Chờ thời cơ suốt những năm qua, đã đến lúc bất động sản Thanh Hóa bùng nổ
Theo Dân Trí, những năm gần đây, quỹ đất tại các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng đang dần cạn kiệt và mặt bằng giá đã thiết lập ở mức khá cao. Vì vậy các nhà đầu tư đang theo xu hướng dịch chuyển sang những địa phương chưa quá phát triển về giá nhưng lại có tiềm năng kinh tế lớn, nhiều dư địa tăng trưởng.
Sở hữu lợi thế về cơ sở hạ tầng hiện đại, các tuyến giao thông đồng bộ, ngành du lịch phát triển. Thanh Hóa đã chiếm trọn sự chú ý của các nhà đầu tư, trở thành mảnh đất tiềm năng mới trên thị trường bất động sản trung tâm vốn đang dần bão hòa. Nhiều chuyên gia đánh giá, chỉ trong vòng vài năm nữa, thị trường Thanh Hóa sẽ thiết lập mặt bằng giá rất cao.
Quý I/2022, nền kinh tế toàn tỉnh Thanh Hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá tốt, nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất toàn quốc. Cụ thể, ba tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt mức 12,93%, xếp thứ 3 trên 63 tỉnh thành trong cả nước.
Thanh Hóa đóng góp 11.761 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, bằng 41,8% dự toán, so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng 55%. Trong đó, thu nội địa ước tính đạt 7.232 tỷ đồng, bằng 42,2% dự toán, tăng 65% so với quý I/2021; Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước tính là 4.529 tỷ đồng, bằng 41,2% dự toán, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể thấy, hầu như các lĩnh vực đều tăng trưởng, thậm chí một số lĩnh vực tăng cao so với cùng kỳ.
Nhiều chuyên gia nhận định, tỉnh Thanh Hóa hiện nay sở hữu nhiều quỹ đất lớn, giá bán cũng ở mức rẻ, hàng loạt chính sách kích cầu du lịch, phát triển kinh tế và hạ tầng xã hội được ban hành và triển khai. Thực tế, hạ tầng giao thông của địa phương đã phát triển với đầy đủ loại hình giao thông gồm đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Thêm vào đó, có cửa khẩu quốc tế với Lào; Cảng hàng không Thọ Xuân, nhà ga được quy hoạch là cảng hàng không quốc tế; Cảng nước sâu Nghi Sơn đang tiếp nhận tàu trọng tải 5 - 10 vạn tấn.
Hơn nữa, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã xác định mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025: Ngành công nghiệp toàn tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 16,4%/ năm; Đạt 12,2%/ năm trong giai đoạn 2026 - 2030.
Trong 3 tháng đầu năm, trước bối cảnh nền kinh tế vẫn ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid - 19. Song, Thanh Hóa vẫn ghi nhận mức huy động vốn đầu tư phát triển tỉnh đạt hơn 32.200 tỷ đồng, bằng 22,3% kế hoạch, tăng 3,1% so với cùng kỳ.
Các hoạt động đối ngoại gắn liền xúc tiến đầu tư cũng được chú trọng hơn. Nhận thấy, nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính đã tìm hiểu và hợp tác đầu tư vào tỉnh. Tính đến hết tháng 3/2022, địa phương này ghi nhận 18 dự án đầu tư trực tiếp với tổng số vốn đầu tư đăng ký mới hơn 881 tỷ đồng và 21 triệu USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chuyên gia nhận định, các yếu tố kể trên đã giúp Thanh Hóa vươn lên trở thành địa phương đạt tốc độ tăng trưởng bất động sản nhanh, năng động hàng đầu khu vực Bắc Trung Bộ. Trong tương lai, thị trường bất động sản nơi đây sẽ mang đến nhiều khoản lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư bắt đầu đón sóng từ ngày giai đoạn này.