Cơ hội nào mở ra cho giới đầu tư bất động sản?
BÀI LIÊN QUAN
Choáng trước gia tài của anh "lơ xe" Hồ Quang Hiếu: Mua nhà 23 tỷ, mức cát xê khiến nhiều người bất ngờChuyên gia kinh tế: Đấu giá thành công 1ha đất Thủ Thiêm có thể thu về 1 tỷ USD!Khối tài sản kếch xù của “đả nữ màn ảnh Việt” Ngô Thanh Vân và vị hôn phu CEO kém 11 tuổi: Cặp đôi tài sắc vẹn toàn, kết hôn xong lại càng giàu hơnCó rất nhiều cơ hội mở ra cho thị trường bất động sản
Tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân thường niên lần II do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam tổ chức diễn ra tại Hà Nội, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân - GS. TS. Hoàng Văn Cường nhận định rằng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã đưa tới bất lợi cho thị trường bất động sản nhưng cũng để chúng ta nhận thấy rằng, ngành bất động sản càng phải phát triển bền vững và lành mạnh. Với các dự án của các doanh nghiệp có uy tín, có quy mô lớn thì càng có nhiều cơ hội.
“Thị trường bất động sản năm 2022 có nhiều cơ hội mở cửa, song không phải ai cũng tinh ý nắm bắt được, điều đó chỉ phụ thuộc vào những doanh nghiệp chuyên nghiệp, nhà đầu tư chuyên nghiệp và chủ động”, GS.TS. Hoàng Văn Cường nhận định.
Thêm vào đó, ông Nguyễn Đỗ Dũng - Tổng Giám đốc EnCity cũng đã chỉ ra, thị trường bất động sản trong nước hiện đang có 4 cơ hội lớn.
Thứ nhất, bất động sản công nghiệp trên thị trường hiện vẫn đang rất nóng. Hiện tại đang là xu hướng lâu dài do có sự chuyển dịch từ Trung Quốc và cơ sở hạ tầng Việt Nam đang càng ngày càng phát triển cùng với lực lượng lao động dồi dào.
Thứ hai, đối với đầu tư công về hạ tầng giao thông như Vành đai 4 sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản.
Thứ ba, cơ chế pháp lý mở ra cơ hội để tái thiết đô thị với 2.000 chung cư cũ cần được cải tạo ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM tương tương với khoảng 500ha quỹ đất. Như vậy, chúng ta hiện đang có các quỹ đất ngay trong lòng thành phố lớn.
“Cuối cùng, đại dịch làm con người có nhu cầu sống xanh. 61% người có nhu cầu sống gần không gian xanh kèm theo sân vườn, 45% muốn chuyển ra vùng ngoại ô và các khu vực ít dân cư hơn. Đây cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp bất động sản khi đi theo xu hướng này", ông Dũng cho biết.
Mở cửa thể chế, thúc đẩy thị trường bất động sản
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia nhìn nhận, một trong những tiền đề quan trọng là nền kinh tế phục hồi khá nếu Việt Nam thực hiện tốt những điều sau: Chương trình phòng chống dịch và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022 - 2023; quan tâm đến Quy hoạch; đầu tư cơ sở hạ tầng được coi là 1 trong 3 chiến lược đột phá; thúc đẩy đầu tư công; Chiến lược phát triển nhà ở 2021 - 2023 (ban hành tháng 12.2021) được thực hiện.
Bên cạnh đó, các chính sách tài khóa cũng tạo điều kiện và thúc đẩy thị trường bất động sản sôi động trở lại như: Miễn giảm thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí; gia hạn thêm thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; tăng khoản chi đầu tư phát triển; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh lãi suất.
Trong khi đó nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản nên cần được khai thông nhiều hơn nữa, để giải quyết triệt để những vướng mắc về chính sách, thủ tục hành chính.
Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), TS. Vũ Tiến Lộc nhận định, hiện tại điểm nghẽn lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam là hệ thống pháp luật về đất đai và bất động sản, trong khi đó việc khai thác các nguồn lực đất đai và thúc đẩy quá trình đô thị hoá là nguồn lực, đồng thời cũng là động lực quan trọng nhất của quá trình công nghiệp hoá.
"Vừa qua chúng ra có sửa 8 luật liên quan đến đầu tư xây dựng nhưng trên thực tế cũng chỉ như “muối bỏ biển”, chưa giải quyết được triệt để các điểm nghẽn liên quan đến thị trường bất động sản như hiện nay.
Sự hồi phục và phát triển của thị trường bất động sản là một trong những tiền đề quan trọng của quá trình phục hồi chung của nền kinh tế. Chúng ta hiện đang trong giai đoạn có nhiều điều bất lợi.
Để giải quyết triệt để vấn đề này, không chỉ cần mở cửa thị trường mà nên mở cửa trong thể chế, phá bỏ mọi rào cản để phát huy được tinh thần doanh nghiệp, thúc đẩy kinh doanh. Đây là yêu cầu quan trọng nhất cần giải quyết ngay trong bối cảnh hiện nay”, ông Lộc chia sẻ.
Còn theo Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến cần tạo ra hành lang pháp lý về chuyển đổi số để đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng, và triển khai đồng bộ, toàn diện.