Cú bắt tay đưa Apple trở thành thương hiệu "vạn người mê" khắp toàn cầu của Tim Cook - Steve Jobs
BÀI LIÊN QUAN
Tỷ phú quyền lực thứ hai châu Á bất ngờ chuyển giao quyền lực của mình ở tuổi 65Tỷ phú Thái Lan sắp thu về cả nghìn tỷ đồng từ VinamilkTheo Trí thức trẻ, Tim Cook rất thành công trong việc kinh doanh và đem lại lợi nhuận cũng như sự phát triển vượt bậc cho Apple. Tuy nhiên, nếu như đứng ở cương vị người dùng luôn có khát khao trải nghiệm các công nghệ mới mẻ, hiện đại thì cách làm của TimCook đang khiến cho các sản phẩm của công ty không còn đến yếu tố bất ngờ như dưới thời cố CEO Steve Jobs. Và không còn là “One More Things” để giới thiệu những công nghệ đột phá đầy tính bất ngờ hay không còn những đột phá bất ngờ trên các sản phẩm phần cứng mới. Theo đó, iPhone, iPad, Macbook,... cùng nhiều sản phẩm khác giữ thiết kế từ 3 - 4 năm mới thay đổi. Mọi thứ trong tay của Tim Cook đều rất khác so với thời của Steve. Tuy nhiên, mọi sự so sánh giữa cách điều hành công ty giữa Tim Cook và Steve Jobs đều là không cần thiết trong khi Tim Cook có thể đạt được vị trí như hôm nay cũng xuất phát từ cái gật đầu đồng thuận của nhà sáng lập apple. Và cũng chính Steve Jobs là người thuyết phục Tim Cook về làm việc cho Apple cho đến hiện tại.
Đã từng có một Apple tồn tại như "xác sống"
Có thể bạn không biết, Apple của ngày hôm nay đã từng đứng cận kề bờ vực phá sản, Apple đã phải sa thải 1/3 nhân sự và chỉ còn cách ngày phá sản 90 ngày. Apple được thành lập vào năm 1976, mang trong mình sứ mệnh thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của người dùng về máy tính cá nhân đã khiến cho những cỗ máy xử lý hàng tá công việc đã trở nên gọn gàng, thẩm mỹ hơn. Vào năm 1980, Apple đã gặt hái được thành công để có thể trở thành công ty có tiếng nhất ở trong thời điểm lúc bấy giờ.
Thời điểm đó, công nghệ chính là sân chơi cạnh tranh khốc liệt với rất nhiều đối thủ "mạnh vì gạo, bạo vì tiền", điển hình như IBM. Chỉ đứng trên đỉnh vinh quang được 5 năm thì các đối thủ của Apple ngày càng khó lường. Lúc đó, IBM vẫn là công ty có doanh số bán máy tính tốt hơn - điều này đã khiến cho nội bộ của Apple lục đục. Và người bị buộc phải ra đi chính là Steve Jobs. Người đồng sáng lập của Apple đã phải cay đắng từ bỏ công ty của mình sau khi bị hội đồng quản trị sa thải. Vị lãnh đạo này đã nhanh chóng thể hiện sự bất mãn và đã bán hết toàn bộ cổ phần tại Apple để thành lập công ty riêng. Khi người cha đẻ quay lưng với chính đứa con của mình cũng chính là thời điểm đen tối nhất của Apple với cú trượt dài đến cận kề vực thẳm.
Quyết định tuyển người tài theo cách riêng và mạo hiểm
Quyết định từ bỏ một công việc ổn định với mức thu nhập cao trong một công ty danh tiếng để về khôi phục lại một công ty đang trên bờ vực phá sản có lẽ là điều ngớ ngẩn nhất mà ai trong chúng ta đều chưa từng nghĩ đến. Nhưng đối với Steve Jobs đã thuyết phục Tim Cook làm điều ngớ ngẩn đó. Vào năm 1997, Apple buộc phải mua lại công ty của Steve Jobs để ông có thể đường đường chính chính quay trở lại công ty cũ và tiếp tục chăm nom đứa con tinh thần của mình. Lúc này, Steve Jobs đã nhanh chóng nhận ra vấn đề của Apple và tức tốc tuyển dụng các vị trí quan trọng để khôi phục lại công ty của mình. Và một trong những người tài mà Steve Jobs nhắm đến không ai khác chính là Tim Cook. Việc tuyển dụng người tài mà sử dụng cách truyền thống thì chẳng có tác dụng, Tim Cook đã nhiều lần từ chối nhã ý mà bộ phận nhân sự của Apple gửi đến. Đối với Tim Cook mà nói thì ông đang làm vị trí cao trong Compaq, một công ty máy tính nổi tiếng nhất thế giới thời điểm đó. Khi từ bỏ Compaq để đến với Apple là từ bỏ tiền tài, danh vọng để đến với một mớ hỗn độn và rắc rối. Và ngay cả những người bạn của Tim Cook đều khuyên ông tiếp tục với Compaq. Tim Cook cho hay: "Nếu bạn cân nhắc cả chi phí và lợi ích, bạn nên chọn Compaq. Những người hiểu tôi nhất cũng đề nghị tôi ở lại Compaq. Một CEO tôi hỏi ý kiến còn nói tôi thật ngớ ngẩn nếu bỏ Compaq để sang Apple".
Chỉ có người tài mới có thể chiêu mộ được người tài, lúc này, Steve Jobs đã nhanh chóng nhận ra vấn đề và đã có một quyết định táo bạo. Cụ thể, Steve đã hẹn gặp trực tiếp Tim Cook và chia sẻ với Tim về dòng sản phẩm mà Apple dự kiến cho ra mắt trong năm sau đó là iMac G3. Sẽ như thế nào nếu Tim Cook không đồng ý và sẽ ra sao nếu ý tưởng của Steve Jobs đến tai của các đối thủ cạnh tranh. Và dường như Steve không có nhiều sự lựa chọn khi đứng trước sự tồn vong của công ty - ông đã quyết định đặt cược hết vào cuộc gặp gỡ với Tim Cook. Và may mắn thay thì quyết định mạo hiểm của Steve Jobs đã có tác dụng, Tim Cook đã thể hiện sự hứng thú với những gì mà Steve nói về iMac G3 dù trong lòng ông vẫn còn chút hoài nghi nhưng ý tưởng táo bạo mà Steve và Apple sẽ làm xua tan đi tất cả. Cuối cùng, Tim Cook đã quyết định gia nhập vào Apple để cùng với Steve Jobs thay đổi thế giới. TimCook bộc bạch: "Tôi luôn nghĩ rằng đi theo đám đông không phải là một điều tốt. Nó thậm chí còn tệ ấy chứ. Khi nhìn vào các vấn đề mà Apple gặp phải, tôi nghĩ mình có thể đóng góp vào đó. Bản năng của tôi nói rằng hãy làm đi. Và tôi đã nghe theo nó".
Vào tháng 3/1998, Tim Cook đã gia nhập vào Apple với vai trò là Phó giám đốc cấp cao chịu trách nhiệm vận hành toàn cầu và cũng trong năm 1998, iMac G3 đã ra đời - đây chính là chiếc máy tính “All in One” đã cứu sống một xác sống công nghệ đang trên bờ vực diệt vong. Theo đó, iMac G3 đã mở ra bước ngoặt lớn cho toàn bộ ngành công nghiệp máy tính thời đó. Để có được thành công như ngày hôm nay cũng nhờ vào một phần của Tim Cook.
Hai con người, hai cá tính nhưng lại là một mảnh ghép "đồng điệu"
Biệt danh của Steve Jobs chính là phù thủy công nghệ bởi ông hiểu được người dùng đang muốn gì và biết cách làm thế nào để xây dựng enen sản phẩm mà người dùng cần. Tuy nhiên, Tim Cook lại khác, sản phẩm lại chẳng phải là lợi thế của ông, cầm trong tay tấm bằng MBA và nắm giữ vị trí giám đốc điều hành tại IBM đã cho Tim có được nhiều kiến thức về khả năng vận hàng kinh doanh của doanh nghiệp. Steve Jobs từng nhận xét về TimCook như sau: "Tim Cook không phải con người của sản phẩm”. Chính vì thế mà ngay khi Tim được tuyển về Apple thì Steve đã giao cho ông nhiệm vụ tái cơ cấu lại chuỗi cung ứng đầy rối ren của công ty.
Được biết, Steve có niềm đam mê mãnh liệt với sản phẩm, ông đã không ngừng suy nghĩ về người tiêu dùng và làm sao để có thể tạo ra những sản phẩm đột phá và có ý nghĩa. Niềm đam mê với sản phẩm của Steve lớn đến mức ông xem việc nói về sản phẩm như một thói quen và sở thích của ông. Tác giả của cuốn tiểu sử Steve Jobs từng chia sẻ rằng: "Mỗi ngày, khi Jobs tới trụ sở, vào tầm trưa, ông ấy sẽ bước qua cánh cửa có khoá lớn để tới phòng thiết kế. Mọi người sẽ được yêu cầu ra ngoài. Và ông ấy ngồi nói chuyện với Jony, không chỉ về điện thoại mà cả về phích cắm hay cách dây điện được cuộn lại. Jobs luôn là con người của sản phẩm".
Và nam châm khác cực sẽ hút nhau, những mảnh ghép giống nhau thì sẽ không thể nào kết nối để tạo nên bức tranh hoàn hảo. Steve Jobs và Tim Cook là hai con người với những thế mạnh riêng biệt, họ không xung đột mà ngược lại Tim Cook và Steve Jobs còn được xem là cặp bài trùng hỗ trợ với nhau rất nhiều trong việc phát triển Apple của giai đoạn năm 1998 đầy khó khăn và cực khổ.
Những tưởng quả ngọt sẽ đến với Steve Jobs sau những nỗ lực hết mình hồi sinh Apple nhưng cuộc sống lại luôn mang đến những điều bất ngờ. Steve Jobs đã rơi vào bi kịch đó là năm 2003 ông đã vô tình phát hiện ra mình có ung thư tuyến tụy trong một lần đi khám sỏi thận. Căn bệnh của Steve Jobs chính là ung thư hiếm gặp, mỗi năm chỉ 1% dân số trên toàn cầu mắc phải căn bệnh này và cách duy nhất để có thể chữa trị bằng việc can thiệp sớm bằng hình thức mổ cắt bỏ khối u. Tuy nhiên, thời điểm đó, Steve Jobs đã từ chối việc can thiệp vào bên trong cơ thể của ông, hy vọng có thể chữa khỏi căn bệnh ung thư càng trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Hơn thế, vấn đề sức khỏe của Steve không chỉ dừng lại ở ung thư tuyến tụy mà cơ thể của ông suy nhược nặng dẫn đến cơ quan nội tạng làm việc không hiệu quả. Tim Cook từng chia sẻ trong cuốn sách “Becoming Steve Jobs” của hai tác giả Brent Schelender và Rick Tetzeli rằng, ông từng chủ động đi xét nghiệm máu và muốn hiến tặng gan cho Steve với mục đích kéo dài sự sống cho nhà sáng lập Apple. Mặc cho những nguy hiểm có thể xảy đến với bản thân thì Tim Cook vẫn thuyết phục Steve nhận lời đề nghị hiến tặng của mình. Tim Cook nói rằng: "Steve, tôi hoàn toàn khỏe mạnh và đã được kiểm tra toàn diện. Đây là hồ sơ y tế của tôi. Tôi có thể làm được điều này mà không sợ gặp nguy hiểm. Tôi sẽ ổn thôi mà".
Dĩ nhiên là Steve Jobs sẽ không thể để cho Tim Cook thực hiện một điều mà Steve cho là thiếu sáng suốt. Steve nói: "Không, Tôi sẽ không cho anh làm như vậy. Sẽ không bao giờ được làm như vậy". Được biết, trong suốt thời gian làm việc với Tim Cook, Steve chỉ la rầy Tim khoảng 4 - 5 lần và đây là một trong những lần như thế. Nhà sáng lập của Apple thậm chí còn bật dậy giường và đưa ra lời khẳng định rằng: "Không, tôi sẽ không làm như thế được!" như để chắc chắn rằng Tim sẽ không nghĩ đến hành động đó nữa.
Nếu như chỉ là một đồng nghiệp và đối xử với Steve như một người cấp trên thì có lẽ là rất khó để cho Tim đưa ra một quyết định bất ngờ như thế. Dường như, cuộc gặp gỡ định mệnh, Steve đã thay đổi Tim Cook. Đối với Tim, Steve không chỉ là một đồng nghiệp cùng chung chí hướng mà còn là một người thầy và là người bạn luôn mang lại cảm hứng cho Tim Cook mỗi ngày.