Chiến dịch là gì? Tìm hiểu về quy trình để tạo nên chiến dịch truyền thông
Tìm hiểu về chiến dịch là gì?
Chiến dịch là gì? Bạn hiểu như thế nào về chiến dịch. Để hiểu hơn về chiến dịch, hãy cùng tìm hiểu phần khái niệm nhé.
Chiến dịch là gì?
Ngày xưa, trong quân sự chiến dịch là toàn bộ các trận chiến đấu diễn ra trên một chiến trường. Trong một khoảng thời gian, tiến hành theo kế hoạch và sự thống nhất nhằm để thực hiện mục đích chiến lược nào đó.
Ngày nay, chiến dịch được định nghĩa là tập hợp các kiểu quảng cáo chia sẻ ngân sách với mục tiêu đạt được những kết quả cao và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Chiến dịch dùng để tổ chức danh mục sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung ứng.
- Trong tài khoản Google Ads của bạn có thể có nhiều hơn một chiến dịch quảng cáo đang chạy.
- Mỗi chiến dịch có thể chứa nhiều hơn một nhóm quảng cáo.
- Những cài đặt mà bạn có thể đặt ở cấp chiến dịch như ngân sách, ngôn ngữ, vị trí, giúp phân phối cho Mạng Google và một số các cài đặt khác.
- Bạn có thể tạo nên các chiến dịch quảng cáo khác biệt để chạy quảng cáo ở những vị trí khác nhau hoặc ngân sách sử dụng khác nhau.
Đối với những người làm marketing, truyền thông có lẽ đã khá quen thuộc với thuật ngữ chiến dịch truyền thông. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ, hiểu sâu về nó.
Chiến dịch truyền thông là gì?
Chiến dịch truyền thông chính là toàn bộ những nỗ lực của nhân sự phòng marketing, tập trung, khẩn trương để thực hiện công việc trong một khoảng thời gian nhất định. Nhằm thực hiện một mục đích đã được vạch ra trước mà phòng marketing đã đặt ra.
Để nắm rõ hơn về khái niệm này, hãy cùng xem qua một số ví dụ về truyền thông điển hình của một số thương hiệu lớn trên thế giới sau đây:
Chiến dịch “Shot on IPhone” của thương hiệu Apple. Nhằm mục đích quảng bá các dòng điện thoại thông minh của Apple. Chiến dịch này được sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau như quảng cáo trực tuyến và quảng cáo ngoại tuyến, tạo các nội dung gốc được quay trên nhiều loại điện thoại thông minh của hãng,...
Kết quả của chiến dịch là gì? Kết quả của chiến dịch này đã thu hút hơn 12,9 triệu bài đăng. Đây là một quảng cáo thành công nhất mà Apple không tốn một xu cho chi phí quảng cáo.
Chiến dịch “ShowUs” của Dove. Chiến dịch giúp vạch ra khi Dove phát hiện ra rằng 70% phụ nữ trên toàn thế giới không cảm thấy mình được đại diện ở trên các phương tiện truyền thông và quảng cáo. Vì thế, hãng này đã kết hợp với Girlgaze, Getty Images và phụ nữ ở khắp mọi nơi trên thế giới nhằm giúp xóa bỏ về định kiến sắc đẹp.
Chiến dịch hướng đến khai thác nội dung do người dùng tạo ra. Kết quả có hơn 5.000 ảnh được sử dụng và có hơn 650.000 lượt sử dụng để hashtag trên Instagram. Chiến dịch ShowUs dường như đang trở thành cơn lốc xoáy về internet.
Những quy trình để tạo nên một chiến dịch truyền thông hiệu quả
Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt và có rất nhiều biến động giữa các thương hiệu. Do đó, để thương hiệu của mình được tạo ấn tượng và thu hút công chúng là điều rất khó. Vì thế, xác định được nhu cầu của khách hàng và xây dựng một chiến dịch truyền thông hiệu quả sẽ là yếu tố giúp thương hiệu làm nên tên tuổi.
Nghiên cứu và phân tích những chiến dịch truyền thông cho thương hiệu
Bước khởi đầu trong quá trình xây dựng chiến dịch truyền thông hiệu quả chính là quy trình nghiên cứu, phân tích nhằm đánh giá được thực trạng của thương hiệu. Từ đây, xác định được những vấn đề và xây dựng kế hoạch mục tiêu truyền thông cho doanh nghiệp.
Cụ thể từng bước chúng ta cần nghiên cứu và xác định rõ 2 vấn đề sau đây:
- Xác định đối tượng truyền thông mà thương hiệu muốn hướng đến: Đối tượng mục tiêu cần truyền thông chính là những khách hàng quen thuộc, nhóm khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, đối tượng truyền thông có thể là một cá nhân hay một tổ chức nào đó.
- Xác định các mục tiêu truyền thông cụ thể của thương hiệu: Để đạt được mục tiêu cụ thể doanh nghiệp cần phải thực hiện một chiến dịch truyền thông rõ ràng. Một chiến dịch truyền thông tốt hiệu quả cần đạt được 2 mục tiêu là thay đổi nhận thức và hành vi tiêu dùng của khách hàng.
Sử dụng các chiến dịch để xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Từ đó, thay đổi nhận thức của khách hàng và hướng khách hàng đến sử dụng sản phẩm của mình thay vì của đối thủ. Đối với những người chưa có nhu cầu mua sắm thì kích thích họ có nhu cầu và hướng đến hành động mua sản phẩm.
Một số chiến lược truyền thông hiệu quả
Sau khi đã hiểu về chiến dịch là gì, sẽ phải xác định được chiến lược truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp. 2 bước để xác định chiến lược truyền thông hiệu quả là:
- Thiết kế thông điệp cho chiến dịch. Truyền thông là quá trình truyền tải thông điệp của sản phẩm tới các đối tượng mục tiêu. Do đó, bạn cần xây dựng thông điệp có hiệu quả, đáp ứng được 4 tiêu chí dựa vào mô hình AIDA như sau: Attention - Gây sự chú ý; Interest - Tạo sự quan tâm; Desire - Khơi dậy mong muốn; Action - Thúc đẩy hành động mua sản phẩm.
- Lựa chọn phương tiện để truyền thông. Kênh trực tiếp và kênh gián tiếp là những kênh có thể thực hiện truyền thông. Trực tiếp là kênh được truyền tải thông qua giao tiếp giữa hai hay nhiều người. Gián tiếp là kênh được truyền tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu mà không cần phải gặp mặt và tiếp xúc.
Thời gian và chi phí để thực hiện
Thông thường thời gian thực hiện phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp. Có hai thời điểm tốt để thương hiệu thực hiện các chiến dịch truyền thông đó là dựa vào nhu cầu sử dụng sản phẩm và truyền thông theo mùa.
- Truyền theo nhu cầu sử dụng sản phẩm bạn cần phải chú ý đến vòng đời, ngày tháng phát hành của sản phẩm. Hay trong quá khứ sản phẩm đã có chưa, những thành công và thất bại của sản phẩm khi thực hiện chiến dịch là gì.
- Truyền thông theo mùa là dựa vào các ngày lễ lớn trong năm như lễ tết, các dịp lễ hội.
Mục đích của việc thực hiện các chiến dịch truyền thông
Những chiến dịch truyền thông được thực hiện thông thường sẽ có hai mục đích đó là giúp hình thành nhu cầu của khách hàng và rút ngắn chu kỳ bán các sản phẩm của doanh nghiệp.
Việc giúp khách hàng biết đến doanh nghiệp là một nỗ lực cần có thời gian lâu dài. Những nỗ lực để định vị và thiết lập vị trí thương hiệu đòi hỏi cần có thời gian và sự nhất quán trong những chiến dịch truyền thông.
Rút ngắn chu kỳ bán các sản phẩm của doanh nghiệp. Những chiến dịch truyền thông tốt sẽ giúp nhân viên sale, các đối tác trong kênh phân phối định hình và thu hút lượng khách hàng tiềm năng. Nhờ đó, sẽ rút ngắn được chu kỳ bán hàng cho doanh nghiệp.
Tổng kết
Với những chia sẻ ở trên về chiến dịch là gì cũng như các quy trình tạo nên chiến dịch mà chúng tôi mang đến, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các chiến dịch trong truyền thông. Nếu bạn muốn có thêm những thông tin hữu ích hơn nữa hãy theo dõi các bài viết liên quan khác của chúng tôi nhé!