Cổ phiếu một doanh nghiệp bán sắn vượt đỉnh lịch sử nhờ hưởng lợi xuất khẩu
BÀI LIÊN QUAN
Cổ phiếu MWG đang có chuỗi "hở room" khối ngoại kéo dài nhất trong nhiều nămRoyal Invest JSC IPO 9 triệu cổ phiếu, trong năm 2023 dự kiến niêm yết trên HoSEChuyên gia chứng khoán: Vùng hỗ trợ 1.200 điểm là cơ hội tốt để nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng danh mục cổ phiếuNhịp Sống Thị Trường thông tin, nhóm cổ phiếu cơ bản trong khoảng thời gian gần đây dần được các nhà đầu tư quan tâm trở lại trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang trong quá trình tích lũy để tìm điểm cân bằng mới.
Đáng chú ý, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng mã và bán rắn là CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (mã chứng khoán: CAP) đã ghi nhận mức tăng khả quan. Lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng liên tục, thị giá cổ phiếu trên sàn cũng liên tiếp phá đỉnh.
Theo đó, thị giá của mã CAP khi chốt phiên 20/9 dừng ở mốc 78.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 44% so với thời điểm đầu năm, thành công vượt mốc đỉnh cũ là 77.900 đồng/cổ phiếu mới được thiết lập trong phiên 11/9 vừa qua. Điều đáng nói, chuỗi tăng mạnh này đã diễn ra không ngừng nghỉ từ đầu tháng cho đến nay.
Lợi nhuận 9 tháng vượt xa kế hoạch năm
Được biết, động lực tăng trưởng chính của cổ phiếu CAP nhiều khả năng xuất phát từ việc giá xuất khẩu của một mặt hàng nông sản của Việt Nam tăng mạnh trong khoảng thời gian gần đây, đó chính là tinh bột sắn.
Theo tìm hiểu, CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái chuyên chế biến, gia công và kinh doanh lâm sản và nông sản thực phẩm, kinh doanh xuất nhập khẩu phụ tùng, vật tư, thiết bị và hàng hóa tổng hợp. Bên cạnh sản phẩm vàng mã, CAP còn có nhiều mặt hàng khác về giấy như giấy đế, giấy lê, ván, ngoài ra còn có cả tinh bột sắn và tinh dầu quế. Đáng chú ý, tinh bột sắn vẫn là mặt hàng chủ lực mang về phần lớn doanh thu cho công ty.
Tính riêng tháng 8 năm nay, giá xuất khẩu trung bình của tinh bột sắn là hơn 532 USD/tấn, so với hồi đầu năm đã tăng 22%. Đây là mức giá xuất khẩu bình quân cao thứ 2 trong lịch sử, chỉ thấp hơn một chút so với giá xuất khẩu trong tháng 7/2023 (ở mức 539 USD/tấn).
Giá xuất khẩu liên tục tăng cao, kết quả kinh doanh của CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái cũng ghi nhận tăng trưởng bền vững trong nhiều năm qua. Cụ thể, lũy kế 9 tháng đầu niên độ 2022-23 (1/10/2022-30/6/2023), doanh thu của CAP là hơn 545 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế được ghi nhận 104 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã lần lượt tăng trưởng 25% và 58%.
Đáng chú ý, trong các mảng kinh doanh của công ty, tinh bột sắn tiếp tục là mặt hàng mang đến doanh thu lớn nhất khi ghi nhận gần 295 tỷ đồng, chiếm 54% tỷ trọng doanh thu trong 9 tháng đầu niên độ 2022-23. Tiếp đến là mảng giấy đế và vàng mã với lần lượt là 24 tỷ và 54 tỷ đồng.
Trong niên độ 2022-2023, CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái lên kế hoạch doanh thu là 580 tỷ đồng cùng 70 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Sau 9 tháng đầu niên độ, công ty này đã thực hiện được 94% mục tiêu doanh thu và vượt 49% mục tiêu về lợi nhuận.
Chia cổ tức đều đặn hàng năm
Không chỉ ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng, cổ phiếu CAP của CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái cũng là cái tên được nhiều người săn đón. Nguyên nhân bởi, doanh nghiệp này thường xuyên chia cổ tức “đều như vắt tranh” với tỷ lệ cao, lên đến hàng chục % mỗi năm.
Tỷ lệ cổ tức của CAP trong những năm gần đây thường xuyên dao động trong khoảng 30% đến 45%, đều chi trả bằng tiền mặt. Tổng tỷ lệ cổ tức chi trả cho các cổ đông của CAP trong niên độ 2020-2021 lên tới 100% (trong đó 50% bằng tiền và 50% bằng cổ phiếu). Đối với niên độ 2021-2022, công ty chỉ lên kế hoạch chi trả 35% song thực tế lại thực hiện chia cho cổ đông lên tới 70%.
Trong bối cảnh thị giá liên tục chinh phục những ngưỡng cao mới, cổ đông nội bộ của CAP liên tục có động thái thu gom cổ phiếu. Mới đây nhất, Chủ tịch HĐQT của công ty là ông Trương Ngọc Biên đã đăng ký mua vào thêm 80.000 cổ phiếu bằng hình thức thỏa thuận, khớp lệnh kể từ ngày 11/9 đến 10/10. Trước đó, ông Trần Sỹ Lâm – Thành viên BKS và ông Nguyễn Văn Trữ - Phó Giám đốc của CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái đều đăng ký mua vào 2.000 cổ phiếu.
Ông Nguyễn Huy Thông – Phó Giám đốc doanh nghiệp cũng đã thực hiện mua vào 3.000 đơn vị, còn ông Lê Long Giang - Ủy viên HĐQT kiêm Giám đốc CAP cũng mua vào 8.000/10.000 cổ phiếu đăng ký trong khoảng thời gian từ cuối tháng 7 cho đến hết ngày 23/8.
Đến ngày 17/8, ông Lê Xuân Lương cũng mua vào 20.800 cổ phiếu, nâng cổ phần sở hữu của mình lên 533.664 đơn vị (tương đương với 5,31% vốn). Cộng thêm sở hữu của vợ ông là bà Lê Thị Quý cùng con Lê Thị Hồng Ngọc, tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông lớn này đang chiếm đến 6,16 % vốn điều lệ CAP.
Nhiều lãnh đạo khác của CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái cũng thành công gom thêm cổ phiếu. Đáng chú ý, ông Lương Quốc Quyền, Trưởng phòng Tài chính kế toán; bà Trương Thị, em ông Trương Ngọc Biên - Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Xuân Hồng - Ủy viên HĐQT của công ty cũng đã thành công gom thêm lần lượt 1.788, 1.500 và 1.000 cổ phiếu CAP.