meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chủ tịch Trần Đình Long: “Hòa Phát sẽ không ngừng tiến lên” dù ngành thép không thuận lợi, kết quả kinh doanh thê thảm

Chủ nhật, 29/05/2022-19:05
Đối với “đứa con” Hòa Phát của mình, Chủ tịch Trần Đình Long có tham vọng rất lớn, không chỉ quy mô đứng đầu tại Việt Nam mà còn vươn xa hơn trên thị trường thế giới. Khi một doanh nghiệp đứng đầu với thị phần đủ lớn, họ không chỉ chủ động được trong giá bán mà còn “ép” được nguyên liệu đầu vào tốt nhất có thể.

Theo Nhịp sống kinh tế, sáng 24/5 đã diễn ra đại hội cổ đông thường niên 2022 của Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG). Là một doanh nghiệp thép đầu ngành, nhiều năm gần đây Hòa Phát luôn thu hút sự chú ý lớn từ giới đầu tư và kinh doanh, nhất là khi ngành thép thăng hoa mạnh mẽ.  

Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long là người trực tiếp đứng ra trả lời các câu hỏi trong đại hội cổ đông. Đáng chú ý, có nhiều nhà đầu tư quan tâm cũng như thảo luận về khối tiền mặt lên tới hơn 46.000 tỷ đồng của Tập đoàn Hòa Phát.

Khi được cổ đông hỏi về mục tiêu lợi nhuận 25.000 - 30.000 tỷ đồng trong năm 2022 (giảm đáng kể so với 2021) nhà lãnh đạo Hòa Phát giải thích rằng: “Chúng ta chỉ là tế bào trong nền kinh tế, mọi người đợi kết quả kinh doanh quý II, quý III và quý IV, tôi nghĩ kế hoạch kinh doanh năm nay sẽ khó. Mọi người sẽ thấy kết quả kinh doanh thê thảm như thế nào vì ngành thép không thuận lợi. Tất nhiên trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào Hoà Phát sẽ cố gắng làm tốt nhất.


Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long là người trực tiếp đứng ra trả lời các câu hỏi trong đại hội cổ đông năm nay
Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long là người trực tiếp đứng ra trả lời các câu hỏi trong đại hội cổ đông năm nay

Trong bất cứ khó khăn nào thì Hoà Phát cũng phải là công ty tốt nhất trong ngành thép, nhưng đề nghị cổ đông rất thông cảm. Trong nền kinh tế chung này, mình không thể khác được”.

Có những nhà đầu tư cho rằng, sẽ rất phí phạm nếu giữ lượng tiền mặt đầu tư nhiều như thế. Họ đưa ra giải pháp về việc chia thêm cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông hoặc chia ra thành nhiều phần, sau đó gửi ngân hàng theo các kỳ 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, … 

Đáng chú ý, có nhà đầu tư gợi ý ban lãnh đạo Hòa Phát học hỏi cách CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã CK: MWG) quản lý tiền “như một ngân hàng”. Đáp lại, ông Long khẳng định: “Rất nhiều người chê Hoà Phát về việc sử dụng tiền, tôi muốn nói là số tiền mặt 46.000 tỷ chúng tôi không thể phiêu lưu được, rất nhiều tổ chức tín dụng góp ý tại sao anh để tiền phí thế, 1 năm kiếm được thêm 400-500 tỷ, nhưng vận mệnh để phát triển Dung Quất 2 là quan trọng”.

Giá thép diễn biến phức tạp, nguyên liệu đầu ra giảm, nhưng giá nguyên liệu đầu vào lại tăng mạnh

Trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay, từng có thời điểm giá thép thế giới lên tới 1.100 USD/tấn, nhưng cũng có khi lùi về 200 - 300 USD/tấn. Thực tế, giá thép dao động lên xuống có chu kỳ. Cứ vài năm một lần, nó sẽ dịch chuyển từ đỉnh sang đáy rồi lại từ đáy lên đỉnh. Chu kỳ dao động của giá thép trong 25 năm qua có tần số rơi vào khoảng 3-4 năm. 

Vì thế, các chuyên gia khẳng định, đáy giá tiếp theo sẽ xảy ra vào giữa năm 2023. Đồng thời, đỉnh giá tiếp theo được dự kiến vào khoảng quý 3 hoặc quý 4 năm 2025. Tuy nhiên theo quan điểm của MCI (Metals Consulting International Limited), giá thép sẽ giảm dần trong năm 2022, sau đó giảm xuống đáy vào giữa năm 2023. 


 
 

Còn theo đánh giá từ Fitch, sau khi đà tăng giá toàn cầu kết thúc thì giá thép thế giới sẽ thoái trào vào năm 2022. Năm 2021, giá thép thế giới năm ở mức 920 USD/tấn, đến năm 2022 sẽ giảm còn khoảng 750 USD/ tấn.

Về tình hình thép trong nước, nhiều doanh nghiệp thép xây dựng tiếp tục giảm giá sản phẩm từ ngày 17/5. Được biết, chỉ trong vòng một tuần, đây chính là đợt điều chỉnh thứ hai. Được biết đến là doanh nghiệp chiếm 32,6% thị phần thép xây dựng toàn quốc năm 2021, Hòa Phát tại thị trường miền Bắc đã giảm thép cuộn CB240 đã giảm 800 nghìn đồng/tấn xuống còn 17,83 triệu đồng/tấn. Bên cạnh đó, thép D10 CB300 cũng hạ 460.000 đồng/tấn xuống còn 18,28 triệu đồng/tấn.

Trong đó, giảm mạnh nhất là thép Việt Nhật với 1,01 triệu đồng/tấn cho loại CB240 và D10 CB300. Sau khi giảm, giá hai loại thép này còn 17,81 triệu đồng/tấn và 17,91 triệu đồng/tấn.

Giá thép đang đà giảm là do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là chiến tranh Nga - Ukraine dẫn tới thiếu thép, nhưng thực tế không như kỳ vọng. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc áp dụng chính sách “Zero - Covid” khiến nhu cầu thép của thị trường này giảm. Chưa kể, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới suy thoái và lạm phát cao cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thép.

Trong sản xuất thép, nguyên liệu thô quan trọng nhất là than cốc và quặng sắt. Trong những tháng qua, giá của 2 loại nguyên nhiên liệu này tăng cao, đặc biệt là than. Từ cuối năm trước, nhu cầu tiêu thụ than của thế giới tăng dần, đặc biệt sau khi căng thẳng Nga-Ukraine bùng phát khiến nguồn cung than không đủ, giá than liên tục đạt các mốc kỷ lục. 

Hòa Phát sẽ không ngừng tiến lên

Trong Đại hội cổ đông năm 2022, Chủ tịch Trần Đình Long nhấn mạnh quyết tâm của tập đoàn chính là “Hòa Phát sẽ không ngừng tiến lên”. Hiện tại, doanh nghiệp có thể sản xuất 8,5 triệu tấn thép, đứng đầu Việt Nam cũng như Đông Nam Á. Tuy nhiên, các nhà máy đã đạt đến giới hạn, sản lượng chỉ có thể tăng trưởng khoảng 3%.


Đối với “đứa con” Hòa Phát của mình, Chủ tịch Trần Đình Long có tham vọng rất lớn, không chỉ quy mô đứng đầu tại Việt Nam mà còn vươn xa hơn trên thị trường thế giới
Đối với “đứa con” Hòa Phát của mình, Chủ tịch Trần Đình Long có tham vọng rất lớn, không chỉ quy mô đứng đầu tại Việt Nam mà còn vươn xa hơn trên thị trường thế giới

Đây chính là nguyên nhân mà Hòa Phát đã triển khai xây dựng nhà máy Dung Quất 2 với công suất 6,5 triệu tấn HRC. Hiện tại, Hòa Phát đã ký được toàn bộ những hợp đồng thầu lớn trong tháng 5 với tổng vốn đầu tư cho dự án là khoảng 80.000 tỷ đồng.

Sau Dung Quất 2, công ty đang nghiên cứu xây dựng nhà máy thép Dung Quất 3, công suất lên tới 6 triệu tấn/năm. Theo đó, tổng công suất của Hòa Phát sẽ nâng lên 21 triệu tấn. Không chỉ sản xuất một phần HRC tại đây, Hòa Phát sẽ sản xuất cả thép U, thép Y. Dự kiến, dự án này sẽ triển khai sau năm 2025.

Dù ngành thép đứng trước nhiều khó khăn trong ngắn hạn, tuy nhiên như những dự báo của các chuyên gia quốc tế, giá thép thế giới sau khi chạm đáy có thể lập đỉnh mới trong khoảng giữa đến cuối năm 2025. 

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển cơ sở, hạ tầng. TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV tính toán rằng, Việt Nam trong giai đoạn 2022-2025 cần 3,15 triệu tỷ đồng/năm vốn đầu tư toàn xã hội. 

Vì thế, việc đầu tư mới của Hòa Phát với nhà máy Dung Quất 2, Dung Quất 3 được nhiều người nhận định là động thái đón đầu làn sóng tăng giá thép trong chu kỳ mới cũng như đón đầu làn sóng “đầu tư công”.


Trong Đại hội cổ đông năm 2022, Chủ tịch Trần Đình Long nhấn mạnh quyết tâm của tập đoàn chính là “Hòa Phát sẽ không ngừng tiến lên”
Trong Đại hội cổ đông năm 2022, Chủ tịch Trần Đình Long nhấn mạnh quyết tâm của tập đoàn chính là “Hòa Phát sẽ không ngừng tiến lên”

Đối với “đứa con” Hòa Phát của mình, Chủ tịch Trần Đình Long có tham vọng rất lớn, không chỉ quy mô đứng đầu tại Việt Nam mà còn vươn xa hơn trên thị trường thế giới. Khi một doanh nghiệp đứng đầu với thị phần đủ lớn, họ không chỉ chủ động được trong giá bán mà còn “ép” được nguyên liệu đầu vào tốt nhất có thể.

Thời điểm hiện tại, mức tiêu thụ thép tại Việt Nam vẫn còn khá thấp, ở mức 240 kg/đầu người. Theo dự báo của lãnh đạo Hòa Phát, con số này có thể tăng lên 350 - 400kg/đầu người. Vì thế, việc gia tăng sản lượng sẽ không gây dư cung, quan trọng là Tập đoàn Hòa Phát có cạnh tranh tốt hay không.

Ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng giám đốc Hòa Phát khẳng định, nhu cầu hàng năm của Việt Nam về HRC rơi vào khoảng 12 triệu tấn, sản xuất trong nước là 11 triệu tấn. Có thể thấy, Hòa Phát sản xuất đến đâu thừa sức bán hết đến đó, thị trường chủ yếu vẫn là nội địa. Không chỉ chiếm lĩnh thị trường nội địa, ông Long chia sẻ tầm nhìn Hòa Phát hướng tới mục tiêu quốc tế hóa, thậm chí mong muốn mở cả nhà máy nước ngoài. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước