meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cổ nhân dạy “Cuộc sống là trường đời, khóa học làm người là khóa không bao giờ tốt nghiệp”: Tại sao khẳng định như thế?

Thứ ba, 27/09/2022-17:09
Mỗi cử chỉ, hành vi và lời nói của một người sẽ bộc lộ một cách rõ ràng tính cách, tâm tính, phẩm chất của họ. Đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định cuộc đời của người này là suôn sẻ hay trắc trở. Đối với những bậc hiền nhân, việc tu dưỡng đạo đức và học tập Đạo làm người là những việc hàng đầu cần phải làm.

Học làm người là việc mà chúng ta phải học cả đời, học mãi cũng không bao giờ hết được. Nếu ví cuộc sống là trường đời, khóa học làm người chính là khóa học không bao giờ kết thúc, cũng không bao giờ tốt nghiệp. Nếu như muốn hoàn thiện bản thân, hãy nỗ lực học tập mỗi ngày. 

Câu chuyện bà cụ rút tiền tại ngân hàng

Một bà cụ đến ngân hàng rút tiền, sau đó đưa thẻ ngân hàng cho một nhân viên giao dịch và nói “Tôi muốn rút 10 đô la”. Nghe xong, nhân viên giao dịch trả lời: “Đối với những khoản rút tiền dưới 100 đô la, vui lòng sử dụng máy ATM”. 

Khi bà cụ hỏi lý do, nhân viên giao dịch đã trả lại thẻ cho cụ, sau đó bực dọc nói rằng: “Đó là quy tắc, cụ vui lòng rời đi nếu như không có vấn đề nào khác. Sau lưng cụ còn có rất nhiều khách hàng đấy”. Bà cụ im lặng suy nghĩ vài giây, sau đó đưa lại thẻ, nói với nhân viên ngân hàng hãy giúp bà rút hết số tiền mà mình có trong thẻ.

Sau khi kiểm tra, nhân viên giao dịch không khỏi ngạc nhiên. Cô lập tức gật đầu, cúi xuống và kính cẩn nói rằng: “Thưa cụ, cụ có 300.000 đô la trong tài khoản của mình, ngân hàng không có nhiều tiền mặt như thế. Cụ có thể hẹn và trở lại vào ngày mai được không?"  


Nếu ví cuộc sống là trường đời, khóa học làm người chính là khóa học không bao giờ kết thúc, cũng không bao giờ tốt nghiệp. Ảnh minh họa
Nếu ví cuộc sống là trường đời, khóa học làm người chính là khóa học không bao giờ kết thúc, cũng không bao giờ tốt nghiệp. Ảnh minh họa

Bà cụ hỏi rằng: “Vậy tôi có thể rút được ngay bao nhiêu tiền?”. Nhân viên giao dịch trả lời: “Cụ có thể rút tối đa 3000 đô la”. “Vậy lấy cho tôi 3000 đô la ngay bây giờ”, bà cụ cho biết. Cô giao dịch viên trao tiền một cách vô cùng thân thiện và trân trọng cho cụ. Sau khi nhận tiền, bà cụ bỏ 10 đô la vào ví, sau đó yêu cầu nhân viên giao dịch gửi lại 2990 đô la vào trong tài khoản của mình.  

Có thể nói, bài học từ câu chuyện trên vô cùng thấm thía và sâu sắc. Giống như người xưa vẫn có câu “khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già”. Sống trên đời, chúng ta cần phải biết tôn trọng người già, đừng làm khó họ bởi họ đã dành cả một đời để có thể trau dồi và học tập các kỹ năng. 

Con người sống ở đời nếu như muốn phát triển bản thân cần phải học hỏi mỗi ngày. Chúng ta không chỉ học hỏi được kiến thức, kỹ năng mà còn cần phải học văn hóa, đạo đức. Muốn học tốt văn hóa thì trước tiên cần phải học cách làm người. 

Thứ nhất, luôn nhẫn nhịn

Mỗi khi đứng trước mâu thuẫn, nhẫn được một chút sẽ sóng yên bể lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Khi chúng ta biết nhẫn nhịn, vạn sự tất an. Nhẫn chính là biết cách xử sự và biết cách hóa giải, dùng trí tuệ cùng với năng lực giúp cho chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Người có thể nhẫn nhịn sẽ nhận biết được rõ tốt xấu thiện ác, đúng sai trên thế gian, từ đó bình thản mà tiếp nhận. 

Cần phải nhấn mạnh rằng “Lùi một bước, tiến hai bước”, nếu như bạn cứ mạnh mẽ xông thẳng về phía trước thì đương nhiên sẽ gặp phải bóng tối và muôn trùng trở ngại. Nhưng nếu nhẫn nhịn, vượt qua được giai đoạn này, bạn sẽ đón nhận được những tia sáng tươi đẹp, rực rỡ nhất. 

Thứ hai, biết nhận lỗi

Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta thường có xu hướng đổ lỗi cho người khác trong mọi hoàn cảnh thay vì nhận lỗi lầm về phía mình. Chúng ta khẳng định bản thân mình luôn đúng, bản thân mình cao minh hơn người khác, điều này chẳng khác nào đã kìm hãm sự phát triển của chính mình. Chỉ khi biết nhận lỗi và nhìn lại cái sai của bản thân, chúng ta mới có thể sửa chữa và thay đổi để tiến bộ từng ngày.


Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta thường có xu hướng đổ lỗi cho người khác trong mọi hoàn cảnh thay vì nhận lỗi lầm về phía mình; chúng ta khẳng định bản thân mình luôn đúng, bản thân mình cao minh hơn người khác, điều này chẳng khác nào đã kìm hãm sự phát triển của chính mình. Ảnh minh họa
Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta thường có xu hướng đổ lỗi cho người khác trong mọi hoàn cảnh thay vì nhận lỗi lầm về phía mình; chúng ta khẳng định bản thân mình luôn đúng, bản thân mình cao minh hơn người khác, điều này chẳng khác nào đã kìm hãm sự phát triển của chính mình. Ảnh minh họa

Dũng khí lớn nhất của một người là tự mình nhận sai. Một con người có dũng khí là người có thể hướng nội, tìm được sai sót của bản thân, từ đó nhận ra được những thiếu sót của mình và tiến hành sửa chữa. Những người như thế sẽ luôn đề cao đạo đức và phẩm chất của bản thân, trở thành một người hoàn thiện trong nhân cách. Có thể nói, sống trên đời biết nhận lỗi cũng là một phẩm chất tốt đẹp và là một phương pháp tu hành hữu hiệu. 

Thứ ba, sống hài hòa

Mỗi người trên đời này nên học cách sống mềm mỏng và hài hòa, chỉ có như thế, họ mới có thể tồn tại lâu dài trong xã hội. Nếu quá bảo thủ, cứng nhắc, sở hữu cái tôi quá cao, điều này không khác gì rước họa vào thân, đánh mất đi nhiều cơ hội và các mối quan hệ tốt đẹp. Người xưa từng ví von rằng: Hàm răng của con người là cứng rắn nhưng đầu lưỡi lại mềm mại. Khi đến cuối cuộc đời, răng sẽ rụng hết, chỉ lưỡi là vẫn còn. Cuộc sống cũng thế, phải mềm mại, nhu hòa thì cuộc đời mới có thể lâu dài. 

Những người trong lòng ôn nhu, hòa nhã có thể vui vẻ mà sống mỗi ngày. Một người càng trưởng thành, tâm tính sẽ càng tĩnh lặng. Do đó, ôn nhu và hòa nhã là đức tính quan trọng mà mỗi người nên học tập.  

Thứ tư, biết thấu hiểu

Một người nếu sống không có sự thấu hiểu, cảm thông với người khác sẽ thường sinh ra tranh chấp, thị phi và dễ gây hiểu lầm. Thực tế, có nhiều việc dù tận mắt nhìn thấy nhưng chưa hẳn đã đúng như thế. Do đó, bạn cần phải giữ cho mình một khoảng hòa hoãn, sử dụng trái tim mình để lắng nghe và cảm nhận, từ đó thấu hiểu và cảm thông được với mọi người. Chỉ khi hiểu được người khác, con người ta sẽ sống vị tha, yêu đời hơn và yêu cuộc đời hơn.  


Bạn cần phải giữ cho mình một khoảng hòa hoãn, sử dụng trái tim mình để lắng nghe và cảm nhận, từ đó thấu hiểu và cảm thông được với mọi người; chỉ khi hiểu được người khác, con người ta sẽ sống vị tha, yêu đời hơn và yêu cuộc đời hơn. Ảnh minh họa
Bạn cần phải giữ cho mình một khoảng hòa hoãn, sử dụng trái tim mình để lắng nghe và cảm nhận, từ đó thấu hiểu và cảm thông được với mọi người; chỉ khi hiểu được người khác, con người ta sẽ sống vị tha, yêu đời hơn và yêu cuộc đời hơn. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, chỉ khi thay đổi một góc độ nào đó, chúng ta sẽ phát hiện rằng không chỉ bản thân mình là nhân vật chính trong thế giới này. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi người đều có câu chuyện riêng của mình và họ là nhân vật chính bên trong câu chuyện đó. 

Thứ năm, biết yêu thương và cảm động

Con người có tấm lòng trắc ẩn, biết yêu thương và bao dung sẽ cảm động được trước những sự việc trong cuộc sống. Nhờ biết cảm động trước những khó khăn của người khác, chúng ta mới có được những hành động và việc làm tốt đẹp để giúp đỡ họ.  

Những khi nhìn thấy điểm tốt của người khác, cần phải biết vui mừng; nhìn thấy được việc tốt mà người khác làm thì cần phải cảm động. Có thể nói, cảm động chính là một loại tình cảm đặc biệt và có sức mạnh phi thường. Sự cảm động có thể giúp người ta cải biến, có thể khiến người ta từ bỏ được những ác tâm, khơi gợi thiện tâm trong lòng mỗi người. Con người không những cần biết cảm động, họ sống trên đời cũng nên làm nhiều sự tỉnh để người khác cảm động.  

Cuối cùng, một thân thể khỏe mạnh

Người xưa vẫn quan niệm “Sức khỏe là vàng, có sức khỏe là có tất cả”. Nếu muốn có một cuộc sống tươi đẹp, trước hết chúng ta cần phải có một thân thể khỏe mạnh. Thân thể khỏe mạnh không chỉ có lợi với chính bản thân mà còn giúp bạn bè và người thân an tâm. Một cơ thể khỏe mạnh là sự hiếu thảo lớn nhất mà con người có thể dành cho cha mẹ của mình. Có một thân thể khỏe mạnh, tâm thường an lạc chính là món quà vô giá của kiếp nhân sinh.

Theo cổ nhân, đời người chính là một quá trình để học làm người, đây cũng là quá trình để con người tìm về với bản tính lương thiện của mình. Mục đích cuối cùng khi làm người không chỉ để hưởng thụ vinh hoa phú quý. Những người luôn nỗ lực học tập, không ngừng nâng cao đạo đức và tâm tính của mình, cuối cùng nhất định sẽ có được tương lai tốt đẹp.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

3 ngày trước

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

3 ngày trước

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

3 ngày trước

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

3 ngày trước

Công nghệ quét toạ độ góc ranh mới: Điểm nhấn ấn tượng của Meey Map Ver 3.0

4 ngày trước