Châu Âu liên tục đối mặt khó khăn, cách giải quyết nguồn điện cho mùa đông tới là gì?
Áp dụng lệnh trừng phạt với Nga nhưng tự làm khó chính mình
Châu Âu và Nga đang bước vào cuộc chiến năng lượng gay gắt, mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác. Kể từ khi châu Âu quyết định cấm nhập khẩu dầu Nga bằng đường biển vào hồi đầu tháng, đến ngày 28 tháng 6 các lãnh đạo G7 cho biết sẽ tìm giải pháp áp giá trần lên khí đốt vào dầu của Nga. Từ những động thái liên tiếp của cả hai bên cho thấy châu Âu càng vật lộn hơn trong bài toán về năng lượng.
Khí đốt được dùng để sản xuất điện. Bởi vậy chi phí khí đốt cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức định giá của điện. Theo ám chỉ của nước Anh, họ sẽ cải tổ thị trường điện để làm giảm những ảnh hưởng của khí đốt đối với giá điện nội địa.
Với mục tiêu tước đi nguồn thu cần thiết của Nga, các công ty điện lực Pháp cũng đưa ra lời kêu gọi đối với người tiêu dùng hãy cắt giảm sử dụng năng lượng ngay bây giờ. Động thái này cũng nhằm mục đích nỗ lực ngăn chặn cuộc khủng hoảng năng lượng đang rình rập khu vực châu Âu.
Cách đây một tháng, cuộc khủng hoảng này dường như có thể tránh khỏi. Bở lẽ Mỹ tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG và thị phần từ nước này đã tăng từ 6% trong tháng 9/2021 lên 15% trong tháng 5/2021 trong tổng nhập khẩu khí đốt của Châu Âu, dù ngay cả khi Nga giảm từ 40 xuống 24%.
Dù Điện Kremlin đã khóa van với Bulgaria, Phần Lan và Ba Lan vì không chấp nhận thanh toán bằng đồng rúp nhưng khí đốt mà châu Âu cần từ Nga vẫn chảy. Dự trữ khí đốt của lục địa già vẫn tăng lên với tốc độ chóng mặt.
Ngày 8/6 ghi nhận một đám cháy xảy ra. Hậu quả là cảng xuất khẩu khí hóa lỏng Freeport ở Texas (Mỹ) buộc phải đóng cửa. Dự kiến, sự cố gây mất điện này kéo dài 90 ngày. Điều này khiến châu Âu mất đi 2,5% nguồn cung khí đốt.
Khoảng 1 tuần sau, tuyên bố của Tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga - Gazprom được đưa ra rằng họ sẽ cắt giảm nguồn cung cho châu Âu qua đường ống Nord Stream 1 còn 40% công suất. Nguyên do là công tác bảo trì tại Canada chậm trễ vì những ảnh hưởng của chính lệnh trừng phạt. Và kết quả là nguồn cung cho châu Âu giảm 7,5%.
Đường ống từ Algeria, Azerbaijan hoặc Na Uy là những nguồn cung khả thi khác. Thế nhưng, lượng khí đốt cũng chỉ tăng thêm một chút. Việc mỏ khí đốt Groningen của Hà Lan (từng cung cấp lượng khí như Nord Stream nhưng đã bị loại bỏ dần sau khi gây ra động đất) khởi động lại là một vấn đề khá phức tạp nếu xét về mặt chính trị.
Theo tính toán của Công ty tư vấn Rystad Energy, vào cuối tháng 10, các kho khí đốt của châu Âu sẽ đầy 70%, thấp hơn so với mục tiêu của khối là 80%. Bên cạnh đó, người ta lo lắng rằng đường ống Nord Stream sẽ không thể quay về hoạt động với công suất ban đầu sau khi bảo trì vào tháng 7. Nếu đúng như vậy, châu Âu sẽ chỉ có mức dự trữ là 60% khi bước vào mùa đông.
Một câu hỏi đã được đặt ra rằng khả năng giữ ấm của lục địa trong mùa đông sắp tới sẽ ra sao. Việc phát điện từ các nguồn có thể tái tạo bị cản trở vào năm ngoái vì gió không đủ mạnh và hạn hán. Còn lần này, vấn đề là do các lò phản ứng hạt nhân Pháp cần được bảo dưỡng và đang hoạt động với công suất thấp hơn một nửa. Những yếu tố này đã khiến nguồn cung điện của Châu Âu cạn kiệt.
Liệu có cách nào thay thế?
Nhu cầu làm mát tăng lên vì những đợt nắng nóng tại miền Nam. Vào tháng 5, giá điện giao ngay của Pháp trung bình là 197 euro (206 USD) mỗi MWh. Con số này cao hơn gấp nhiều lần so với chỉ 15 euro vào năm ngoái.
Châu Âu có thể sử dụng thương mại để đối phó với tình trạng mất cân bằng. Pháp từng là nước xuất khẩu điện lớn nhất khu vực nhưng lại đang nhập điện từ các nước láng giềng. Tại Đức và Đông Âu, khí đốt bán buôn đã trở nên cạn kiệt vì nguồn cung qua đường Nord Stream giảm. Điều này khuyến khích các dòng chảy từ các quốc gia có biển cảng lớn như Tây Ban Nha và Anh.
Tuy nhiên, tổng nguồn cung cấp nhiên liệu và năng lượng vẫn không thể tăng lên. Đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy tính đoàn kết của khu vực đang rạn nứt. Một thông tin vào ngày 29/6 cho thấy trong trường hợp khẩn cấp, bước đi đầu tiên của Anh sẽ là cắt nguồn khí đốt đến châu Âu.
Các nước đang tranh giành nhau để tìm cách thay thế cho nguồn khí đốt. Trong khi Áo, Anh, Pháp và Hà Lan có thể sẽ hoãn lại việc đóng cửa và mở cửa trở lại đối với các nhà máy điện than thì Đức lại đảo ngược kế hoạch ngừng hoạt động hơn 1/5 số nhà máy điện than vào năm nay. Vào cuối mùa đông, một số nhà máy hạt nhân ở châu Âu cũng có thể tiếp tục hoạt động.
Thế nhưng, khí đốt vẫn có thể tiếp tục chi phối định giá điện, ngay cả khi tất cả những giải pháp này được triển khai. So với chi phí sản xuất điện bằng khí đốt, hợp đồng tương lai cho điện cơ bản (không từ nguồn tái tạo) của Đức tháng 12 cao hơn 25%. Như vậy, thị trường điện vẫn đang trong cơn sốt bị chi phối bởi khí đốt.
Nguồn cung thiếu hụt liên tục cũng đồng nghĩa với việc phải điều chỉnh nhu cầu. Tuy nhiên, các công ty tiêu thụ nhiều điện và khí đốt, như nhà sản xuất thủy tinh, thép, phân bón cũng cần áp dụng việc phân bổ đó.
Những hành động đó có mức độ quyết liệt như thế nào sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố, một là mức tiêu thụ LNG của Trung Quốc sau khi phục hồi từ phong tỏa và, hai là nhiệt độ vào mùa đông năm nay. Sau khi liên tiếp đối mặt với vận đen trong cuộc chiến nhiên liệu với Nga, về cơ bản châu Âu cần một chút may mắn để vượt qua mùa đông sắp tới.