meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đằng sau sự sụp đổ của "gã khổng lồ" lĩnh vực âm thanh Nhật Bản

Thứ bảy, 28/05/2022-20:05
Từng là một ông lớn một thời trong lĩnh vực âm thanh, nhưng sự tự tin thái quá của hãng này và thói làm việc cứng nhắc trong kinh doanh đã khiến Onkyo tự nhấn chìm bản thân trong vũng lầy huy hoàng của lịch sử.

Theo Nhịp sống kinh tế, mới đây, một sự kiện lớn đã xảy ra trong lĩnh vực Hi-Fi. Onkyo, một nhà sản xuất thiết bị âm thanh Hi-Fi 76 năm tuổi ở Nhật Bản đã vỡ nợ và đã đệ đơn xin phá sản lên tòa án.

Được biết, khi nhắc tới Onkyo, chắc chắn cái tên này không phải là một thương hiệu xa lạ đối với mọi người đam mê Hi-Fi và những người đam mê thiết bị nghe nhìn đại chúng.

Có thể khi nhìn quanh nhà, bạn có thể sẽ bắt gặp một đầu đĩa CD thương hiệu Onkyo đang nằm phủ bụi ở góc phòng. Đối với nhiều người Việt, đặc biệt là lứa tuổi trung niên, niềm đam mê với những củ loa hay âmli Onkyo vẫn vô cùng nồng cháy, tới mức nhiều người sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền bạc, thời gian săn lùng nhiều dàn loa "hàng bãi" để có thể thỏa mãn đam mê nghe nhạc của mình.


 
 

Trong quá khứ, đã từng có những giai đoạn khi trào lưu Hi-Fi nổi lên rầm rộ, những sản phẩm của Onkyo đã trở thành các lựa chọn hàng đầu bởi sự cân đối giữa giá cả và trải nghiệm âm thanh mang lại.

Onkyo được thành lập vào năm 1946, thương hiệu âm thanh này nổi tiếng với các sản phẩm như bộ khuếch đại (âmli), loa, đầu đĩa và nhiều sản phẩm chuyên về phòng hát gia đình.

Thậm chí, công ty này còn tự tin quảng bá tầm nhìn của bản thân là: "Onkyo tin tưởng rằng cả thế giới sẽ dễ dàng cảm nhận được sức hấp dẫn của âm nhạc, phim ảnh và trò chơi chất lượng cao hơn, và cho tới khi tất cả linh hồn trên thế giới này được chạm tới đó, Onkyo sẽ không ngừng tiến về phía trước".

Mặc dù vậy, thương hiệu danh tiếng một thời này lại vừa bỗng nhiên nộp đơn phá sản. Nhiều câu hỏi được đặt ra là có phải vì Onkyo không phù hợp với xu hướng hiện đại hay do hãng này đã ngủ quên trên hào quang quá khứ quá lâu? Hoặc có thể đây là thất bại kinh doanh đến từ ngoại cảnh tác động?


 
 

Đối với riêng trường hợp của Onkyo, câu trả lời thích hợp nhất sẽ là: "Nếu bạn không thể theo kịp sự thay đổi của thời đại, bạn sẽ bị đào thải bởi chính thời đại".

Kể từ khi thương hiệu Onkyo được tách ra khỏi Panasonic, không khó để nhận thấy nhiều sản phẩm âm thanh mà hãng tung ra vào những năm 1940 - 1990 đã theo rất sát xu hướng thời bấy giờ.

Vào thời điểm lúc bấy giờ, khi dòng loa "all-in-one" đang vô cùng thịnh hành, hãng Onkyo đã nhanh chóng dẫn đầu xu hướng phân tách với sản phẩm loa âm thanh nổi tách rời để bàn ST-55 nhỏ gọn, có thể dễ dàng di chuyển. Vào thời điểm năm 1970, Onkyo là hãng đầu tiên áp dụng hàng loạt công nghệ mới vào sử dụng trong hệ thống khuếch đại âm thanh.

Trong những năm từ 1970 tới 1990, hãng đã tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt, tạo ra một số thành tựu đầu ngành như máy ghi âm băng kép cho phép lồng tiếng tốc độ cao đầu tiên trên thế giới năm 1981, máy ghi âm kép hai băng cassette đầu tiên trên thế giới năm 1985.


 
 

Vào cuối những năm 1990, sự phát triển của Onkyo vẫn diễn ra suôn sẻ. Với tay nghề xuất sắc của đội ngũ kỹ thuật, nhiều công nghệ mới và cải tiến hiệu suất âm thanh tuyệt vời đã được ra đời và áp dụng, tạo ra một loạt các dòng sản phẩm ở nhiều mức giá khác nhau.

Nhờ đó, Onkyo đã nhanh chóng trở thành một cái tên nổi tiếng ở cả trong nước và quốc tế, đồng thời trở thành hãng âm thanh số một tại Nhật Bản.

Vào thời điểm năm 2000, Onkyo bắt đầu có sự thay đổi dần về hoạt động. Trên thực tế, tại thời điểm này, trọng tâm của Onkyo đã chuyển dần từ lĩnh vực âm thanh truyền thống, chẳng hạn như loa âm thanh nổi, bộ khuếch đại công suất lớn sang những dòng sản phẩm cho rạp hát tại nhà.

Mặc dù vậy, sự kiêu ngạo đã khiến hãng âm thanh này chỉ khăng khăng muốn đi theo con đường của riêng mình, mà không để ý rằng xung quanh mình đã xuất hiện những kẻ thù mới đầy nguy hiểm.


 
 

iTunes của Apple và các sản phẩm hỗ trợ như iPod ra đời, đã trực tiếp thay đổi thói quen nghe nhạc của mọi người. Lúc này, Onkyo vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến lĩnh vực Hi-Fi truyền thống. Tuy nhiên, không như Sony đã nhanh nhạy nhìn ra vấn đề, Onkyo đã vấp phải vết xe đổ của Nokia vào thời điểm đó.

Trong khi với iPod của Apple và các sản phẩm nghe nhạc cầm tay khác, người dùng chỉ cần tải bài hát từ máy tính và cất chúng vào một chiếc máy di động nhỏ gọn để nghe mọi lúc, mọi nơi.

Thì Onkyo vẫn cần người dùng đến các cửa hàng ngoại tuyến để mua đĩa CD, hay sắm một loạt các thiết bị như đầu CD và dàn loa tại nhà để tận hưởng âm nhạc.

Nói một cách đơn giản, những thiết bị hiện đại kia có thể di chuyển từ một khung cảnh cố định trong nhà đến "bất cứ đâu", cho phép người dùng không cần phải bám vào môi trường cố định hoặc thiết bị cố định.


 
 

Bạn không chỉ có thể có được trải nghiệm âm nhạc chất lượng cao, mà còn đi kèm với hình ảnh và đa phương tiện. Điều này khiến lợi thế sản phẩm thương hiệu của Onkyo, vốn gắn bó và tồn tại ở những nơi cố định, đã biến mất.

Khi có quá nhiều cách để giải trí, công chúng sẽ theo đuổi những cách thức tiện lợi hơn và với chi phí thấp hơn. Và có thể đây là dấu chấm hết cho một tượng đài âm thanh vang danh một thời của Nhật.

Không chấp nhận chuyển đổi thiết bị theo hướng "di động" như Apple hay Sony, Onkyo đã tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực thiết bị phục vụ cho nhu cầu giải trí tại gia. Sau đó, hệ quả là tốc độ ra mắt những sản phẩm trở nên thua thiệt đối thủ, rơi vào thế "bị động".


 
 

Vào năm 1998, một điều đáng tiếc đã xảy ra là hãng đã phát hành MD-P10 Portable MD Player, một máy nghe nhạc di động chất lượng cao. Nhưng đây dường như chỉ là một chút phá cách thoáng qua, vì mặc dù được thiết kế để có thể sử dụng được ngoài trời thì hãng lại đề xuất rằng sản phẩm nên được sử dụng cùng với hệ thống âm thanh gia đình hiện có.

Nếu đi theo xu hướng này, dù chỉ một phần nhỏ, có lẽ công ty sẽ sớm nhận ra sai lầm và một kết cục khác đã tới. Sau này, khi Onkyo nhận ra cách mọi người nghe nhạc đã thay đổi sau đó mọi thứ đã quá muộn để lật ngược tình thế. Cho tới năm 2019, Onkyo về cơ bản đã biến mất khỏi tầm mắt của mọi người.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

18 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

18 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

18 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

18 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

18 giờ trước