meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuỗi Long Châu được kỳ vọng trở thành “gà đẻ trứng vàng” cho FPT Retail khi vượt mặt Pharmacity, An Khang về hiệu suất

Thứ sáu, 03/06/2022-21:06
Chứng khoán VnDirect đưa ra nhận định chuỗi Long Châu sẽ là động lực tăng trưởng trong dài hạn cho FPT Retail.

Long Châu được xem là "ngôi sao sáng" của FPT Retail

Theo Nhịp sống kinh tế, trong báo cáo phân tích ngày 31/5 về cổ phiếu FRT của ông lớn bán lẻ FPT Retail cho thấy, công ty chứng khoán VnDirect đã nhận định chuỗi Long Châu sẽ là động lực tăng trưởng trong dài hạn. Hiện tại, thị trường bán lẻ dược phẩm vẫn còn nhiều dư địa cho các nhà thuốc hiện đại phát triển. Vào năm 2021, Việt Nam có khoảng 57.000 nhà thuốc bán lẻ truyền thống chiếm khoảng 85% thị trường còn lại 15% là chuỗi nhà thuốc hiện đại. Có thể thấy, các chuỗi nhà thuốc hiện đại đang dần chiếm lĩnh thị phần của các nhà thuốc truyền thống do đảm bảo nguồn gốc và chất lượng thuốc từ đó tạo dựng được lòng tin cũng như uy tín với người tiêu dùng cũng như tiện lợi cho người tiêu dùng. 


Trong báo cáo phân tích ngày 31/5 về cổ phiếu FRT của ông lớn bán lẻ FPT Retail cho thấy, công ty chứng khoán VnDirect đã nhận định chuỗi Long Châu sẽ là động lực tăng trưởng trong dài hạn
Trong báo cáo phân tích ngày 31/5 về cổ phiếu FRT của ông lớn bán lẻ FPT Retail cho thấy, công ty chứng khoán VnDirect đã nhận định chuỗi Long Châu sẽ là động lực tăng trưởng trong dài hạn

Trên thị trường, hiện tại có 3 chuỗi bán lẻ dược phẩm lớn đó là Pharmacity, Long Châu, An Khang. Trong buổi họp Đại hội cổ đông, Chủ tịch FPT Retail Nguyễn Bạch Điệp dã cho biết hiện tại tổng cửa hàng của 3 chuỗi này chỉ khoảng 3.000 cửa hàng, so với con số 57.000 nhà thuốc thì số này quá nhỏ. Chính vì thế mà ai cũng có phần cho riêng mình và không ai phải cạnh tranh với ai. 

Theo thống kế, doanh thu của chuỗi nhà thuốc Long Châu trong năm 2021 đạt 3.977 tỷ đồng, so với năm trước tăng gấp 3,3 lần và so với năm 2018 tăng gấp 7,8 lần. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 5 tỷ đồng, con số này được ghi nhận đã cải thiện so với mức lỗ 113 tỷ đồng trong năm 2020. Và tính đến cuối năm 2021, Long Châu đã lỗ lũy kế 150 tỷ đồng và ngốn đến 56,7% vốn góp của chủ sở hữu. Trong khi đó, chuỗi nhà thuốc Pharmacity lại tiếp tục lỗ trong năm qua từ đó nâng tổng lỗ lũy kế lên 1.374 tỷ đồng, vượt qua vốn điều lệ là 927 tỷ đồng. Còn chuỗi nhà thuốc An Khang của Thế giới Di động cũng chưa đạt đến điểm hoàn vốn.

Cùng với tốc độ doanh thu tăng mạnh và bắt đầu có lãi, hiện Long Châu đang trở thành động lực tăng trưởng và dần đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh của FPT Retail. Theo đó, tỷ trọng đóng góp trên tổng doanh thu của mảng bán lẻ dược phẩm cũng ghi nhận tăng mạnh dần qua các năm từ 3% năm 2019 lên 17,6% trong năm 2021. Còn trong quý 1/2022, chuỗi đã ghi nhận đạt doanh thu 2.159 tỷ đồng và đóng góp vào 27% tổng doanh thu của FPT Retail. 

Trong báo cáo của VnDirect cũng nhấn mạnh, hiện tại chuỗi Long Châu đang đi đầu về hiệu quả hoạt động có lợi thế lớn khi ứng dụng công nghệ vào trong việc quản trị và vận hành của các nhà thuốc. Công nghệ cũng giúp cho chuỗi này nâng cao được tỷ lệ tự động hóa nhằm phục vụ cho khách hàng tốt hơn. Song song với đó là đáp ứng nhanh cho nhu cầu mở rộng quy mô như hiện tại. Số lượng cửa hàng của chuỗi vào cuối quý 1/2022 cũng ghi nhận tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 546 cửa hàng. Trong khi đó, chuỗi nhà thuốc An Khang hiện đang có 250 cửa hàng và Pharmacity có gần 1.000 cửa hàng.


Đóng góp doanh thu của Long Châu vào FRT ngày càng tăng
Đóng góp doanh thu của Long Châu vào FRT ngày càng tăng

Đến hiện tại, doanh thu trung bình của Long Châu đạt mức 1,3 tỷ đồng/tháng đối với một cửa hàng trong quý 1/2022, so với năm 2021 tăng khoảng 36% và đang cao nhất trong ngành. An Khang có doanh số đạt 700 - 800 triệu đồng/tháng theo số liệu của VnDirect. 

Chủ tịch FPT Retail Nguyễn Bạch Điệp từng chia sẻ về việc đặt hiệu quả kinh doanh của Long Châu trong Đại hội đồng cổ đông trong năm 2022 như sau: "Phần mình, do Long Châu luôn đặt nặng tính hiệu quả nên chúng tôi hiện có doanh thu trên mỗi shop cao nhất thị trường. Long Châu không giống Pharmacity, chúng tôi không mở rộng quy mô bằng mọi giá mà sẽ cân bằng giữa 2 thứ. Tức là, Long Châu không có dự định sẽ mở rộng chuỗi mãi – từ ngành này qua ngành khác, mà phải song song giữa tăng trưởng – có lời chứ không bất chấp. Khi nào chúng tôi cảm nhận đủ rồi thì sẽ dừng lại". 

Tiềm năng của ngành dược phẩm được hưởng lợi

Bên cạnh yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp, sự phát triển của Long Châu cũng đã được hưởng lợi từ việc phát triển chung của ngành dược phẩm. Trong báo cáo phân tích vào hồi tháng 3 của công ty chứng khoán KB Việt Nam đánh giá mặc dù ngành dược thế giới đang trong giai đoạn bão hòa nhưng Việt Nam lại nằm trong nhóm nước pharmerging còn nhiều dư địa để phát triển. Hãng nghiên cứu thị trường IBM đưa ra dự báo, thị trường dược phẩm Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kép CAGR là 11% trong giai đoạn năm 2021- 2026, độ lớn thị trường tăng trưởng 16,1 tỷ USD vào năm 2026 so với mức 7,7 tỷ USD vào năm 2021 với các động lực tăng trưởng bền vững.

Đầu tiên, chỉ tiêu bình quân trên đầu người dành cho thuốc gia tăng nhờ vào thu nhập của người dân cải thiện cũng như sự quan tâm đến sức khỏe ngày càng cao. Việt Nam được đánh giá là điểm sáng của nền kinh tế thế giới trên vị thế là một trong những nước có mức tăng trưởng GDP cao nhất trên toàn cầu và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ giúp gia tăng thu nhập của người dân cùng với đó là nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao sẽ thúc đẩy việc chi tiêu cho y tế. 



Bên cạnh yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp, sự phát triển của Long Châu cũng đã được hưởng lợi từ việc phát triển chung của ngành dược phẩm
Bên cạnh yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp, sự phát triển của Long Châu cũng đã được hưởng lợi từ việc phát triển chung của ngành dược phẩm

Thứ hai chính là xu hướng già hóa khi dân số của Liên Hợp Quốc dự báo Việt Nam sẽ có tỷ lệ người trên 65 tuổi tăng từ 12% trong năm 2017 lên đến 20% vào năm 2038. Việt Nam hiện tại vẫn đang ở thời kỳ dân số vàng, tuy nhiên thì tốc độ hóa sẽ diễn ra nhanh đã làm gia tăng áp lực lên hệ thống y tế để từ đó mở ra triển vọng tăng trưởng cho ngành dược.

Cuối cùng là tỷ lệ BHYT toàn dân ngày càng cao từ đó giúp đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ thuốc qua kênh ETC. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, mục tiêu trong năm 2021 số người tham gia BHYT đạt 91,56% dân số, dự kiến đến năm 2023 tỷ lệ bao phủ BHYT lên đến 95% là động lực tăng trưởng cho kênh ETC khi người dân ưu tiên việc khám bệnh tại Bệnh viện.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

18 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

18 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

18 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

18 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

18 giờ trước