khi đó, mới đấy Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định giảm 50% thuế bảo vệ môi trường (2.000 đồng/lít), giờ sắc thuế này còn dư địa 2.000 đồng/lít. Các sắc thuế còn lại gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng… đều thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng lo ngại mỗi năm nước ta xuất khẩu được 8 triệu thùng dầu thô, giá dầu thô sẽ bù đắp được một phần. Tuy nhiên, việc giảm thuế đồng nghĩa với giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, kéo theo cắt giảm các khoản chi.
“Giảm thuế là một trong những biện pháp, chúng tôi sẽ cân nhắc để đánh giá tác động rồi báo cáo với Chính phủ, Quốc hội”, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết.