Cảnh sát cơ động là gì? Bật mí về nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát cơ động
Đôi nét về lực lượng cảnh sát cơ động
Định nghĩa cảnh sát cơ động là gì?
Cảnh sát cơ động là một phần trực thuộc thuộc Bộ Công an Việt Nam. Đây là nhóm lực lượng nòng cốt thực hiện các biện pháp vũ trang với mục đích hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn sự trật tự kỷ cương và an toàn xã hội. Đồng thời thực hiện một vài những nhiệm vụ khác theo như quy định của pháp luật Việt Nam.
Cùng với các lực lượng vũ trang khác, cảnh sát cơ động cũng là một trong những lực lượng vũ trang nòng cốt, sẵn sàng bảo vệ an ninh tổ quốc, an toàn xã hội cũng như bảo vệ nhân dân trong mọi tình huống tiềm ẩn nguy hiểm có thể xảy ra trên thực tế.
Thành phần của cảnh sát cơ động
- Cảnh sát cơ động phân chia theo nhiệm vụ cùng chức năng bao gồm các lực lượng đặc nhiệm cùng những đơn vị tác chiến, bảo vệ mục tiêu, lực lượng sử dụng và huấn luyện động vật nghiệp vụ
- Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động cùng lực lượng chiến sĩ cơ động công an trực thuộc thành phố, trung ương. Bao gồm các cơ quan bộ tư lệnh, các đơn vị trực thuộc các cấp cùng các cục nghiệp vụ.
- Lực lượng cảnh sát cơ động và lính nghĩa vụ với nhiệm vụ chính là bảo vệ nhân dân, an ninh tổ quốc, chống tội phạm.
Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của cảnh sát cơ động
Cảnh sát cơ động phải luôn hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương cũng như sự chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an. Tất cả các chiến sĩ cảnh sát cơ động phải tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên và thực hiện nhiệm vụ trong đúng quyền hạn của mình theo quy định pháp luật.
Việc sử dụng các biện pháp vũ trang là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cảnh sát cơ động phải tuân thủ các nguyên tắc, nhằm mục đích tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục để hạ mức dùng các biện pháp vũ trang xuống thấp nhất, tránh gây nguy hiểm cho người dân.
Nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động là gì?
Theo quy định tại điều 7 của Pháp lệnh số 08/2013/UBTVQH13, nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động cụ thể như sau:
- Tham mưu cho cấp trên về công tác vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng cảnh sát cơ động.
- Chống hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn vũ trang, khủng bố, bắt cóc con tin. Đồng thời trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí, giải tán các vụ gây rối, biểu tình trái pháp luật.
- Tổ chức tuần tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiến hành hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ mục tiêu chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, hội nghị, sự kiện quan trọng theo danh mục do Chính phủ quy định
- Tham gia bảo vệ phiên tòa, dẫn giải bị can, bị cáo và hỗ trợ việc bảo vệ trại giam, thi hành các bản án hình sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
- Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, xây dựng, diễn tập các phương án tác chiến, phương án tuần tra, bảo vệ mục tiêu theo chức năng, nhiệm vụ của cảnh sát cơ động.
Những lỗi vi phạm cảnh sát cơ động được phép xử phạt
Bạn cần biết rõ những hành vi vi phạm được phép xử phạt của cscd là gì để chấp hành một cách nghiêm chỉnh hơn.
Người điều khiển oto
Cảnh sát cơ động sẽ tiến hành xử phạt các hành vi bấm còi trong khu vực đô thị và khu dân cư từ khoảng thời gian 22h đêm tới 5h sáng hôm sau (ngoại trừ các xe được ưu tiên). Các trường hợp này sẽ bị phạt từ 100.000 đồng - 200.000 tùy vào mức độ vi phạm.
Các hành vi bấm còi hoặc rú ga liên tục, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiều xa trong khu vực đô thị và khu có đông dân cư (không xử phạt các xe được ưu tiên), phạt từ 600.000 đồng - 800.000 đồng. Nếu đi vào đường cấm, đi ngược chiều sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng.
Lái xe sau khi uống rượu bia, nồng độ cồn trong máu vượt mức cho phép bị xử phạt từ 2.000.000 đồng - 8.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người lái xe có hành vi lạng lách, đánh võng, chạy xe quá với tốc độ quy định, dùng chân điều khiển phương tiện bị phạt từ 7.000.000 đồng - 8.000.000 đồng.
Phương tiện di chuyển là xe máy
Đối với người điều khiển phương tiện xe máy, những lỗi cần xử lý của cảnh sát cơ động là gì?
- Dừng hoặc đỗ xe ở lòng đường làm cản trở giao thông, tụ tập từ 3 xe trở lên ở lòng đường hoặc trong hầm đường bộ, phạt từ 100.000 đồng tới 200.000 đồng
- Chuyển hướng nhưng không giảm tốc độ, không có tín hiệu xi nhan bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng
- Lái xe khi đã uống rượu bia, nồng độ cồn trong máu vượt với mức cho phép, phạt từ 1.000.000 đồng cho tới 4.000.000 đồng tùy vào mức độ
- Điều khiển xe nhưng không gạt chân chống, phạt từ 2 đến 3 triệu đồng
Những khó khăn của lực lượng cảnh sát cơ động
Hầu hết mỗi nghề nghiệp đều có khó khăn riêng mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy và thấu hiểu. Vậy những vất vả của cảnh sát cơ động là gì? Những người cảnh sát cơ động thường phải đi tuần tra vào ban đêm để đảm bảo cho an ninh trật tự, sự bình yên cho cuộc sống của người dân.
Nhất là trong những dịp lễ, tết, khung giờ cao điểm thì cảnh sát cơ động phải trực 24/24 nên có rất ít thời gian bên gia đình vào những dịp này. Hơn nữa, thời gian làm việc vào ban đêm cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro khi có những đối tượng nguy hiểm, manh động, sử dụng các vũ khí nóng, những công cụ gây nhiễm bệnh HIV.
Đã có không ít những trường hợp cảnh sát cơ động thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ. Họ luôn phải đối đầu với những nguy hiểm rình rập để đối lại sự bình yên, an toàn cho nhân dân.
Lời kết
Với bài viết về cảnh sát cơ động là gì? Hy vọng bạn đã hiểu cho những khó khăn vất vả mà lực lượng cảnh sát cơ động đang đối mặt hàng ngày, hàng giờ để bảo vệ an ninh cho đất nước.