meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bài văn cúng Thổ công ngày rằm tháng 7 đầy đủ, chi tiết và chính xác nhất

Thứ ba, 07/06/2022-01:06
Chuẩn bị cho lễ cúng Thổ công ngày rằm tháng 7 bao gồm những lễ vật và văn tế như thế nào là chuẩn? Bài văn cúng Thổ công rằm tháng 7 đầy đủ và chi tiết sẽ được chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây. Hi vọng bạn đọc sẽ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này để chuẩn bị cúng Thổ công được tươm tất và phù hợp. Hãy cùng đón đọc.

Bài văn khấn cúng Thổ công đầy đủ và chi tiết
Bài văn khấn cúng Thổ công đầy đủ và chi tiết

Ông thần Thổ công là ai?

Theo truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam, cứ đến rằm tháng 7 tức 15/7 Âm lịch, mọi người sẽ thường sửa soạn, sắm lễ cúng Phật, chư vị thần linh, cúng gia tiên cùng chúng sanh, trong đó có cúng Thổ công. Vậy Thổ công là ai và đóng vai trò như thế nào?

Trong văn hóa tín ngưỡng phương Đông, Thổ công là vị thần cai quản nhà cửa, đất đai cho mỗi gia đình. Ngoài tên Thổ công, mọi người thường gọi là ông Thổ Địa, Thổ thần. Chính vì thế, dân gian cũng vẫn thường truyền miệng “Đất có Thổ công, sông có Hà bá”. Do đó, cúng Thổ công rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành 1 tập tục văn hóa quan trọng của người Việt Nam nhằm cầu bình an và may mắn cho các thành viên trong gia đình. 

Sự đa dạng văn hóa vùng miền cũng như nếp sống của từng gia đình, nhìn chung, thờ Thổ công có 3 dạng chính:

  • Thờ Thổ công riêng 1 ban thờ và thường được đặt dưới đất.  
  • Thờ Thổ công chung với thần tài, bàn thờ được đặt dưới đất gần cửa ra vào nhằm thu hút tài lộc, may mắn.
  • Thờ Thổ công thường chung với bàn thờ gia tiên. Bát hương Thổ công được đặt ở giữa, bát hương bên phải sẽ là thờ gia tiên và bát hương bên trái là bát hương bà cô tổ.

Sắm lễ cúng Thổ công rằm tháng 7 sẽ bao gồm hương, hoa tươi, nhang đèn, đồ vàng mã. Mỗi gia đình tùy thuộc vào điều kiện tài chính và tập tục văn hóa mỗi vùng miền sẽ cúng mâm cỗ chay hoặc mâm cỗ mặn. Chủ yếu là tấm lòng thành kính tỏ lòng với Thổ công.

 


Hình ảnh mẫu sắm sửa bàn thờ Thổ công
Hình ảnh mẫu sắm sửa bàn thờ Thổ công

Bài văn cúng Thổ công ngày rằm tháng 7 chi tiết và chính xác nhất cho gia chủ tham khảo

Dưới đây là bài văn khấn Thổ công rằm tháng 7 đầy đủ theo văn khấn cổ truyền của nước Việt. Gia chủ sẽ là người đọc bài khấn và thắp hương, điều quan trọng là tấm lòng thành kính của người khấn. Mời các bạn tham khảo.

“Con Nam mô A Di Đà Phật!

Con Nam mô A Di Đà Phật!

Con Nam mô A Di Đà Phật!

Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, vào năm... (tên gọi của năm theo Âm lịch) ngày 15 tháng 7 Âm lịch.

Nay tín chủ là… (họ tên của người khấn), thuộc quê quán tại ..., ngụ tại… cùng toàn thể gia đình cúi đầu trăm bái.

Kính cẩn dâng trầu rượu, vàng bạc, trà nước, đèn nhang,, hoa quả, cùng mọi phẩm vật.

Cung mời Đức bản gia Thổ công tại vị ở trước.

Cung mời Đức Thổ địa thần kỳ tại vị ở trước.

Cung mời Đức Thành hoàng Bản cảnh tại vị ở trước.

Xin chư thần giáng làm chứng cho lòng thành, phù hộ cho cả đại gia chủ, từ già đến trẻ, từ đầu năm đến cuối năm được hưởng phúc bình an, không tai nạn, không hạn, không ách, đắc tài, sai lộc, vạn sự đều hanh thông.

Thượng hưởng!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (cúi lạy 3 lần)

Những vấn đề cần tránh khi đọc văn khấn

Khi đọc văn khấn cúng Thổ công ngày rằm tháng 7, gia chủ cần lưu ý những điều quan trọng sau:

  • Trước khi thắp hương, khấn cúng Thổ công, người khấn cần tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc lịch sự thể hiện tấm lòng thành kính, tôn kính đối với thần linh. Tuyệt đối không mặc quần đùi, váy ngắn, áo ba lỗ…
  • Thắp hương trước khi đọc bài khấn: Điều này sẽ thỉnh các vị thần linh lên trước rồi mới đọc bài khấn nhằm cầu xin sự ban phát bình an, may mắn, sự chở che của đấng thần linh đối với những người trong gia đình.
  • Trong lúc đọc văn khấn, bạn cần đọc thành tâm to, rõ ràng với thái độ nghiêm túc.
  • Bởi vì Thổ công là thần mang lại bình an, may mắn cho các thành viên trong gia đình. Do đó, khi khấn chỉ nên cầu xin bình an, mong Thổ công phù hộ độ trì, che chở cho mọi người bình an. Không nên cầu xin tài lộc, cầu sung túc hay cầu con.
  • Sau khi khấn xong bài cúng Thổ công, gia chủ cần phải cúi đầu vái lạy 3 vái nhằm bày tỏ lòng thành kính của mình đối với vị thần.

Sau khi khấn xong, gia chủ cần cúi đầu vái lạy 3 vái tỏ lòng thành kính - Ảnh minh họa
Sau khi khấn xong, gia chủ cần cúi đầu vái lạy 3 vái tỏ lòng thành kính - Ảnh minh họa

Kết luận

Bên trên là những chia sẻ hữu ích liên quan đến cúng thổ công ngày rằm tháng 7. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đã biết ý nghĩa của việc thờ thổ địa vào dịp rằm tháng 7 hàng năm cũng như có bài khấn chuẩn. Chúc bạn và gia đình mình luôn vui vẻ và đầm ấm.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

Biệt thự hiện đại 3 tầng phủ lam gỗ lấy ý tưởng từ lũy tre làng

Ngắm toàn bộ không gian Dinh thự Hoàng A Tưởng trước khi thay màu áo mới

Chia tay Đà Lạt mộng mơ, đôi vợ chồng trẻ tìm chốn bình yên trong ngôi nhà nhỏ bên đồi

Quảng Ninh: Ngôi nhà gạch đỏ sở hữu khoảng sân vườn, mặt nước đan xen đón ánh sáng

Thiết kế không gian mở dành cho gia đình 3 thế hệ có chế độ sinh hoạt khác biệt

Khám phá dinh thự cổ Huỳnh Kỳ Trà Vinh đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Ngôi nhà sở hữu không gian kín đáo, ấm áp khác biệt với mặt tiền "hớ hênh"

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước