Cổ nhân dạy “Nhường người ba phần không bị lỗ, bao dung ba phần không tổn thất”: Bài học đối nhân xử thế cần nhớ
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Họa từ miệng mà ra”: Người hễ mở miệng nói đến 3 điều chứng tỏ xui xẻo sắp kéo đếnCổ nhân dạy: “Canh ba chớ tham dục”: Nửa câu sau quan trọng hơn nhưng có ít người làm đượcCổ nhân dạy “Thất phu nóng giận như hổ dữ, người mạnh tĩnh lặng tựa nước sâu”: Càng ngẫm càng triết lýThực tế, việc nhường nhịn bao hàm một ý nghĩa vô cùng cao thâm. Theo như nghĩa thông thường ở đây có nghĩa là nhún nhường và nhường nhịn nhau theo nghi lễ. Tả truyền từng đề cập rằng: “Nhường là đứng đầu trong lễ.” Trong “Lễ ký” cũng viết rằng: “Người quân tử cung kính, tiết kiệm và thoái nhường bởi thấu hiểu lễ nghĩa”.
Người xưa cũng viết: “Có điều ức nhưng không dám bất chấp chính là ước thúc, khắc chế bản thân; có định hạn không dám vượt qua đó là lễ tiết”. Người quân tử, bên cạnh việc cung kính với người khác thì với bản thân phải biết khắc chế, dùng thái độ khiêm nhường để có thể thể hiện lễ tiết của mình.
Sống trên đời, hãy học cách nhượng bộ với mọi người. Trong đối nhân xử thế, hãy học cách lùi một bước để tiến được ba bước, học cách khoan dung để đối đãi với mọi người. Nhượng bộ không phải là hèn nhát mà chính là một loại trí huệ, một cảnh giới cao thâm trong đối nhân xử thế. Những người biết nhượng bộ ắt sẽ có phúc dày.
Người biết nhượng bộ người khác tất sẽ có phúc dày.
Khiêm nhường là lễ, thua thiệt lại là phúc
Thái Căn Đàm có câu rằng: “Lộ trách xử, lưu nhất bộ nhượng nhân hành; tư vị nùng, giảm tam phân nhượng nhân thực. Thử thị thiệp thế nhất cực nhạc pháp”, câu này có ý nghĩa là: Ở nơi đường hẹp, ngừng một bước cho người khác đi trước; đây chính là cách giữ yên vui đầu tiên khi ra trường đời”. Đối với người hay sự vật, khiêm nhường chính là chính là một loại lễ độ và cũng là một loại tu dưỡng.
Quả dưa không thể tròn, người cũng không thể hoàn hảo
Trên đời không ai là hoàn hảo, không có sự việc nào là mười phân vẹn mười. Không ai có thể chiếm hết mọi điều tốt đẹp của mọi người, cần nhường lại 3 phần cho người bên cạnh. Do đó, nhượng bộ chính là sự chuẩn bị cho những việc tiếp theo. Nhiều người cho rằng, quân tử lấy khoan dung đối đãi với người, lấy nghiêm khắc tự chất vấn để trách mình. Lùi một bước trong đối nhân xử thế là thể hiện tâm thái rộng lớn và bao dung, khí phách hào phóng và rộng lượng. Nhượng bộ không phải là nén giận, im lặng chịu đựng mà là biểu hiện của sự trưởng thành.
Trong cuộc sống chắc chắn không thể tránh được việc sống chung, tiếp xúc với người khác. Hãy học cách khoát đạt một chút, nhường nhịn một chút. Những việc nào có thể tha thứ hãy tha thứ, việc nào có thể quên thì cứ quên. Chỉ khi đó, mọi việc mới có thể được giải quyết một cách dễ dàng, khi vượt qua được sẽ hóa thành ngọc và tơ lụa. Đây gọi là “chịu thiệt là phúc”, là một loại tự an ủi tâm linh, giúp tâm thái luôn vui vẻ lạc quan.
Nhẫn nhục gánh vác trách nhiệm, dũng cảm tiến về phía trước
Khổng Tử giảng: “Bách hành chi bổn, nhẫn chi vi thượng”, có ý nghĩa là: Trong trăm nết thì đạo “Nhẫn” là cao thượng hơn cả. “Nhẫn” ở đây là pháp bảo để tu thân và xử thế. Thực hành đạo “Nhẫn” không có nghĩa là thuận theo một cách vô đạo và vô nguyên tắc, không phải là thể hiện của sự yếu nhược. Chỉ những người có chí có đức mới bao dung được điều mà người khác không thể dung, mới có thể nhẫn được điều mà người khác không nhẫn được.
Nhiều người vì chút tức giận nhất thời mà tranh nhau khẩu khí, cuối cùng đôi bên đều chịu thiệt. Cảm xúc vốn đến nhanh và đi cũng nhanh, đừng vì chút hơn thua mà khiến gương vỡ khó lành, bát nước đổ đi khó có thể lấy lại. Thời xưa, các bậc quân tử làm nên đại sự đều đơn giản chỉ dựa vào một chữ “nhẫn”. Họ nhẫn chịu được sự cô đơn tịch mịch, nhẫn chịu được sự tầm thường cũng như sự bần cùng nghèo khó và cả cám dỗ.
Có thể nhẫn được sự tức giận nhất thời, cho mình vài phút để suy nghĩ, xem xét cũng như lưu lại đường lui cho đối phương không chỉ là sự tu dưỡng, độ lượng mà còn là một loại trí huệ. Trong tình thế bị người khác sỉ nhục mà vẫn khiêm tốn, cung kính và tu sửa bản thân, không phát sinh oán hận là người có tâm đại nhẫn. Điều mà người xưa tôn kính nhất thông thường không phải tài năng, địa vị, mà chính là đức hạnh khiêm nhường.
Biển có thể nạp trăm sông, bao dung rộng lớn
Một khi mở rộng tầm mắt và nhìn mọi vật một cách rộng lượng, ắt sẽ không bị những chuyện vụn vặt che mắt và lừa gạt. Có lòng bao dung với mọi việc ắt sẽ có thể bao dung với mọi việc. Với việc nhỏ hãy học cách không tranh được mất hay ngắn dài, bình tĩnh quan sát sự thay đổi của tình thế. Một khi không tranh giành ắt sẽ bớt đi được phiền nhiễu và tức giận.
Người xưa giảng: “Tự mãn chiêu mời tổn hại, khiêm tốn được lợi ích”, một khi khi bị vũ nhục nhưng có thể buông tâm ngạo mạn, từ lời nói của người khác mà cân nhắc hành vi của mình, bản thân sẽ ngày càng tiến bộ và hoàn thiện hơn. Khi học được cách dùng tâm để cung kính đối đãi với người khác, dùng khiêm tốn để cân nhắc bản thân, mọi người sẽ nhận được một cảnh giới tinh thần khác biệt. Hãy nhớ rằng: “Nhẫn một chút gió êm sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”.