Chủ tịch Vinhomes: Nhiều doanh nghiệp BĐS phải đóng cửa, phá sản nếu không có giải pháp kịp thời
Theo Zing News, Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững đã diễn ra từ 8-12h sáng 17/2 tại trụ sở Chính phủ và trụ sở UBND các tỉnh, thành phố. Hội nghị được Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì.
Hội nghị này diễn ra trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước đang đối diện với hàng loạt khó khăn, đặc biệt 2 vấn đề lớn nhất cần tháo gỡ là pháp lý và nguồn vốn. Qua hội nghị, doanh nghiệp, các nhà đầu tư và chuyên gia đều kỳ vọng Chính phủ có thể sớm đưa ra những quyết sách rõ ràng, cụ thể giúp thị trường phục hồi trở lại.
Chủ tịch Novaland: Kiến nghị chọn dự án Khu đô thị Aqua City để thí điểm tháo gỡ khó khăn
Sáng nay (17/2), tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tháo gỡ khó và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững nhiều doanh nghiệp bất động sản đã nêu những khó khăn cần tháo gỡ và đề xuất các giải pháp.Thủ tướng chủ trì hội nghị gỡ khó thị trường bất động sản
Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị trực tuyến với sự tham gia của nhiều địa phương, bộ ngành, doanh nghiệp và ngân hàng và các chuyên gia nhằm gỡ khó cho thị trường bất động sản.Tham gia hội nghị có Bộ trưởng các Bộ Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an, Tư pháp; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; các Ủy ban Kinh tế và Pháp luật của Quốc hội; Chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương; Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM. Ngoài ra, Hội nghị còn có sự tham gia của đại diện một số doanh nghiệp như: Vingroup, Sungroup, Hưng Thịnh Land, Novaland, GP Invest, Becamex IDC Bình Dương, Sungroup; ngân hàng quốc doanh Vietcombank, ngân hàng tư nhân Techcombank. Các chuyên gia có mặt tại Hội nghị là ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV kiêm thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia; ông Hoàng Văn Cường - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân và ông Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nền kinh tế nước ta trong thời gian qua ngoài những kết quả đạt được cũng xuất hiện một số vấn đề, nổi bật là về bất động sản. Đây là diễn biến tất yếu của một đất nước đang phát triển. Thủ tướng mong doanh nghiệp và người dân cần bình tĩnh; tuyệt đối không hoang mang và dao động trước khó khăn; cũng không chủ quan và lơ là trước những thuận lợi và thời cơ.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu đánh giá khách quan, trung thực tình hình, phân tích kỹ nguyên nhân, đặc biệt nguyên nhân chủ quan đối với thị trường bất động sản; từ đó Hội nghị có thể đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với đường lối chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
4 nhóm vấn đề đang vướng mắc
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, thị trường bất động sản nửa cuối năm 2022 và đầu năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn về nguồn cung, giao dịch trầm lắng, cơ cấu sản phẩm chưa phù hợp, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn, các dự án phải giãn, hoãn hoặc dừng triển khai, lao động bị cắt giảm đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế và an sinh xã hội.
Ông Sinh cho rằng, có 4 nhóm vấn đề đang vướng mắc, thứ nhất là thể chế và quy định pháp luật, thứ hai là nguồn vốn, thứ ba là tổ chức thực thi pháp luật của các địa phương và cuối cùng là sự lan truyền các thông tin tiêu cực. Bộ kiến nghị tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở và bất động sản, đảm bảo tính đồng bộ và khả thi. Đặc biệt cần tập trung sửa đổi và bổ sung các Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật Chứng khoán…
Ngoài ra, Bộ sẽ trình Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ, nghị định quy định trình tự, thủ tục triển khai các dự án; đồng thời trình Chính phủ xem xét thông qua các Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi. Bộ cũng đề nghị Quốc hội xem xét về việc ban hành nghị quyết thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục giao đất, phát triển quỹ đất cũng lựa chọn chủ đầu tư, quyền lợi của chủ đầu tư, xác định giá bán, giá cho thuê và đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội.
Đồng thời, Bộ xây dựng cũng đề xuất Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản trong việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán; nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu ở từng địa phương để khắc phục tâm lý sợ sai. Bộ còn đề nghị khẩn trương lập danh mục các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng vẫn chưa triển khai hoặc chậm triển khai; kiến nghị kiểm soát, kiểm duyệt chặt chẽ, có hiệu quả các kênh thông tin xã hội không chính xác và không chính thống, đặc biệt là các thông tin có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi cũng như tăng trưởng kinh tế, tăng cường xử lý nghiêm hành vi đưa thông tin không chính xác.
Chủ tịch Vinhomes: Nhiều doanh nghiệp BĐS phải đóng cửa, phá sản nếu khó khăn kéo dài
Theo ông Phạm Thiếu Hoa - Chủ tịch HĐQT Vinhomes, thị trường bất động sản hiện nay đang vướng mắc nhiều vấn đề nổi cộm, điển hình như thủ tục pháp lý phê duyệt của các dự án còn chậm, nguồn cung nhà ở khan hiếm, dòng vốn tín dụng hạn chế, cung cầu lệch pha, trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ không thể phát hành.
Chủ tịch HĐQT Vinhomes bổ sung, bất động sản là lĩnh vực có liên quan mật thiết đến nhiều ngành nghề kinh doanh và chuỗi cung ứng. Một khi bất động sản khó khăn, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nhiều ngành nghề và người lao động…
Nhu cầu sở hữu nhà ở hiện nay của người dân rất lớn nhưng nguồn cung quá ít ỏi, chưa đủ đáp ứng. Do đó, ông Hoa nhấn mạnh: “Nếu khó khăn tiếp tục kéo dài, không có giải pháp kịp thời, sẽ có nhiều doanh nghiệp bất động sản phải đóng cửa hoặc phá sản, nguồn cung nhà ở sẽ càng thiếu hụt”.
Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính sau đó đã yêu cầu các đơn vị phân tích rõ nguyên nhân cũng như bài học kinh nghiệm trong quá trình điều hành, tổ chức và thực hiện tại tất cả chủ thể liên quan. Thủ tướng nhấn mạnh các đại biểu cần nói đúng, nói trúng và nói thật, không bị sức ép về mặt thời gian phát biểu mà ảnh hưởng đến nội dung. Thủ tướng cho rằng, vấn đề của thị trường bất động sản nếu muốn giải quyết cần có tư duy, phương pháp và cách tiếp cận đúng đắn.
>>> Theo dõi chi tiết tại: Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ khó và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”