Cổ nhân dạy “Rượu vào cuồng ngôn, tỉnh hối đã muộn”: Lời đã nói ra không khác gì bát nước đổ đi
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Trong chữ ‘Nhẫn’ có một lưỡi dao”: Chỉ 10 chữ nhưng hàm chứa trọn vẹn 10 loại trí tuệ lớn nhất trong cuộc đờiCổ nhân dạy “Khi phát tài tránh xa kẻ nịnh hót, lúc hoạn nạn đừng ham món hời to”: Tại sao khẳng định như thế?Cổ nhân dạy “Vận mệnh do mình tự tạo, phúc đức do mình tích lũy”: 3 kiểu người có vẻ phúc thiên mệnh đại nhưng lại vô phúcTừ xưa đến nay, những lời cổ nhân dạy vẫn luôn thấm thía và vô cùng sâu sắc, hoàn toàn đúng với cuộc sống của chúng ta. Ví dụ như, thời Bắc Tống có một vị tể tướng là Khấu Chuẩn. Lúc sinh thời, ông từng làm một bài thơ “Lục Hối”, tức là 6 điều hối hận trong cuộc sống. Ông coi đây là bài học để dạy cho con người, là bài học về cách sống, về những điều nên tránh để sau này không phải hối hận.
“Lục Hối” với 6 câu thơ ngắn ngủi nhưng ẩn chứa sâu xa nhiều hàm ý sâu sắc. Những câu thơ này giúp mỗi con người chúng ta sớm được giác ngộ trí tuệ, sống sao cho đúng đạo làm người. Đồng thời, những đạo lý trong câu thơ là những điều nhắn nhủ ý nghĩa mà chúng ta nên học hỏi và ghi nhớ.
Làm quan tư lợi, mất rồi mới tiếc
Trong văn hóa truyền thống, quan lại chính là những người có chức quyền, chịu trách nhiệm chăm nom đời sống của nhân dân, cũng là người chuyên phân xử những chuyện đúng sai. Họ đi đâu cũng được nể trọng, vì thế, người làm quan phải là người đôn hậu. Để có thể phân biệt được cấp tước của người làm quan, người xưa có câu “nhìn ăn mặc tự biết chức quan cao”. Điều này không sai tí nào, dù là chức quan cao thế nào đi chăng nữa, trên đầu ba thước vẫn có thần linh.
Đã làm quan cần phải công tâm, chính trực, phải biết lấy dân làm gốc, đừng vì chút tư lợi cá nhân mà làm liều hoặc gây ra những việc trời không dung, đất không tha. Cũng đừng vì nóng giận, vui buồn thất thường mà bao che những điều sai trái, nhận hối lộ rồi xử oan, lạm sát người vô tội. Đến khi sự việc bại lộ, dù có hối tiếc cũng đã muộn màng.
Giàu không cần kiệm, nghèo mới chua xót
Nếu không biết chi tiêu, dù bạn có kiếm được bao nhiêu đi chăng nữa cũng sẽ tiêu hết. Người xưa vẫn nói “miệng ăn núi lở”, nếu biết cách thu vén, đầu tư, một số tiền nhỏ bạn cũng có thể hô biến thành một cơ ngơi rộng lớn. Nếu chỉ hưởng thụ và tiêu pha xa hoa lãng phí, sớm muộn bạn cũng sẽ trở thành một kẻ trắng tay.
Con người chúng ta sẽ dễ dàng thích nghi từ cuộc sống nghèo khó lên giàu có. Thế nhưng ngược lại, chúng ta sẽ dễ rơi vào tình trạng suy sụp, đổ vỡ hoàn toàn. Những người có thói quen sống và tiêu pha hoang phí, dù có muốn tiết kiệm cũng khó mà có thể làm được. Khi quá quen thuộc với cuộc sống sung túc, đầy đủ, tiêu tiền như nước, giải quyết công việc đều bằng tiền, họ sẽ trở nên vô cảm, lạnh nhạt. Thế nhưng khi gặp khó khăn, hầu như mọi người đều quay lưng với bạn. Khi giàu có hàng trăm người nâng niu, mọi người nịnh bợ, nhưng khi nghèo khó tình cảm bỗng dưng nguội lạnh. Khi nhớ lại những ngày tháng huy hoàng trước kia, dù có hối hận cũng đã muộn màng.
Trẻ không hiếu học, già hối cũng muộn
Khi tuổi còn trẻ và khỏe, đầu óc còn nhạy bén và dễ tiếp thu những điều mới mẻ, chúng ta nên tranh thủ học tập để có thể xây dựng tri thức, tạo nền tảng cho cuộc sống sau này. Thế nhưng, nếu cứ mải mê lười biếng rong chơi, đến khi tóc điểm bạc thì mọi thứ cũng đã muộn, hối tiếc cũng không kịp nữa bởi thời gian sẽ không thể nào mà quay trở lại.
Thời điểm hiện tại, có rất nhiều bạn trẻ sở hữu suy nghĩ “Trẻ không chơi già hối tiếc”. Họ nghĩ rằng mình còn trẻ và còn nhiều thời gian nên cần phải hưởng thụ cuộc sống trước mắt, sau này tính sau. Họ không biết rằng, thời gian không chờ đợi một ai, cứ phung phí thời gian tuổi trẻ, sau này sẽ cảm thấy vô cùng hối hận.
Thấy việc không học, cần nhưng không có, hối hận khôn nguôi
Mỗi khi trải qua một chuyện nào đó trong cuộc đời, con người sẽ trở nên khôn ngoan hơn. Họ sẽ biết nhìn xa trông rộng và trau dồi cho mình được rất nhiều kiến thức. Trong cuộc sống thực tiễn, mỗi người hãy giữ cho mình một tinh thần ham học hỏi, gặp chuyện hãy lưu tâm, nếu không hiểu có thể nhờ người khác chỉ dạy, học mọi lúc và mọi nơi có thể. Khi tích lũy được kinh nghiệm thực tế, chúng ta sẽ ngày càng trưởng thành và thành thục. Con người khi không học hỏi sẽ trở nên ngày càng già cỗi.
Rượu vào cuồng ngôn, tỉnh hối đã muộn
Họa từ rượu mà ra. Một khi men say đã ngấm vào người, chúng ta thường xuyên nói nhiều, nói nhảm, không thể kiểm soát được hành vi của bản thân, dường như biến thành một con người hoàn toàn khác. Nếu bình thường là người ít nói, rượu vào sẽ thành kẻ lắm lời; bình thường yêu thương vợ con, khi say sưa lại vũ phu cộc cằn… Chính vì thế, tai họa từ rượu vốn nhiều vô kể, đến khi tỉnh lại thì đã quá muộn màng, có hối tiếc thì cũng không kịp.
Ăn không điều dưỡng, đổ bệnh trách ai
Khi còn khỏe mạnh, nhiều người chỉ mải mê lao vào công việc mà không biết chăm sóc cho bản thân. Đến khi bị bệnh, họ lại bắt đầu suy nghĩ về những chuyện đã qua, sau lại cảm thấy hối tiếc về khoảng thời gian khi còn khỏe mạnh. Kiểu sống chủ quan và xem thường sức khỏe là một trong những điều mà mọi người thường làm, điều này khiến cho cơ thể của họ dần dần suy kiệt. Đến khi bệnh tật kéo đến, chúng ta dù có cố gắng và ham sống đến đâu, mọi việc cũng đã muộn màng.