meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CTP là gì? Công nghệ chế bản với những tính năng vượt trội

Thứ năm, 27/10/2022-14:10
Công nghệ chế bản là một trong những lĩnh vực nổi bật của ngành in ấn. Để quá trình in ấn diễn ra năng suất và nhanh hơn thì công nghệ chế bản phải ứng dụng các kỹ thuật hiện đại. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến CTP, cụ thể như “ctp là gì?” hay “nó có ý nghĩa gì?’’.

Tìm hiểu CTP là gì?

CTP với tên gọi đầy đủ là Computer to plate, đây là một loại kỹ thuật được ứng dụng trong công nghệ chế bản. Nguyên tắc hoạt động của kỹ thuật này khá đơn giản, đó là ghi trực tiếp các dữ liệu số lên bản in.

Khi ứng dụng công nghệ này ta có thể bỏ qua khâu trung gian là film và trực tiếp thực hiện phần in ấn. Sau khi thực hiện ghi hình xong, bản in sẽ được hiển thị trên hệ thống máy in. Sau đó ta chỉ cần lắp và in ấn như thông thường là được.

Như vậy ta có thể thấy việc ứng dụng kỹ thuật CTP đã giúp chúng ta loại bỏ được khâu trung gian. Từ đó sẽ giúp người dùng kiểm soát được chất lượng của bản in, hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình in, chẳng hạn như sự chồng màu định vị. 


Tìm hiểu CTP là gì?
Tìm hiểu CTP là gì?

Ưu và nhược điểm của CTP

CTP là thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trong lĩnh vực in ấn. Chính vì vậy bên cạnh câu hỏi CTP là gì thì cũng có rất nhiều người thắc mắc vì sao CTP lại được ưa chuộng đến vậy? Những tính năng dưới đây của kỹ thuật in ấn này sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

Ưu điểm của kỹ thuật CTP

Như đã nói ở trên thì việc ứng dụng kỹ thuật CTP sẽ giúp ta loại bỏ những khâu không cần thiết. Thực tế một công nghệ in phải gồm có 3 đoạn. Tuy nhiên kỹ thuật Computer to plate sẽ giúp ta loại bỏ khâu trung gian cũng là phần film.

Từ đó giúp tiết kiệm thời gian cũng như lượng film trong quá trình in ấn. Đồng thời bằng cách này bạn có thể kiểm soát được chất lượng của bản in, giảm tải các chất hóa học độc hại và tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, nhờ vào T’ram FM và XM có trong kỹ thuật CTP sẽ giúp bản in có chất lượng cao, độ phân giải sắc nét, thậm chí độ phân giải còn lên đến 600lpi.

Đặc biệt hơn, trong quá trình in ấn, Computer to plate sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra các khâu sai sót, từ đó sửa chữa kịp thời. Việc này không chỉ giúp bảo đảm chất lượng của sản phẩm mà còn tiện lợi, nhanh gọn, tăng cao năng suất.


CTP là gì? Ưu và nhược điểm của kỹ thuật chế bản này
CTP là gì? Ưu và nhược điểm của kỹ thuật chế bản này

Nhược điểm của kỹ thuật CTP

Mặc dù sở hữu nhiều tính năng siêu việt như vậy, thế nhưng sản phẩm vẫn còn một số điểm trừ. Chẳng hạn như giá thành bán bản in ra thị trường khá cao so với các khu vực lân cận. Điều này đã làm cản trở đến những công ty, nhà máy ở nước ta.

Đồng thời để đảm bảo muốn làm tốt loại công nghệ này thì các thợ công nhân phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để được bồi dưỡng, trau dồi đảm bảo có kinh nghiệm, chuyên môn cao, đầu óc nhạy bén, sử dụng thành thạo. 

Ngoài những vấn đề liên quan đến con người ra thì khi lựa chọn kỹ thuật CTP, các chủ doanh nghiệp hay nhà máy còn phải bỏ ra một khoản tiền để đầu tư cho các máy móc liên quan, đảm bảo việc sản xuất hàng, in ấn hàng hóa diễn ra hiệu quả.


CTP là gì? Nhược điểm của kỹ thuật in ấn ctp?
CTP là gì? Nhược điểm của kỹ thuật in ấn ctp?

Tìm hiểu về chế bản - lĩnh vực hoạt động của CTP

Như đã biết thì đây là một kỹ thuật được ứng dụng trong lĩnh vực chế bản. Thế nhưng bạn đã biết chế bản là gì chưa? Nếu chưa thì những thông tin dưới đây chắc chắn dành cho bạn.

Trong nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in được công bố vào ngày 19/6/2014 có nói rõ về định nghĩa của chế bản in. Trong đó chế bản in là khái niệm trọng tâm nhất, nằm tại Khoản 1 Điều 2.

Cụ thể, chế bản in là công đoạn đầu tiên trong quá trình in ấn, sử dụng các phần mềm thiết kế như Ai, In Design, CorelDRAW, QuarkXPress,… để tạo ra bản phim, bản can, khuôn in hay bản mẫu để sao chụp.

Bên cạnh đó, nghị định cũng nói rõ về các khái niệm liên quan, chẳng hạn như:

  • In là việc sử dụng công nghệ hoặc thiết bị để tạo ra sản phẩm in.
  • Gia công sau in là việc sử dụng công nghệ, thiết bị, công cụ và vận dụng chuyên môn kỹ thuật để thực hiện gia công biến tờ in thành sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu.
  • Sản phẩm in là bất kỳ thành phẩm nào được tạo ra nhờ công nghệ, thiết bị in trên các loại vật liệu khác nhau và được đưa ra thị trường. Một số sản phẩm in quen thuộc với người dân hiện nay gồm có báo, tạp chí, mẫu, biểu mẫu do cơ quan nhà nước ban hành, tem chống giả, bao bì, nhãn hàng, tài liệu hay giấy tờ của một cá nhân, đơn vị, tổ chức,...

Tìm hiểu về chế bản
Tìm hiểu về chế bản

Quy trình chế bản in gồm có mấy bước?

Sau khi đi tìm hiểu ctp là gì cũng như các thông tin liên quan đến chế bản, trong mục này chúng tôi sẽ chia sẻ đến với người đọc quy trình chế bản. Một quy trình in chế bản sẽ được diễn với những bước sau: 

Bước 1: Nghiên cứu mẫu thiết kế in.

Ở bước này người chế bản sẽ nghiên cứu thật kỹ các mẫu thiết kế để in, chẳng hạn như về kích thước, màu sắc, bố cục, họa tiết và cách dàn trang,... Bên cạnh đó phải đảm bảo thể hiện được thông điệp mà khách hàng muốn truyền tải.

Bước 2: Dàn trang.

Đây là bước có vai trò khá quan trọng trong quá trình in ấn bởi nó giúp thể hiện các thông tin và thực hiện dàn trang theo yêu cầu của khách hàng. Người chế bản sẽ sử dụng các phần mềm chuyên dụng như In Design, CorelDRAW, QuarkXPress, Ai, Pagemaker…. để thực hiện bước này.

Bước 3: Kiểm tra sản phẩm trước khi in hoặc ra can.

Bước này đòi hỏi phải có sự cẩn trọng, tỉ mỉ của người chế bản. Bởi mục đích của bước này là kiểm tra chế bản trên máy, phát hiện lỗi sai cần sửa ngay, đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 

Bước 4: Theo dõi quá trình chế bản sản phẩm.

Đơn vị in ấn nên theo dõi toàn bộ quá trình in ra can hoặc phim để kịp thời điều chỉnh những sai sót xảy ra hoặc đề phòng bất trắc.

Bước 5: Kiểm soát quá trình in.

Tại bước này cần có sự góp mặt của toàn bộ nhân sự. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khách hàng.


Tìm hiểu 5 bước trong quy trình in chế bản
Tìm hiểu 5 bước trong quy trình in chế bản

Trong in ấn có các kỹ thuật chế bản nhiều

Ngoài kỹ thuật in CTP chúng ta tìm hiểu trong ngày hôm nay thì vẫn còn rất nhiều kỹ thuật chế bản khác. Dưới đây sẽ là một số kỹ thuật chế bản phổ biến:

  • Kỹ thuật CTF trong in ấn: Đối với kỹ thuật này thì quy trình chế bản khá phức tạp. Công nghệ này sẽ sử dụng dữ liệu số từ trong máy tính để chuyển thành dữ liệu tương tự nhờ vào máy film. Sau đó đem film đi bình, sau đó phơi để truyền hình ảnh lên bản in.
  • Kỹ thuật Computer to Press trong in ấn: Đây là một kỹ thuật chế bản khá hiện đại, không còn phụ thuộc vào phương pháp in ấn truyền thống. Khi ứng dụng kỹ thuật này bạn sẽ không cần đến khâu trung gian như chụp bản, film lắp bản in,….. từ đó giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Các công nghệ in ấn phổ biến khác
Các công nghệ in ấn phổ biến khác

Lời kết

Hy vọng những thông tin trên do chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ CTP là gì cũng như ưu nhược điểm của kỹ thuật in ấn này. Ngoài ra bạn còn có thể bổ sung thêm những thông tin bổ ích khác qua những bài viết tại trang web của chúng tôi.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước