Chứng khoán Mỹ đã đủ “hời” để thu hút giới đầu tư sau chuỗi ngày bán tháo?
Theo Nhịp sống kinh tế, những đợt biến động tăng giảm liên tục đã khiến niềm tin của các nhà đầu tư với chứng khoán Mỹ hồi phục lung lay.
Đã xuất hiện mức đáy?
Trong phiên 18/5, 1.164 điểm của Dow Jones đã sập khiến thị trường chứng khoán toàn cầu đi đến những tín hiệu tốt. Đóng cửa phiên 17/5, một lần nữa thị trường Mỹ hiện lên sắc xanh. Theo đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 431,17 điểm, tương đương 1,34%, lên 32.654,59. S&P 500 tăng 2,02% lên 4.088,85. Nasdaq Composite tăng 2,76% lên 11.984,52.
Thế nhưng, cú sập ngày 18/5 đã khiến mọi thành quả của vài phiên tăng điểm trước đó biến mất. Dow Jones giảm 3,57%, trong khi Nasdaq giảm tới 5,06% và S&P 500 giảm 4,04%. Những hy vọng của giới đầu từ về thị trường sẽ hồi phục lại sau chuỗi ngày thua lỗ nặng lại vụt tắt.
Trước đó, Dow đã giảm 7 tuần liên tiếp và S&P 500 đang trải qua chuỗi giảm 6 tuần. Kể từ năm 2001, đây đều là mức trượt dài nhất. S&P 500 và Dow đã giảm 14,2 % và 10,1% tính đến này và điều kinh khủng nhất có thể chưa chấm dứt.
Sự tăng nhẹ đã khiến giới đầu tư cho rằng thị trường có thể đã đến mức đáy và đó có thể là thời cơ để họ xuống tiền. Theo chiến lược gia tại National Securities, Art Hogan, “Chúng tôi đã đưa ra dự đoán về đà tăng này vào tuần trước. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn cần chuẩn bị đối mặt với những tình huống xấu nhất”.
Tiềm ẩn những mối đe dọa
Sau cú sập phiên 18 tháng 5, chứng khoán Mỹ đối mặt với nhiều mối đe dọa. Theo nhận định từ chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, “trong trường hợp chúng tôi phải bỏ lại những ngưỡng trung lập sau lưng do kiểm soát lạm phát thì chúng tôi cũng không ngần ngại làm điều đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động đến khi lạm phát giảm xuống và các điều kiện tài chính đi đến mức ổn định nhất”.
Theo dự đoán từ giới đầu tư, vào đầu năm tới, Fed sẽ tăng lãi suất thêm 3%. Nếu lạm phát gia tăng, việc tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 7 là có thể xảy ra, theo Klaas Knot của Ngân hàng Trung ương Châu Âu.
Một số nhà đầu tư đã đề ra câu hỏi rằng “Trong bối cảnh lo ngại nền kinh tế rơi vào suy thoái, liệu chứng khoán có thể duy trì đà tăng hay không?” Tốt nhất là các nhà đầu tư nên cảnh giác với những biến động khó lường của thị trường.
Trong tuần này, hàng hóa đã tăng giá. Từ đó thị trường đã thấy lý do để nuôi hy vọng tăng trưởng, bất chấp giá đều ở mức cao. Ngày 18/5, dầu thô Mỹ tăng 1,64% lên 114,24 USD/thùng và dầu Brent tăng 1,3% lên 113,38 USD/thùng.
S&P Global Ratings nhấn mạnh lo ngại về sự suy yếu của các nền kinh tế lớn trên thế giới và cũng đã hạ dự báo tăng trưởng cho Trung Quốc, Mỹ và khu vực đồng euro. Theo nhà kinh tế trưởng Paul F. Gruenwald, “Các cú sốc tiêu cực bất thường có thể tiếp tục đeo bám nền kinh tế toàn cầu. Căng thẳng Nga Ukraine và lạm phát hóa ra cao hơn so với dự đoán là hai yếu tố tác động đến bức tranh vĩ mô”.
Theo chiến lược gia tại Wolfe Research - Chris Senyek (17/5): “Thị trường vẫn có thể tiếp tục giảm xuống cho dù tuần trước đã ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ và chúng tôi sẽ tận dụng cơ hội để có được vị trí phòng thủ chắc chắn hơn”.
Đối với một số người khác, họ tin rằng sự tăng giá trên thị trường sẽ tồn tại trong ngắn hạn. Chris Murphy của Susquehanna nhận định: “Mức tăng này có thể kéo dài 1-2 tuần và gia tăng thêm vài phần trăm nữa nếu như chúng ta nhìn lại những lần tương tự xảy ra trong lịch sử”.