Cổ nhân dạy “Lên núi không nhặt thịt, xuống nước không vớt cá”: Hai điều tưởng chừng vô lý nhưng vô cùng thuyết phục
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Nơi đông giữ miệng, nơi loạn giữ tâm”: Triết lý sống sâu xa không phải ai cũng làm đượcCổ nhân dạy “Thất bại là mẹ thành công”: Vậy thành công là gì của thất bại?Cổ nhân dạy “Tre mọc cạnh mộ thì phải rời mộ, trước mộ có hai vật thì phú quý”: Hai vật đó là 2 vật gì?Từ nhỏ, những đứa trẻ sống ở nông thôn đã được bố mẹ, ông bà và những người lớn tuổi dạy nhiều kinh nghiệm sống thông qua những câu nói ngắn gọn, súc tích. Nhờ thế, họ mới biết được những lời dạy chưa đựng những kinh nghiệm, trải nghiệm từ thời xa xưa. Dù mộc mạc, ngắn gọn nhưng những câu nói này lại đúc kết những bài học sâu sắc.
Những câu thành ngữ này là kinh nghiệm của tiền nhân, đều là những kiến thức vô cùng quý giá. Tại những vùng quê, đặc biệt những vùng nông thôn miền núi của Trung Quốc người dân thường xuyên truyền tai nhau câu nói: “Lên núi không nhặt thịt, xuống nước không vớt cá”. Vậy ý nghĩa của câu nói này là gì?
Thoạt nghe, câu nói này có vẻ khá phi lý. Một số người chi rằng, thịt ở trên núi, cá sống ở dưới nước là điều hiển nhiên. Thế nhưng, ý nghĩa thực sự của câu nói “Lên núi không nhặt thịt, xuống nước không vớt cá” không hẳn như thế.
Thực tế, câu nói “Lên núi không nhặt thịt” ý chỉ nhặt những xác động vật chết không rõ nguyên nhân. Những người đi núi ở nông thôn ngày xưa họ vẫn thường xuyên đi săn, thế nhưng họ sẽ không bao giờ mang về những con vật chết giữa đường.
Để xác định những con vật này có thể ăn được hay không, người ta sẽ dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm: Nguyên nhân chết, thời gian chết, loài động vật đó là con gì. Nhiều loài động vật hoang dã trên người mang độc tố hoặc chết vì bệnh tật đều rất nguy hiểm, không thể ăn được.
Thời điểm hiện tại, ở vùng rừng núi vẫn đang diễn ra tình trạng mất thăng bằng giữa hệ sinh thái động vậy. Vì thế, tỷ lệ thú hoang dã bị kẻ thù trong tự nhiên giết chết là khá nhỏ, phần lớn là do chúng bị nhiễm bệnh hoặc ăn phải chất độc, thế nên thịt của chúng càng không thể ăn.
Do đó, những người đi núi đã truyền nhau câu nói không nên nhặt thịt thú hoang để tranh mang đến tai họa cho bản thân và cả gia đình, đừng vì cơn thèm ăn nhất thời mà đánh đổi mạng sống.
Tương tự, “Xuống nước không vớt cá” cũng có ý nghĩa như vậy. Hiện nay, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi, không ít người sẵn sàng xả các túi hóa chất độc hại xuống nước sông sau khi phun thuốc. Những chai lọ thuốc cũng xả trực tiếp ra môi trường, điều này gây ô nhiễm nguồn nước, khiến cho tôm cá và những sinh vật sống ở đây bị ảnh hưởng. Phần lớn những con cá chết trôi nổi trên mặt nước đều do môi trường quá ô nhiễm. Những người có hiểu biết sẽ không bao giờ mang chúng về nhà.
Từ những phân tích ở trên có thể khẳng định rằng, câu nói “Lên núi không nhặt thịt, xuống nước không vớt cá” quả thực có cơ sở. Bên cạnh đó, câu nói này cũng phù hợp với thực tế hiện nay. Có thể khẳng định, nhiều lời dạy của cổ nhân được lưu truyền đến ngày hôm nay vẫn còn những giá trị nhất định, chứng minh sự thông thái của người xưa.