Đam mê làm nông dân, 9X Hải Dương làm giàu thành công từ việc xây trang trại nuôi giun quế
BÀI LIÊN QUAN
Tân tỷ phú giàu nhất châu Á: Đúng tuổi Nhâm Dần, từ thanh niên bỏ học đến ông trùm đế chế hơn 90 tỷ USDNhững tuổi đầu tư nhà đất năm 2022 sau hứa hẹn sẽ "giật hũ vàng, nổ hũ giàu sang"Phân biệt người giàu có, thành công như Jeff Bezos và Mark Zuckerberg chỉ qua 5 đặc điểmDù gia đình có nhiều khá giả và được bao bọc từ bé, đẹp trai và tốt nghiệp một trường Đại học có tiếng nhưng Tuấn Anh - hot boy sinh năm 1993 tại huyện Nam Sách (Hải Dương) lại có niềm yêu thích mãnh liệt với nông nghiệp. Nhiều người nghĩ làm nông là nghịch đất nhưng đó lại có gì đó thú vị khiến cho chàng trai này có niềm đam mê.
Tuy tốt nghiệp tại một trường đại học có tiếng nhưng Nguyễn Tuấn Anh vẫn quyết định từ bỏ tương lai sáng lạng để theo đuổi niềm đam mê mãnh liệt với nông nghiệp hữu cơ.
9x dám nghĩ dám làm
Nguyễn Tuấn Anh sinh ra trong một gia đình có truyền thống buôn bán nên ngay từ nhỏ, anh đã được định hướng theo đuổi nghiệp kinh doanh. Anh đã thi đỗ vào trường Đại học Ngoại thương với chuyên ngành quản trị kinh doanh. Dù gia đình khá giả, nhưng chàng trai này lại có niềm đam mê cực mãnh liệt với nông nghiệp.
Được biết, Tuấn Anh luôn có hứng thú với những mẫu tin, bài báo hay hoặc các chương trình truyền hình liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Và ngay từ những năm học đại học, Tuấn Anh đã tiết kiệm tiền để đi trải nghiệm thực tế tại những mô hình nông nghiệp tiên tiến và hiện đại tại Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nam. Với chàng trai này, ước mơ khởi nghiệp từ nông nghiệp cứ lớn dần lên trong suy nghĩ của một người không có liên quan gì đến với nghề nông.
Sau khi tốt nghiệp, Tuấn Anh đã có cơ hội được nhận vào một cơ quan nhà nước. Bố mẹ của anh chưa hết vui mừng thì lại ngỡ ngàng vì con trai từ chối cơ hội này để tập trung xây dựng trang trại sản xuất rau hữu cơ. Tuấn Anh nhớ lại: "Bố mẹ luôn mong muốn em có thể học thành tài, kiếm được việc nhẹ lương cao nên khi biết được quyết định này đã rất sốc. Bố mẹ hết lời khuyên nhủ đến cấm nhưng em vẫn quyết thực hiện cho đến cùng".
Vì bị gia đình phản đối nên 9x Hải Dương đã không được hỗ trợ tài chính. Để có tiền theo đuổi đam mê nông nghiệp, anh làm quản lý tại xưởng sơn tĩnh điện gần nhà. Ban ngày thì anh đi làm còn tối về lại miệt mài bên sách vở để có thể tìm hiểu kỹ hơn những kiến thức về nông nghiệp. Vào ngày nghỉ, Tuấn Anh lại tranh thủ đi tham quan và học hỏi tại những trang trại lớn ở trong và ngoài tình. Bên cạnh đó anh cũng nghe ngóng và tìm thuê đất để sản xuất.
Theo đó, tất cả mọi việc đều được chàng trai này lên kế hoạch một cách cụ thể và tỉ mỉ. Địa điểm mà Tuấn Anh chọn xây dựng trang trại là xã An Lâm (Nam Sách). Ngoài 3 lần họp tập trung ở xã thì 9x này đã phải đến gõ cửa từng nhà để vận động người dân cho thuê đất. Trước sự nhiệt tình của chàng trai trẻ thì gần 50 hộ dân ở thôn An Lương, Bạch Đa 1, Bạch Đa 2 đã đồng ý cho anh thuê 5ha đất với giá là 1 triệu đồng/sào/năm.
Sau khi đã có ruộng đất tập trung, 9x này đã thỏa sức hiện thực hóa được những ý tưởng đã ấp ủ bấy lâu nay. Đến thời điểm tháng 6/2016, anh đã bắt tay vào cải tạo vùng đất trũng thành trang trại tập trung theo hướng công nghệ cao. Theo đó, diện tích về trồng rau màu, khu vực chăn nuôi cùng kho chứa dụng cụ sản xuất đều được thiết kế một cách bài bản và hợp lý. Dù thế nhưng phần đất mà Tuấn Anh thuê được lại không như ý muốn. Bởi nắng thì đất khô cằn còn mưa thì sình lầy nhão nhoét và khó canh tác. Để có thể khắc phục được tình trạng này thì 9x này đã lắp đặt 3 máy bơm với công suất lớn để điều tiết được nước tưới tiêu. Lúc này không ai có thể nghĩ rằng người làm thay đổi diện mạo khu đất vốn chỉ cấy lúa bấp bênh lại là một chàng trai chưa đầy 25 tuổi.
Thực hiện ước mơ với nông nghiệp một cách nghiêm túc
Tuy dám nghĩ, dám làm nhưng kết quả lại không được như mong đợi của Tuấn Anh. Khi tiếp cận với nông nghiệp hữu cơ bằng những kiến thức chắp vá, học hỏi mỗi nơi một ít nên anh đã bị thua lỗ nặng. Sau đó, anh đã định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ để nuôi giun quế nhằm cải tạo đất trồng rau cũng như làm thức ăn nuôi gà. Tuy nhiên, do không kiểm soát được nguồn phân chuồng hoại mục nuôi giun nên giun đã chết rất nhiều.
Hơn nữa, việc trồng rau hữu cơ cũng không hề đơn giản bởi không được phun thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng phân bón hóa học nên cỏ dại đã phát triển nhanh hơn. Do đó, nguồn thu thì ít mà nhổ vứt đi thì lại nhiều. Tuấn Anh chia sẻ rằng: "Khi quyết định dấn thân vào lĩnh vực nông nghiệp mình đã lường trước được những khó khăn sẽ phải đối mặt. Nhưng em vẫn lạc quan nghĩ rằng chỉ cần say mê là có thể thực hiện được. Lâu rồi mới biết được nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro".
Khi đã vượt qua được thử thách này thì trở ngại khác lại ập đến. Lúc đầu, 9x này chỉ hăm hở lao vào xây dựng trang trại cũng như hoàn thiện hạ tầng mà sao nhãng đi kỹ thuật canh tác. Chính vì thế, bỏ ra hàng trăm triệu đồng nhưng thu lại chỉ có vài trăm nghìn đồng. Sau khi làm được 1 năm thì nguồn vốn của anh đã bị vơi dần và cánh cửa thành công đã ngày một thu hẹp.
Trăn trở nhiều đêm, 9x này đã nhận ra việc làm nông nghiệp không thể ồ ạt mà phải có sự tính toán, cân nhắc để giảm thiểu những tổn thất hay bất lợi không đáng có. Chàng trai này vẫn kiên định với sự lựa chọn phát triển nông nghiệp hữu cơ nhưng anh chỉ tập trung tìm tòi và nghiên cứu kỹ về con giun quế. Rút kinh nghiệm từ lần thất bại đầu tiên, Tuấn Anh đã tự ủ phân chuồng chứ không mua trực tiếp như trước. Chính nhờ vậy mà giun quế sinh trưởng và phát triển rất tốt. Theo đó, anh đã có thể nhân giống giun quế để có thể tiết kiệm được tối đa chi phí sản xuất.
Tuấn Anh được đánh giá là người nuôi giun quế lớn nhất tỉnh. Anh đã sở hữu cho mình 24 chuồng nuôi giun quế, mỗi tháng thu nhập đến 1 tấn giun quế tinh để nuôi gà và 10 tấn phân nhằm phục vụ cho việc trồng rau hữu cơ. Hơn nữa, 9x này còn có dự định nhân giống giun Nhật, Ấn Độ để mở rộng quy mô trên tổng diện tích là 1.500m2. Việc trồng rau, nuôi gà để lấy trứng hữu cơ cũng có thuận lợi hơn. Còn đối với rau màu thì anh cũng không trồng theo cảm hứng mà chọn những giống mới, khó thích nghi với điều kiện sản xuất để thâm canh các loại rau truyền thống nhằm tăng năng suất từ đó tạo ra được lợi nhuận trước mắt và nuôi ước mơ lâu dài.
Lúc này, những khó khăn trong việc sản xuất cũng đã dần được tháo gỡ thì lại đến khó khăn trong việc tiêu thụ do người tiêu dùng chưa hiểu rõ về thực phẩm hữu cơ. Với bản tính không chấp nhận bán sản phẩm trôi nổi trên thị trường, 9x này đã chủ động liên hệ với những bếp ăn tập thể của các trường học bởi theo anh đây chính là nơi có giá trị dinh dưỡng cũng như an toàn về vệ sinh thực phẩm.
Và cũng không nằm ngoài dự tính của anh thì 40 trường học tại Nam Sách, Thanh Miện và Kim Thành, Chí Linh đã đồng ý để cho trang trại của Tuấn Anh trở thành đơn vị cung ứng nguồn thực phẩm sạch nhằm phục vụ học sinh trong trường.
Với mục đích nhằm trau dồi thêm kiến thức thì Tuấn Anh đã thường xuyên kết nối với các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực nông nghiệp. Anh cũng mời họ về tham quan trang trại của mình để từ đó tiếp thu thêm những nhận xét để hoàn thiện hơn mô hình sản xuất.
Ban đầu, những người dân cứ nghĩ Tuấn Anh làm chỉ vì còn bồng bột và nông nổi của một chàng công tử bột quen sống trong cảnh giàu sang và muốn tìm cảm giác lạ. Tuy nhiên, khi thấy nước da trắng trẻo của anh bị rám nắng, đôi tay chai sần thì mọi người đã hiểu ra được một điều là anh đã thật sự nghiêm túc với ước mơ của mình. Đến hiện tại, Tuấn Anh đã quen với việc đeo ủng thay vì xỏ giày xịn, quen sử dụng các dụng cụ nông nghiệp chứ không còn lúng túng hay vụng về như thuở ban đầu.
Nhìn chung, nếu so với các trang trại thì mô hình của 9x này không lớn nhưng nó lại thể hiện được tư duy sản xuất mạch lạc. Bên cạnh đó còn là sự liên kết giữa các khâu và đón đầu xu hướng phát triển của nông nghiệp đó chính là hướng tới nông nghiệp hữu cơ. Chính niềm say mê, yêu thích với nông nghiệp đã tạo cho chàng trai này động lực gắn bó với lĩnh vực vốn có nhiều rủi ro này.
Bằng cách nghĩ, cách làm của một người trẻ như Tuấn Anh sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều bạn trẻ để họ có được sự mạnh dạn thử sức với ngành nghề tuy không mới mẻ nhưng lại có nhiều cơ hội và không ít thử thách này. Cũng từ đó sẽ mở ra một hy vọng mới cho ngành nông nghiệp bởi tư duy sản xuất không còn đi theo lối mòn mà là sự năng động, sáng tạo.