meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia chỉ ra 4 lý do khiến chứng khoán Việt Nam lệch pha với Mỹ

Thứ năm, 21/12/2023-12:12
Các chỉ số đại diện thị trường chứng khoán Mỹ liên tục bứt phá trong tháng 12, trong khi VN-Index diễn biến có phần tiêu cực. Điều này khiến nhà đầu tư đặt ra câu hỏi về sự lệch pha đáng kể giữa 2 thị trường.

Thị trường chứng khoán Việt Nam thường được đánh giá là chịu ảnh hưởng trước các biến động của các thị trường chứng khoán lớn trên khu vực và thế giới. Giai đoạn 2020 - 2021, sự đồng pha giữa Việt Nam và thị trường chứng khoán Mỹ được thể hiện rõ. Tương quan giữa 2 thị trường cũng xuất hiện trong những khoảng thời gian ngắn.

Gần đây, khi đưa ra nhận định cho đà điều chỉnh của thị trường Việt Nam trong tháng 9 và tháng 10, nhiều công ty chứng khoán lẫn chuyên gia trong nước đều đồng thuận diễn biến có chịu ảnh hưởng bởi xu thế chung của các thị trường lớn trên thế giới, trong đó bao gồm Mỹ. Tuy nhiên, xu hướng khác biệt đã thấy rõ vào tháng 12.

Cụ thể, khi thị trường chứng khoán Mỹ, với đại diện là Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) hay Nasdaq Composite đều bật tăng cao và tiến lên vùng đỉnh lịch sử. Trong khi đó, chỉ số VN-Index chỉ lình xình quanh mốc 1.100 điểm trong tháng 12, thậm chí có 6 lần rơi xuống mốc này. Diễn biến này khiến nhiều nhà đầu tư đặt ra câu hỏi về sự lệch pha đáng kể giữa 2 thị trường.

Chuyên gia chỉ ra 4 lý do khiến chứng khoán Việt Nam lệch pha với Mỹ
Diễn biến chỉ số VN-Index

Lý do nào khiến thị trường chứng khoán Việt Nam lệch pha với Mỹ?

Chia sẻ về vấn đề này, ông Huỳnh Hoàng Phương, Giám đốc Phân tích của CTCP FIDT đã đưa ra 4 lý giải:

Thứ nhất, thị trường chứng khoán tăng trưởng theo triển vọng kinh tế. Kinh tế Mỹ trong năm 2023 tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng, hiện dự báo tăng trưởng cả năm có thể đạt mức 2,4% - mức cao đối với kinh tế Mỹ. Sang năm 2024, Mỹ được kỳ vọng “hạ cánh mềm”, mức tăng trưởng trung bình theo dự phóng của 15 tổ chức phân tích lớn cho thấy có thể đạt khoảng 1,3%. Đây được xem là mức tốt.

Trong khi đó, năm 2023, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không đạt như kỳ vọng đầu năm, hiện cả năm có thể chỉ khoảng 4,7 - 5,0%. Đây được đánh giá là mức thấp hơn tiềm năng của Việt Nam. Năm 2024, kinh tế Việt Nam được dự phóng tăng trưởng tốt hơn khoảng 6%.

Thứ hai, bức tranh lợi nhuận thị trường tạo ra qua thông số EPS cho thấy thu nhập của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam đang chịu ảnh hưởng mạnh. Ngược lại, S&P 500 của Mỹ vẫn tương đối khả quan. Theo Bloomberg, tính 12 tháng gần nhất, EPS của VN-Index đang âm gần 15% - mức thấp nhất khi so với Mỹ và các thị trường lớn ở châu Á.

Chuyên gia của FIDT nhận định, với bối cảnh lợi nhuận như vậy, rõ ràng VN-Index khó có thể vượt trội hay so sánh với chứng khoán Mỹ.

Thứ ba, chứng khoán Việt Nam đặc trưng với nhóm ngành chu kỳ với đại diện là ngành ngân hàng và bất động sản chiếm tỷ trọng cao. Hai nhóm ngành này có tính chu kỳ mạnh cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro khi kinh tế tăng trưởng kém hay rơi vào suy thoái. Do đó, trong bối cảnh nhiều rủi ro hiện nay, các nhóm ngành này thường giảm sâu và ở vùng định giá thấp, dẫn đến hiệu suất của VN-index thấp hơn đáng kể so với các thị trường cân bằng hơn.

Lý do thứ tư là xu hướng dòng tiền. Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, đồng USD tăng giá cũng khiến dòng tiền dịch chuyển về Mỹ. Theo đó, thị trường đã ghi nhận xu hướng dòng tiền rút khỏi các thị trường mới nổi và trở về Mỹ, điều này khiến chứng khoán Mỹ được hỗ trợ bởi các dòng tiền này tốt hơn.

Chuyên gia chỉ ra 4 lý do khiến chứng khoán Việt Nam lệch pha với Mỹ
Các chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Mỹ liên tục bứt phá trong tháng 12

Bên cạnh đó, xu hướng dòng tiền đầu tư chủ động đang ưa thích các nhóm ngành công nghệ, đặc biệt là AI khiến các thị trường như Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc) và các thị trường ở Đông Á thu hút dòng tiền nhờ nhiều doanh nghiệp công nghệ niêm yết. Trong khi đó, Việt Nam lại không có nhiều công ty công nghệ niêm yết.

Không chỉ riêng Việt Nam, đây là tình trạng chung của các thị trường mới nổi. Vị chuyên gia của FIDT cho biết, nếu so với cùng kỳ năm trước, VN-Index đang tăng 7,15%, đây là mức vượt trội so với các thị trường như Trung Quốc (giảm 13,02%), Thái Lan (giảm 10,96%), Singapore (giảm 4,18%), Malaysia (tăng 0,4%) và chỉ kém Ấn Độ (tăng 15,78%), nên VN-Index vẫn không quá tệ.

Việt Nam đồng pha với diễn biến thị trường chứng khoán khu vực châu Á

Theo ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh TP. HCM của Chứng khoán DSC, trong khi 2 thị trường Việt - Mỹ lệch pha trong giai đoạn này, thì thị trường trong nước lại đang tương đối đồng pha với Trung Quốc và nhiều thị trường Đông Nam Á.

Vị chuyên gia đến từ Chứng khoán DSC nhận thấy có sự phân kỳ giữa các thị trường chứng khoán trên thế giới theo hướng tiêu cực cho châu Á. Tiền chảy mạnh về Mỹ giúp thị trường này hiện đang tích cực. Tại châu Á, Ấn Độ là thị trường có được sự nổi trội với kỳ vọng vào sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu trong 10 năm tới.

Trong khi đó, các thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và các thị trường có cấu trúc kinh tế tương tự đang rất kém. Trong thời gian qua, Trung Quốc và các thị trường châu Á liên tục bị rút vốn. Những vấn đề chung nổi bật của các thị trường này là sự khó khăn của thị trường bất động sản, nợ xấu doanh nghiệp và cá nhân, nền sản xuất suy yếu,...

Mặt khác, nội tại trong nước dường như cũng không được như kỳ vọng của khối ngoại. Tại Việt Nam cũng có nhiều vấn đề tương tự. Thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi rõ rệt và nợ xấu bất động sản, trái phiếu, các sai phạm trong quá khứ liên quan đến ngành ngân hàng,... là những vấn đề lớn và không thể giải quyết trong một sớm một chiều được.

Chuyên gia chỉ ra 4 lý do khiến chứng khoán Việt Nam lệch pha với Mỹ
Việt Nam đang tương đồng hơn với diễn biến thị trường chứng khoán khu vực châu Á

Bên cạnh đó, ông Huy cũng đưa ra một số dữ liệu cho thấy, sản xuất, tiêu dùng, tổng cầu đang phục hồi chậm. Vị chuyên gia dự đoán đến thời điểm những số liệu thống kê 2023 được công bố, tăng trưởng GDP quý IV vẫn trên đà hồi phục nhưng sẽ thấp hơn so với kỳ vọng.

Ngoài ra, còn phải kể đến việc thiếu cơ hội đầu tư cũng như định giá không hấp dẫn ở nhiều cổ phiếu trụ. Theo quan sát của vị chuyên gia DSC, đà bán ròng vừa qua mang nặng tính rút vốn khi xu hướng bán rất quyết liệt.

Một yếu tố khác là thiếu vắng câu chuyện hay trong ngắn hạn. Nếu như kỳ vọng lớn cho chứng khoán toàn cầu là xu hướng hạ lãi suất, thì các thị trường châu Á có vẻ đã dùng trước kỳ vọng này. Việt Nam cũng đã hạ lãi suất 4 lần và gần như khó có dư địa để cắt giảm thêm nữa.

Theo: taichinh.kinhtechungkhoan.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

1 ngày trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

1 ngày trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

2 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

2 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

2 ngày trước