Đại gia xây biệt thự trả ơn dân làng với số tiền cao ngất trời, cả làng ai cũng có phần
BÀI LIÊN QUAN
Choáng ngợp trước “siêu biệt thự" ở nơi đắc địa bậc nhất Sài Gòn: Không gian ngang ngửa khách sạn 5 sao, đều do chủ nhà tự thiết kếNhững cách trang trí sân nhà thành góc tận hưởng mùa hè thú vị của cả gia đìnhCô gái 9x dành 10 năm kiếm tiền mua nhà 1 tỷ bất chấp lời can ngăn từ gia đình "con gái thì mua nhà làm gì"Người xây biệt thự tặng cho cả làng chính là ông Trần Sinh, 60 tuổi, là chủ tịch của tập đoàn đồ uống Tiandi No 1 Beverage Inc. Ngoài ra, ông còn là chủ chuỗi thịt lợn cao cấp Yihao Tuzhu, đồng thời là một đại gia bất động sản có tiếng ở đây.
Ông Trần Sinh sinh ra tại làng Quan Hồ vào năm 1962, trong một gia đình nghèo có 5 anh chị em, bố mất sớm. Lúc đặt tên cho ông là Trần Sinh, bố mẹ ông chỉ có ước mong là ông được sống tốt, khôn lớn thành người. Làng Guanhu vốn là một ngôi làng miền núi nghèo đó, bao đời đã gắn với biệt danh “làng ế vợ”, vì phụ nữ ở đây đều đến nơi khác để lấy chồng thoát nghèo, để lại những chàng trai làng ế vợ.
Nhà hoàn cảnh khó khăn, đã rất nhiều lần cậu bé Trần Sinh muốn bỏ học đi làm, phụ giúp gia đình. Nhưng vì học giỏi nên mẹ cậu đã thuyết phục con trai tiếp tục đi học. Đến năm 1980, Trần Sinh đã thi đỗ đại học và đứng trước nguy cơ phải bỏ học vì nhà nghèo, không có tiền để tiếp tục học lên nữa. Vào một ngày, cả làng kéo đến nhà nói với mẹ của cậu: "Mẹ của Trần Sinh đừng nghĩ ngắn mà phải nhìn dài ra. Thôn của chúng ta cuối cùng cũng có một sinh viên đại học, nên chúng ta không thể không cho thằng bé đi học".
Khi đó, những người cao niên trong làng đã cùng nhau trao cho Trần Sinh một xấp tiền nhàu nát với nhiều đồng xu lẻ. Tổng cộng số tiền đó là 21 tệ. Nhận được sự ủng hộ của dân làng, Trần Sinh cảm kích trong lòng, đem 21 tệ tiền đó mang theo lên chuyến tàu đến với Đại học Bắc Kinh.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Trần Sinh đến làm văn thư tại Thành ủy tỉnh quảng Châu. Người mẹ của Trần Sinh rất hài lòng về con trai của mình, tuy lương thấp nhưng công việc ổn định. Thế nhưng, trái với suy nghĩ của người mẹ, Trần Sinh đã quyết định nghỉ việc, chuyển hẳn sang ngành trồng trọt, chăn nuôi rồi đến kinh doanh bất động sản. Chỉ sau ba năm chăm chỉ làm ăn, chàng trai Trần Sinh đã trở thành tỷ phú và công ty của anh đã trở thành một trong ba công ty bất động sản lớn nhất tại thành phố Trạm Giang.
Vẫn không bằng lòng với thành công đó, Trần Sinh tiếp tục dấn thân vào ngành nghề mới là ngành nước giải khát, sau đó đến kinh doanh thịt lợn. Năm 2008, ông đã góp vốn cho một đàn em khóa sau học cùng trường đại học, xây lên”trường học bán thịt” chuyên giảng dạy về thịt lợn. Hiện tại, đây vẫn là ngôi trường duy nhất ở Trung Quốc chỉ dạy về chăn nuôi và buôn bán thịt lợn, đã đào tạo được hơn 6.000 học viên. Họ đã cùng nhau xây dựng lên thương hiệu thịt lợn chất lượng cao, nổi tiếng khắp Trung Quốc với tên gọi Yihao Tuzhu. Hiện tại, thương hiệu thịt lợn này đã có mặt trên 30 tỉnh và thành phố lớn, đạt doanh thu khoảng 1,8 tỷ NDT vào năm 2018.
Đến năm 2013, cậu bé nghèo Trần Sinh năm nào nay đã trở thành tỷ phú và quay về làng để trả ơn mọi người. Ông đã bỏ ra 200 triệu NDT để xây dựng lên 258 căn biệt thự sang trọng trên khu đất do chính quyền địa phương cung cấp. Mỗi căn biệt thự đều có diện tích rộng khoảng 280m2, mỗi căn được phân chia thành 5 phòng ngủ, 2 phòng khách, 1 nhà để xe và khu vườn. Trong khu dân cư mới cũng được xây dựng thêm công viên với sân bóng, cây cầu, con suối nhỏ và sân khấu để dân làng tổ chức các sự kiện tập thể.
Vào cuối năm 2017, khu dân cư mới dành cho dân làng được hoàn thiện nhưng không thể bàn giao ngay. Khi đó, nhiều người tha phương nay lại trở về xin nhà, có nhiều gia đình còn đòi hai căn. Khi đó, lúc trả lời báo chí, ông Trần Sinh cho biết ông xây khu biệt thự này dựa trên điều tra dân số của chính quyền vào năm 2013. Ở thời điểm đó, khu vực này chỉ có 190 hộ, nhưng đã xây thêm gần 70 căn nhà.
Sau đó, chính quyền địa phương phải tổ chức thêm nhiều cuộc họp mới đưa ra được giải pháp cuối cùng. Ngày 4/6/2018, ông Trần Sinh đã cùng mẹ già của mình về làng, trao tặng chìa khóa từng căn biệt thự mới cho các hộ gia đình ở đây. Ông Sinh cũng đã chi thêm vào trăm triệu NDT để xây dựng lại trường học ở địa phương, trợ cấp thêm cho các giáo viên, và sử dụng chính sách này để thu hút thêm nhiều giáo viên giỏi về làng, tạo cơ hội học tập cho con em quê nhà.
Sau nhiều năm, trình độ dân trí của địa phương đã được cải thiện nhiều, nhưng kinh tế của làng Quan Hồ vẫn chưa phát triển, vì người dân vẫn bỏ ra phố để làm việc. Sau khi xem xét tình hình điều kiện đất đai và khí hậu của làng, tỷ phú này đã đưa ra quyết định hỗ trợ dân làng trồng vải thiều và nuôi lợn. Đầu ra của các sản phẩm này đều do ông Sinh đảm bảo.
Nhờ tầm nhìn dài hạn của mình, vị tỷ phú này còn đầu tư xây dựng lên những dãy biệt thự nhỏ ở quê nhà, làm tiền đề cho định hướng phát triển du lịch ở đây. Ngày nay, làng Quan Hồ đang có sự hiện diện của những dãy biệt thự gọn gàng, ngành du lịch nông thôn đang phát triển mạnh mẽ, thu nhập bình quân đầu người đã có thể đạt mức 30.000 NDT mỗi năm (khoảng 108 triệu đồng).
Sau nhiều năm bôn ba trên thương trường, ông Trần Sinh luôn hiểu rõ một đạo lý “Chỉ có dựa vào chính mình mới tồn tại lâu dài”. Chính vì thế, ông không chỉ cho người dân quê mình nơi ăn, chốn ở, mà còn cung cấp cho họ phương tiện để tự làm giàu trên đôi chân của mình.
"Rồi mai đây tôi cũng sẽ già và về với tổ tiên. Với tôi, việc có thể xây dựng biệt thự cho mọi người, giúp người dân nuôi lợn là điều rất hạnh phúc. Tôi hy vọng mọi người có thể chăm lo cho thế hệ con cháu của mình, để họ có điều kiện học hành, phát triển, thành công", ông Trần Sinh nói.