Cách phân biệt gạch con sâu
BÀI LIÊN QUAN
Bạn có biết tại sao gạch xây nhà thường có lỗ?Phân loại gạch xây đơn giản mà bạn nên biếtTất tần tật về các loại gạch xây nhà1. Khái niệm về gạch con sâu
Gạch con sâu hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: gạch ziczac, gạch block tự chèn, gạch màu,... Thuộc loại gạch bê tông tự nhiên, nhóm gạch không nung.
Mỗi một gạch con sâu được ra đời phải trải qua công nghệ rung hay còn gọi là ép rung để giúp cho bê tông được lèn chặt theo khuôn mẫu định sẵn, từ đó tạo hình dạng cho từng viên gạch. Trải qua từng khâu chọn lựa nguyên liệu, phối liệu, lực rung ép, phụ gia hay bảo dưỡng kỹ càng mà từ đó mới mang lại độ cứng hay chất lượng của gạch.
Sở dĩ nó được ưa chuộng nhiều vì màu sắc phong phú, mẫu mã đa dạng,, chất lượng tốt, thi công không quá cầu kỳ, không cần phải sử dụng đến vữa hoặc xi măng kết dính, chỉ cần đến các công cụ đơn giản, nhờ vậy mà giảm thiểu được áp lực cho đội ngũ nhân công, đồng thời cũng tiết kiệm kinh phí cho nhiều nhà thầu.
2. Đặc điểm của gạch con sâu
Nhìn chung, loại gạch này được sản xuất chủ yếu từ được sản xuất từ nguyên liệu đá mi, đá, cát, xi măng, bột màu, phụ gia và chất độn,...Thông thường, gạch con sâu đạt độ chịu lực max 200N và thường được dùng lát ngoài trời như lót sân nhà, sân vườn, gạch lát vỉa hè đường, công viên, khu dân cư, sân trường học, khu đô thị mới, khu công nghiệp, resort, bến cảng,...
Do có thiết kế hình zíc zắc uốn éo giống con sâu nên các viên gạch khi được lát xuống đất có độ liên kết mặt bên rất chắc chắn, cũng vì thế mà có tên gọi là gạch con sâu.
Hiện nay trên thị trường, dòng gạch này được chia làm 2 loại là gạch con sâu mặt bóng và gạch con sâu mặt nhám. Kích thước phổ biến của dòng gạch này là 22.5 x 11.5cm và 23 x 11.5cm, về độ dày cũng có hai loại là 6cm và 8cm, trọng lượng mỗi viên gạch tầm 3.1kg.
Tương tự như các loại gạch khác, gạch con sâu cũng có đa dạng về màu sắc như: xám, xanh, đỏ, vàng,...Nhưng thường chúng ta chỉ nhìn thấy 2 màu chính là đỏ và xám, đặc biệt là màu xám, chuyên dùng để lót vỉa hè.
Là loại gạch khá cứng chắc nhờ thiết kế bề ngang dày dặn, thường được lót trên bề mặt đất cát nên rất dễ thi công và khó bị gãy vỡ. Hiện nay gạch con sâu được khách hàng ưa chuộng nhất trong tất cả các loại gạch bê tông tự chèn có lẽ một phần nhờ hình dáng khá thú vị của nó.
3. Ưu điểm và nhược điểm của gạch con sâu
Dù đã xuất hiện trên thị trường được một thời gian khá dài nhưng gạch con sâu vẫn ghi điểm trong mắt các nhà thầu nhờ ưu điểm vượt trội. Nhưng nên cạnh những ưu điểm vượt trội thì ở dòng gạch này vẫn tồn tại một số nhược điểm không thể phủ nhận.
3.1. Ưu điểm
- Như đã giới thiệu ở trên thì khả năng chịu lực của dòng gạch này có thể lên tới mác 200, khó có thể bị vỡ hay bị gãy bởi đây là dòng gạch được nén chặt, chịu được trọng tải lên đến hàng tấn của các dòng xe tải hạng nặng như container, xe bồn,...Chính vì vậy nên gạch con sâu thường được dùng để lát nền trong các bãi giữ xe, nhà xe hoặc bến xe.
- Ngoài ra, độ chịu nhiệt của nó cũng khiến khách hàng và các nhà thầu yên tâm tuyệt đối rất hợp với khí hậu nắng nóng nước ta. Với thiết kế bề mặt dày và cách thi công xếp khít nhau giúp cho tính chất cơ học luôn được giữ nguyên, hoàn toàn không xảy ra tình trạng cong vênh do biến đổi nhiệt độ.
- Là một trong những dòng gạch dễ thi công nhất, không cần sử dụng xi măng hay vữa kết dính, dễ lát, dễ tháo gỡ trên nền mặt cát.
- Với thiết kế bề mặt nhám, nếu sử dụng dòng gạch này để lát sàn hay mặt đường, bạn có thể yên tâm bởi khả năng chống trơn trượt, không thấm nước tối ưu, chống ẩm mốc tuyệt đối.
- Thiết kế đa dạng về màu sắc, bạn có thể thể hiện khả năng sáng tạo của bản thân bằng cách phối nhiều tone màu gạch với nhau để tạo nên một tổng thể kiến trúc thật bắt mắt, thu hút ánh nhìn của người khác.
- So với các dòng gạch block tự chèn khác thì gạch con sâu có độ dày và độ bền vượt trội hơn hẳn, đáp ứng được yêu cầu chuyên dụng của các công trình đòi hỏi chất lượng cao như sân bay, cảng biển, ga tàu,...
- Nguyên vật liệu tạo nên gạch không sử dụng các chất độc hại, không sử dụng vữa xi măng để tạo sự kết dính nên hoàn toàn thân thiện với môi trường.
- Gạch con sâu còn giải quyết nỗi lo của những nhà hoạch định chính sách bởi khả năng chống thấm hút nước, hoàn toàn không gây ngập úng khi trời mưa.
- Ngoài ra, nó có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt, luôn giữ được độ bền màu ổn định, không bị oxi hoá như các loại gạch khác, khả năng chống mài mòn cũng rất tốt.
- Sử dụng gạch con sâu nói riêng và các loại gạch không nung nói chung sẽ làm giảm bớt một phần nào gánh nặng chi phí cho các nhà thầu xây dựng hoặc các gia chủ. Bởi nhìn chung, so với các dòng gạch khác thì giá cả của loại gạch này tương đối dễ chịu, mà chất lượng thì không cần phải bàn cãi. Xứng đáng trở thành sự lựa chọn số một cho người tiêu dùng.
3.2. Nhược điểm
Dù có nhiều ưu điểm như vậy nhưng dòng gạch này vẫn tồn tại những nhược điểm rất lớn khiến các khách hàng và các nhà thầu phải đắn đo suy nghĩ đó chính là do tính chất ốp lát của dòng gạch này là xếp khít nhau theo hình zíc zắc nên nếu muốn tháo ra để sửa chữa thì chúng ta sẽ phải tháo luôn những viên gạch lân cận thì mới có thể ốp lát lại. Thêm một điểm trừ của loại gạch con sâu là khối lượng của nó quá lớn, gây khó khăn trong quá trình vận chuyển và cả thi công. Vậy nên các bạn có thể cân nhắc sử dụng dòng gạch này.
4. Ứng dụng của gạch bánh ú
Dù đã xuất hiện trên thị trường nhiều năm nhưng sức hút của các nhà thầu với dòng gạch này vẫn không hề thuyên giảm bởi tính ứng dụng cực kì cao. Thích hợp dùng để lát cảnh quan ngoài trời, công trình công cộng, khuôn viên gia đình,...
Không chỉ dùng để lát vỉa hè hay mặt đường công viên như chúng ta thường thấy, ngày nay, gạch con sâu đã được ứng dụng nhiều trong công trình xây dựng khác nhau như đường viền sân, đường lái xe, lối mòn đi bộ, từ công trình nhà dân cho đến những kiến trúc thương mại hiện đại.
Ngoài những cái đã kể trên, gạch con sâu còn được sử dụng trong những công trình hiện đại như khu nghỉ dưỡng, khu sinh thái, khu vui chơi,...Tuy vậy nhưng sự hiện đại của gạch con sâu không làm mất đi vẻ đẹp cổ điển của ngôi nhà bạn mà còn tăng thêm vẻ đẹp của sự tinh tế, giản dị của gia chủ.
5. Các bước lát gạch con sâu
Để quá trình lát gạch con sâu trở nên đơn giản, thuận lợi và nhanh chóng thì chúng ta hãy thực hiện các bước sau:
5.1. Chuẩn bị nền
Dù làm bất cứ việc gì thì khâu chuẩn bị cũng vô cùng quan trọng. Đặc biệt là lớp nền khi lát gạch, nếu bạn làm lớp nền không phẳng cũng như không nén chặt thì khi thi công sẽ không được đẹp, bề mặt lớp gạch sẽ bị cong vênh, xiên vẹo, cũng như độ bền không cao.
Để nén nền chặt bạn phải sử dụng đá, cát kết hợp với nước rồi đầm thật kỹ. Bên trên sẽ trải một lớp vữa dày khoảng 3 – 5 cm và phải cán thật phẳng, sau đó sẽ tưới một lớp nước cement lên bề mặt hồ để tạo kết dính.
5.2. Bắt đầu lát gạch
Khi đã chuẩn bị kỹ càng xong phần nền thì chúng ta hãy bắt đầu lát bằng cách đặt các viên gạch lên bên trên, dùng búa cao su gõ nhẹ từng chút một.
5.3. Bước cuối cùng
Khi lát gạch con sâu, các bạn có thể xếp khít chúng vào nhau, dùng thêm một chút hồ chít mạch hoặc không chít. Việc dùng hồ chít mạch sẽ dựa vào mục đích sử dụng của khu vực đó. Ví dụ, đơn giản chỉ là lát sân vườn, vui chơi hay sân nhà mình thì bạn không cần chít mạch, nhưng nếu là nơi đậu container, xe tải hạng nặng thì nên chít mạch để tránh lâu ngày các mạch gạch bị bung ra.
6. Lưu ý khi mua gạch bánh ú
Với những ưu điểm vượt trội mà chúng tôi đã liệt kê ở trên thì chúng tôi cũng có một lưu ý nhỏ dành cho bạn cân nhắc trước khi mua loại gạch này là khối lượng của loại gạch này khá lớn nên sẽ gây khó khăn trong quá trình vận chuyển và thi công. Ngoài ra thì gạch con sâu là dòng gạch được bán rất nhiều trên thị trường nên không tránh được các cửa hàng mua bán hàng giả hàng nhái, chất lượng không đạt chuẩn. Nếu bạn mua nhầm phải số lượng lớn hàng kém chất lượng thì nó sẽ ảnh hưởng đến cả công trình của bạn. Vậy nên, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi mua hàng và lựa chọn đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng uy tín nhất.
Lời kết
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi tổng hợp được về gạch con sâu. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về dòng gạch này và tìm được cho mình những thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!