meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Choáng” với bí mật của Amazon: Nhà kho “siêu to khổng lồ” cỡ bằng 15 sân bóng, nhân viên làm việc chẳng khác gì robot

Thứ hai, 09/05/2022-14:05
Các siêu nhà kho của Amazon hoạt động mượt mà tại hơn 900 nơi xử lý hàng hóa, thế nhưng các nhân viên của Amazon lại có một cuộc sống không như vậy.

Theo Nhịp sống kinh tế, ông Evan Shobe đến trung tâm xử lý hàng hóa Amazon tại ngoại ô Seattle vào mỗi sáng. Việc của ông là điều khiển 9 màn hình máy tính (QB), cho phép ông giám sát mọi hoạt động trong tòa nhà rộng cỡ 15 sân bóng. 

Siêu nhà kho đặc thù ứng dụng Robot - BFI4

Dựa trên hàng nghìn chấm xanh, có thể thấy các robot vẫn trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Trong khi đó, các chấm vàng tiết lộ hoạt động xếp, dỡ hàng. Dây chuyền đang hoạt động hết công suất để chuyển hàng hóa tới điểm tập kết, nơi rất nhiều các xe tải đang chờ được chất đầy để thể hiện qua mê cung các đường kẻ xanh. Hệ thống này vận hành mượt mà mỗi ngày, tại hơn 900 trung tâm xử lý trên toàn nước Mỹ của Amazon.


Hình ảnh một nhà kho của Amazon
Hình ảnh một nhà kho của Amazon

Nằm ở ngoại ô Kent, Washington, BFI4 là trung tâm xử lý hàng hóa cao cấp nhất của của Amazon. Nơi đây thường đón tiếp các lãnh đạo cấp cao như CEO Andy Jassy, nếu họ bất ngờ muốn khám phá bộ máy vận hành của siêu nhà kho này. Đây cũng là một trong những trung tâm hàng hoá đầu tiên có thể xử lý hơn 1 triệu đơn hàng mỗi ngày, con số gấp 3 lần so với những gì mà Amazon có thể làm trong 10 năm trước.

Nhờ những cải tiến về công nghệ y, Amazon đã đi trước đa số đối thủ bán lẻ truyền thống, như Walmart hay Target. Ngoài những robot đang hoạt động không ngừng nghỉ, Amazon còn nổi tiếng bởi thuật toán. Nó như là một nhóm lệnh hướng dẫn máy tính giải quyết vấn đề phát sinh. Những đơn hàng, điểm đến, loại xe tải, điều kiện giao thông hay lượng nhân viên cần tăng cường đều được quyết định bởi chúng.

Giám đốc BFI4, ông Evan Shobe cho biết: “Để đưa ra quyết định chính xác, chúng tôi dựa vào phần mềm”.

Mỗi giám sát viên có thể quản lý hàng chục nhân viên nhờ tự động hóa. Hồi năm 2012, một giám sát viên nhà kho trung bình chỉ có thể quản lý khoảng 10 nhân viên. Thế nhưng, con số này đã tăng gần gấp đôi sau khi Amazon trở thành gã khổng lồ của ngành bán lẻ.


Amazon chịu chỉ trích vì cách tiếp cận với tự động hóa
Amazon chịu chỉ trích vì cách tiếp cận với tự động hóa

Dù có nhiều lợi ích song cách tiếp cận của Amazon phải nhận nhiều chỉ trích vì vấn đề liên quan đến điều kiện làm việc của nhân công thuê theo giờ.

Các thuật toán của Amazon sẽ cho biết nhân viên làm gì hàng ngày, đặt mục tiêu năng suất và chỉ ra các nhân sự không đạt yêu cầu. Theo đó, cỗ máy này được ví như “cơn ác mộng” với mọi lao động tại đây và họ lo lắng sẽ bị đuổi việc bất cứ lúc nào chỉ với 1 email.

Một cựu kỹ sư của Amazon, Maju Kuruvilla cho biết đôi khi, trung tâm xử lý hàng hóa không tương tác với nhân sự trực tiếp. Điều này xảy ra sẽ khiến Amazon đi xuống. Và đến lúc công đoàn cần can thiệp vì sự thiếu để tâm nhân viên của Amazon.

Trước đây, Jeff Bezos luôn cố gắng để máy móc có thể thay sức lao động con người. Đến nay, tư duy này vẫn được áp dụng trong bộ máy của Amazon với kỳ vọng giúp siêu nhà kho hoàn thành mục tiêu thật năng suất. Nhờ đó, mọi hoạt động được mở rộng nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí.


Nhân viên phải làm việc ít nhất 60 giờ mỗi tuần
Nhân viên phải làm việc ít nhất 60 giờ mỗi tuần

Amazon mua Kiva Systems, một công ty sản xuất robot tự động có trụ sở tại North Reading, Mass vào năm 2012. Để nhân viên không phải đi dọc các lối đi để kiểm hàng hay lấy sản phẩm, các trung tâm xử lý hàng hóa phải thiết kế lại hoàn toàn và đó là lý do mà BFI4 ra đời.

Đây là một trong những trung tâm xử lý hàng hóa đầu tiên mang thiết kế đặc thù ứng dụng robot. Hệ thống theo dõi của Amazon giám sát 3.500 nhân viên và 100 quản lý với độ chính xác gần như tuyệt đối.

Chậm 1s cũng bị xem là SAI SÓT

Thế nhưng, cuộc sống của một số nhân viên trở nên khó khăn hơn vì những dây chuyền lắp ráp công nghệ cao như vậy. Họ kêu ca rằng mình phải tuân theo mục tiêu năng suất không phù hợp vì đó là con số được khuyến nghị bởi thuật toán.

Một nhân viên lâu năm làm việc tại Chicago tâm sự rằng việc lệch mốc thời gian trung bình hoàn thành nhiệm chỉ 1,2s cũng sẽ khiến họ phải nhận đánh giá không tốt từ phía quản lý. Thậm chí, có thể nhận cảnh báo về hiệu suất làm việc. 


Ca làm việc kéo dài 14 giờ là chuyện bình thường ở Amazon
Ca làm việc kéo dài 14 giờ là chuyện bình thường ở Amazon

Một dự luật đã ra đời nhằm giúp nhân viên kho chống lại cái gọi là hạn ngạch tốc độ. Theo những người ủng hộ, họ đồng quan điểm rằng nhân viên bị áp lực và không nghỉ ngơi đủ vì tốc độ làm việc chuẩn chỉnh quá mức.

Một cựu nhân viên Amazon cho biết: “Không phải Amazon muốn đối xử tồi tệ với mọi người. Không bao giờ là như vậy. Chỉ là họ đang quá chú trọng vào thuận toán và quên mất yếu tố con người”.

Do đó, mà nhân viên của Amazon phải làm việc như robot. Business Insider cho biết họ phải làm việc ít nhất 60 giờ mỗi tuần. Dường như không có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
 
Hồi năm 2021, tờ The Guardian đã nói về James Meyers, một cựu nhân viên lái xe giao hàng cho Amazon tại Austin, Texas. Người này cho biết anh phải làm việc trong điều kiện tồi tệ và chỉ gắn bó với công ty 1 năm vì bị quá tải.

Đó là sự áp lực vô cùng khi nhà cung cấp dịch vụ giao hàng không cho phép tài xế trả lại đơn. Meyers chia sẻ rằng nhiều lúc phải đi tiểu trong chai nhựa chỉ vì không có thời gian.


Siêu nhà kho to bằng 15 sân bóng của Amazon
Siêu nhà kho to bằng 15 sân bóng của Amazon

Theo Randy Korgan, Giám đốc Dự án Amazon, nhân viên giao hàng của Amazon chỉ nhận mức lương từ 15 USD/ giờ. Đây là mức thấp hơn nhiều so với mức trung bình mà các lái xe khác nhận được. Các tài xế thường phàn nàn vì bị giám sát quá sát sao từ camera trên xe 24/7 và ứng dụng Mentor theo dõi.

Một nhân viên nữ của Amazon tâm sự: “Những nhân viên nữ như tôi sẽ phải đến các trạm dừng chân để đi vệ sinh nhưng chúng không sẵn có. Đi đến đó cần ít nhất 10 phút và rồi tôi phải báo cáo rõ lý do vì sao chúng tôi chậm tiến độ. Tôi buộc phải mang theo chiếc cốc và giấy lau để đi vệ sinh ngay phía sau buồng lái cho tiện”.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước